Quan điểm chồng Tây tốt hơn đàn ông Việt của cô gái Hà thành

“Xinh đẹp, thông minh cũng không bằng may mắn. Chọn đúng chồng là hạnh phúc, chọn sai cuộc sống là những tháng ngày buồn nhiều hơn vui mà vẫn phải gắng gượng” – Hien Vu cho biết.

“Xinh đẹp, thông minh cũng không bằng may mắn. Chọn đúng chồng là hạnh phúc, chọn sai cuộc sống là những tháng ngày buồn nhiều hơn vui mà vẫn phải gắng gượng” – Hien Vu cho biết.

Mới đây, bài viết của tài khoản Hien Vu về sự khác nhau giữa chú rể Tây và Việt Nam lúc đưa cô dâu đi thử váy cưới thu hút hơn 20.000 like (thích), 6.000 chia sẻ, cùng 3.000 bình luận trái chiều.

Bằng cách đưa ra các so sánh thái độ và cách ứng xử, cô khẳng định, đàn ông nước ngoài vượt trội hơn nam giới Việt ở nhiều mặt.

Theo đó, Hien Vu chia sẻ câu chuyện một chàng trai ngoại quốc cùng bạn gái Việt đến cửa hàng váy cưới của cô để thử đồ. Thiếu nữ có nhan sắc bình thường, vóc người nhỏ nhắn, ăn mặc giản dị. Cặp đôi đã đính hôn ở nước ngoài, giờ về Việt Nam họ tổ chức đám cưới lần nữa.

Điều gây ấn tượng với Hien Vu là trong suốt quá trình chọn đồ, chàng trai tỏ ra rất vui vẻ và nhiệt tình. Anh luôn dành cho người yêu các lời khen như “my love, I love you”, “my love, so beautiful”… Ngay cả cách nhìn bạn gái, ánh mắt anh cũng ấm áp, thể hiện sự quan tâm.

“Thế mới nói, đàn ông nước ngoài khác Việt Nam ngay trong cách cư xử. Mình đã gặp rất nhiều chú rể Việt đưa cô dâu đến thử váy cưới nhưng cả buổi chỉ cắm mặt vào điện thoại. Hay những anh chàng ngồi đợi mà nhấp nhổm không yên, cứ giục giã về sớm…

Ở nước ngoài, người ta hay lắm, lúc nào đàn bà cũng được coi trọng và ưu tiên. Còn ở Việt Nam, đàn bà luôn xếp sau đàn ông, định kiến muôn đời không thay đổi được. Phụ nữ luôn sống và hy sinh vì chồng, còn chồng có vì họ không, có lẽ ai cũng tự đặt hỏi trong đầu” – cô viết trên trang cá nhân.

Từ câu chuyện này, chủ nhân bài viết cho rằng, xinh đẹp, thông minh cũng không bằng may mắn. Chọn đúng chồng là hạnh phúc, chọn sai cuộc sống sẽ là những tháng ngày buồn nhiều hơn vui, mà vẫn phải gắng gượng.

{keywords}Chia sẻ của Hien Vu hiện trở thành tâm điểm trên mạng. Trong bài viết, cô còn chia sẻ: “Đàn ông Việt mà bớt sĩ diện, bớt gia trưởng chắc con gái chúng mình sẽ hạnh phúc lắm”. Ảnh: FBNV.

Trước những quan điểm và phán xét thẳng thắn của Hien Vu, nhiều người tỏ ra đồng tình. Một số phụ nữ hiện đại chia sẻ, việc chọn chồng Tây bây giờ không còn là xu hướng sính ngoại. Bởi họ biết cách quan tâm, tinh tế trong ứng xử với phái đẹp hơn những đàn ông Việt.

Thành viên Đào Hồng bày tỏ: “Tôi từng gặp qua không ít đôi đi mua chăn ga gối đệm cho hôm cưới. Vợ thì hào hứng, chồng lại ngoảnh mặt làm ngơ, hỏi cứ ừ ừ, trả lời cho có, mình thích như nào kệ mình. Chán luôn. Thế thà đi một mình cho nhanh, dắt thêm của nợ mua bực vào người”.

