Tục ngữ có câu: “3 di vật không để lại, để lại làm hại đời sau”, đó là 3 di vật nào?

Người già trong gia đình qua đời đương nhiên đó là một điều đáng buồn. Người xưa giảng: “Việc tử như việc sinh, việc vong như việc tồn”. Để tưởng nhớ người đã khuất, con cháu thường để lại một số di vật làm kỷ niệm. Tục ngữ có câu: “3 di vật không để lại, để lại làm hại đời sau”. Người ta nói có ba thứ không thể bỏ lại, vậy rốt cuộc là ba thứ nào?

Đầu tiên là ân oán giữa những người thân

Trong cuộc sống, không thể tránh khỏi những ân ân, oán oán, đặc biệt là giữa những người thân, chẳng hạn như mối quan hệ giữa anh chị em trong họ hàng, những hiểu lầm giữa hai thế hệ, v.v. Đối với những người thuộc thế hệ trước mà nói, tình trạng này không phải là hiếm. Một số anh em mâu thuẫn với nhau, thậm chí có thể đến mức đến chết cũng không nhìn mặt nhau.

Tục ngữ có câu: “Gia đình nào cũng có những câu kinh khó đọc”, ân ân oán oán giữa những người thân trong gia tộc, ai cũng nói không rõ ràng, nên không ai hiểu được sự thật nằm ở đâu. Những ân hận tình thù này mà không được giải quyết khi chúng ta còn sống thì thật là đáng tiếc trong cuộc đời. Sau khi người già qua đời, các con cháu nên giúp người đã khuất giải quyết khúc mắc này, để những ân oán này tiêu tan thành mây khói, dù sao người đã khuất cũng đã qua đời, tiếp tục nhắc đến những chuyện của người quá cố cũng không có ý nghĩa gì.

Điều thứ hai là tranh chấp, mâu thuẫn với hàng xóm

Ở vùng nông thôn, hàng xóm với nhau có thể trở thành kẻ thù vì những vấn đề rất nhỏ như tranh giành mảnh đất trồng rau. Tất nhiên, ở các thành phố, việc mâu thuẫn giữa hàng xóm với nhau cũng rất phổ biến. kỳ thực, đó chỉ là những chuyện nhỏ nhặt không đáng kể  trong cuộc sống hàng ngày. Người ta nói họ hàng xa không bằng láng giềng gần nhưng thế hệ lớn tuổi lại bị giới hạn bởi tầm nhìn của mình và thường nâng mâu thuẫn giữa hàng xóm lên mức hận thù.

Nếu sau khi người già qua đời, các con cháu lại tiếp tục mâu thuẫn với hàng xóm xung quanh về những mâu thuẫn mà người qua đời đã để lại khi còn sống thì đó thật đáng tiếc. Chúng ta phải nhớ rằng cái chết giống như một ngọn đèn đã tắt, oan gia nên chấm dứt sẽ tốt hơn là tạo thêm hận thù.

moi quan he hang xom 1
Hàng xóm nên tạo dựng mối quan hệ thân thiết hơn là tăng thêm hận thù. Nguồn ảnh: dungluoi.com

Điều thứ ba là món nợ của người đã khuất đối với người ngoài

Nợ nần giữa những người thân với nhau có thể được miễn do quan hệ tình cảm trong gia đình, nhưng đối với người ngoài thì tuyệt đối không thể xem thường. Đây không chỉ là lòng tự trọng cuối cùng của người đã khuất mà còn là trách nhiệm của con cháu, đừng để người đã khuất mang cái danh là kẻ thiếu nợ.

Người ta thường có câu: “Người chết thì nợ hết”. Bất kể là từ góc độ đạo đức, hay là từ góc độ pháp luật thì câu nói này cũng khó có thể được chấp nhận.

Ví dụ, luật dân sự của chúng ta quy định rõ ràng rằng những món nợ để lại sau khi một người qua đời thì người thừa kế phải trả, nếu không có người thừa kế thì món nợ sẽ được trả bằng di sản của người đã khuất.

Vậy sau khi một người qua đời, thứ gì đáng để lại? Bất động sản, tiền bạc, tài sản? Những điều thật sự đáng để lại là những tư tưởng đạo đức và tinh thần tốt đẹp. Bất động sản một ngày nào đó cũng sẽ sụp đổ, của cải cuối cùng cũng cạn kiệt. Duy chỉ có đạo đức và tinh thần tốt đẹp mới trường tồn mãi mãi. Có lẽ đây là câu hỏi đáng suy ngẫm của mỗi người đang sống như chúng ta.

Đăng Dũng biên dịch