Bên cạnh đó, một số dân mạng hiện tranh cãi gay gắt về vấn đề này. “Chưa chắc lấy chồng Tây đã hạnh phúc, cũng không hẳn lấy chồng Ta là bất hạnh.

Cuộc sống là lựa chọn của mỗi người. Phái đẹp hạnh phúc khi tìm được một người đàn ông biết tôn trọng, yêu thương. Đời con gái sướng hay khổ ở cách đàn ông đối xử với họ, không phải người chồng đấy là Tây hay Ta” – tài khoản M.Đ tâm sự.

Trao đổi với Zing.vn, tác giả bài viết cho biết, cô tên Vũ Thu Hiền, sinh năm 1988, hiện là chủ một cửa hàng váy cưới tại Hà Nội. Cặp đôi chồng Tây – vợ Việt đến cửa hàng cô thử trang phục cách đây 3 ngày. Cô gái 27 tuổi khẳng định, cô không quan tâm đến các luồng ý kiến của dư luận.

“Đây là câu chuyện có thật và diễn ra ngay tại cửa hàng tôi. Chứng kiến sự việc, tôi rất ngưỡng mộ tình yêu của đôi vợ chồng trẻ. Tôi có đủ cảm xúc để viết lên những suy nghĩ này và cả sự tôn trọng hai nhân vật” – Hiền nói.

{keywords}

Vũ Thanh Hiền – chủ nhân câu chuyện gây chú ý. Ảnh: NVCC.

Trước nhận định “vơ đũa cả nắm”, 8X cho hay, ở đâu cũng tồn tại người tốt – người xấu, nhưng đa phần bản tính của phái mạnh Việt từ trước đến nay luôn có ít nhiều sự bảo thủ, gia trưởng.

“Đàn ông Tây lại khác, tôi thích cách người ta trân trọng và nâng niu phụ nữ bên cạnh họ, từ ánh mắt cho đến lời nói. Giống như gia đình chị tôi, chồng là người Đức, làm phi công. Lấy nhau 7 năm, có 3 người con nhưng tình cảm anh ấy dành cho chị tôi chưa bao giờ thay đổi” – cô tâm sự.

Vũ Thanh Hiền không ngần ngại chia sẻ rằng, bố cô là người đặc trưng cho đàn ông Việt Nam – bảo thủ và gia trưởng. Tuy nhiên, ông vẫn chăm sóc, yêu thương gia đình trong suốt 30 năm qua.

“Tuy nhiên, phái mạnh nước ta đa phần ít khi thể hiện tình cảm với vợ sau khi cưới. Đó là sự khác biệt” – Thanh Hiền cho biết thêm.

(Theo Zing)

Loại cây có tên rất xấu nhưng lại được sử dụng nhiều để chữa bệnh

Cây cứt lợn, một loại cây có cái tên rất xấu nhưng mang đến nhiều giá trị trong việc chữa bệnh. Loại thảo mộc này có thể dùng chữa viêm xoang, chữa rong huyết sau khi sinh ở phụ nữ, hay có thể dùng gội đầu.

Cây cứt lợn là loại cây gì?

Cây cứt lợn mọc hoang ở khắp nơi và loại cây này thích nghi với tất cả mọi loại đất trồng, bờ ruộng, hay trong vườn nhà, thậm chí cây có thể mọc ở trên vệ đường. Thân cây có màu xanh hoặc màu tím và phủ một lớp lông màu trắng ở bên ngoài.

Lá cây cứt lợn thường mọc đối xứng với nhau, có cuống ngắn, hai bên mép lá cây cứt lợn có hình răng cưa tròn, mặt trên và mặt dưới của lá hoa cứt lợn đều có lông. Khi vò lá ra, đưa lên mũi ngửi thấy có mùi hắc. Hoa cứt lợn thường mọc thành từng chùm ở đầu ngọn và thường có hoa màu tím hoặc màu trắng. Cây cứt lợn mọc quanh năm nên mùa nào cũng sẵn có để dùng.

Tác dụng của cây cứt lợn là gì?

Dẫn lời Lương y Đinh Công Bảy chia sẻ về tác dụng của cây cứt lợn trên Báo Sức khỏe và Đời sống, cỏ cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu. Thường dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng cấp và mãn. Ngoài ra, còn chữa chảy máu ngoài da do chấn thương, sưng, đau, mụn nhọt, ngứa lở, eczema bằng cách dùng cây tươi rửa thật sạch với nước muối, giã nát, đắp lên chỗ đau, hoặc nấu nước tắm rửa.

Liều dùng uống trong 30 – 50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc 15 – 30g cây khô sắc uống.

Loại cây có tên rất xấu nhưng lại được sử dụng nhiều để chữa bệnh - Ảnh 1.

Cỏ cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu

Cây cứt lợn chữa bệnh viêm xoang

Để chữa viêm xoang mũi dị ứng, viêm tai, người ta lấy lá tươi rửa thật sạch với nước muối loãng, xả lại với nước sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, tẩm vào bông bôi vào bên trong mũi đau hoặc ngoáy vào tai đau. Có thể dùng cành lá khô 15 – 30g sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, vừa xông mũi, vừa chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Nhiều bệnh viện đã sử dụng các chế phẩm của cỏ cứt lợn để điều trị viêm xoang mãn tính và dị ứng có kết quả, không gây tác dụng phụ gì đối với cơ thể người bệnh.

Dùng để gội đầu

Người ta còn dùng cỏ cứt lợn kết hợp với bồ kết nấu nước gội đầu cho thơm, trơn tóc, sạch gàu.

Chữa phụ nữ rong huyết sau khi sinh

Dùng 30 – 50g cây cỏ cứt lợn tươi rửa thật sạch, giã nhỏ, chế thêm nước rồi vắt lấy nước cốt, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống liên tục 3 – 4 ngày.

Một số bài thuốc từ cây cứt lợn

Dẫn lời bác sỹ Bùi Vũ Khúc chia sẻ về các bài thuốc từ cỏ cây cứt lợn đăng trên Báo Thái Bình. Để sử dụng hiệu quả lợi ích từ thảo mộc này, bạn có thể tham khảo các bài thuốc sau:

Giảm các triệu chứng của viêm xoang, ho, hắt hơi, sổ mũi

Lấy 30 – 40 gam lá và hoa cứt lợn tươi, (hoặc 20 – 30 gam cây cứt lợn khô), sau đó mang rửa thật sạch, rồi cho vào ấm đổ 1 bát nước, đem sắc kỹ khi còn lại nửa bát, chia làm 3 bữa, uống ấm trước khi ăn. Dùng mỗi đợt từ 5 – 7 ngày, thấy hết triệu chứng, có thể dùng thêm một vài ngày nữa rồi dừng.

Điều trị viêm xoang mãn tính

Lấy một nắm lá và hoa cứt lợn tươi, rửa sạch, tráng qua nước muối để ráo nước. Tiếp đến mang lá hoa cứt lợn đi giã nát lấy nước cốt. Dùng nước cốt đó nhỏ vào mũi mỗi lần từ 2 – 3 giọt, mỗi ngày nhỏ mũi khoảng từ 4 – 5 lần. Lưu ý, dung dịch nước cốt cây cứt lợn khi nhỏ vào mũi cảm thấy rất xót, nhưng sau thấy dễ chịu dần. Một đợt điều trị kéo dài từ 1 – 3 tuần liên tục, nếu thấy triệu chứng giảm dần thì chỉ cần nhỏ mũi ngày 2 – 3 lần, kết hợp với uống nước sắc lá cây cứt lợn.

Xông hơi chữa viêm xoang

Lấy một nắm cây hoa cứt lợn tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi nước, đem đun sôi kỹ. Sau đó lấy khăn trùm kín đầu và thực hiện xông đầu và mặt khoảng 15 phút. Trong khi xông nên hít thở từ từ thật sâu để có thể đưa tinh dầu của cây cứt lợn vào sâu vào các hốc xoang giúp tiêu diệt ổ viêm và làm thông tắc nghẽn, giảm ho.

Chữa rong kinh

Lấy một nắm (50 gam) lá và hoa cây cứt lợn tươi, rửa sạch giã nát cho thêm vào một ít nước ấm, vắt lấy nước uống vào buổi sáng, sau bữa ăn sáng. Ngày uống 1 lần và uống liên tục trong 4 ngày sẽ rất hiệu quả.