Con dâu nhà hàng xóm làm lương 20 triệu/tháng mẹ chồng khen nức nở, tôi đáp lại một câu khiến bà tái mặt

Mẹ chồng suốt ngày đi so sánh tôi với người phụ nữ khác.

Ai đã và đang làm mẹ, hẳn sẽ hiểu được “công việc không lương, không ngày nghỉ” này vất vả đến nhường nào, thậm chí đi làm ngồi văn phòng máy lạnh mát mẻ 8 tiếng còn sướng hơn rất nhiều. Để có thể vừa đi làm, vừa chăm con thì quả thực là một bài toán khó tìm ra lời giải.

Tôi lấy chồng và làm mẹ đã được 2 năm. Suốt khoảng thời gian này, tôi không đi làm ở đâu cả mà làm mẹ toàn thời gian. Trước khi sinh con tôi cũng đã bàn với chồng, và vợ chồng đều đồng lòng trong chuyện này. Chồng tôi là người tốt tính nên anh rất hiểu cho hoàn cảnh của vợ, chưa bao giờ tôi thấy anh phàn nàn về việc vợ chỉ ở nhà chăm con không kiếm được đồng nào.

Con dâu nhà hàng xóm làm lương 20 triệu/tháng mẹ chồng khen nức nở, tôi đáp lại một câu khiến bà tái mặt-1

Ảnh minh hoạ

Từ trước đến nay mọi chuyện vẫn ổn, cho đến khi mẹ chồng được đón lên ở với gia đình tôi để tiện cho việc khám chữa bệnh trên thành phố thì đủ thứ chuyện phát sinh. Lớn nhất vẫn là mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu. Tôi đã nghe nói về chủ đề này nhiều rồi nhưng đến bây giờ mới được trải nghiệm. Quả thực nó không dễ dàng gì.

Mẹ chồng thường khoe với tôi về những đứa cháu giỏi giang trong gia đình, có công việc và lương bổng ổn định. Đứa nào cũng có nhà có cửa, có xe riêng. Mặc dù không nói thẳng ra, nhưng tôi biết bà đang nhắc khéo con dâu. Mỗi ngày bà đều kiếm những câu chuyện xoay quanh vấn đề kiếm tiền, làm giàu, riết rồi tôi cũng khá bực bội và khó chịu trong lòng nhưng vẫn giữ im lặng chứ không phản ứng gì.

Mãi cho đến một ngày khi bà từ nhà hàng xóm trở về, trong bữa cơm trưa hôm đó mẹ chồng tôi đã liên tục khen ngợi chị hàng xóm đa tài, vừa giỏi kiếm tiền lại vừa giỏi chăm con. Lương chị ấy mỗi tháng lên đến 20 triệu đồng, và mẹ chồng luôn miệng khen nức nở, thậm chí còn bảo gia đình chồng chị ấy có phúc lắm mới rước được một cô con dâu hoàn hảo như thế.

Nói đến mức này, tôi biết mẹ chồng đang cố tình mỉa mai mình nên quyết định không nhẫn nhịn nữa. Tôi trút hết nỗi lòng của mình khiến bà ấy tái cả mặt. Tôi bảo vì bà mới chuyển lên đây sống thì làm sao nắm được hết tình hình nhà người ta, chị hàng xóm kiếm tiền giỏi nhưng đánh đổi lại là sẽ không hoàn hảo trong vai trò của một người mẹ.

Chị ấy chỉ suốt ngày khoe ra những điểm tốt, còn điều xấu thì giấu nhẹm đi. Chỉ lo kiếm tiền mà bỏ bê con cái, ngày nào cũng đi sớm về khuya, đến nỗi con trai ghét mẹ và đứa trẻ nhà hàng xóm ngày càng ngỗ nghịch khiến ai trong khu này cũng ghét, trách mẹ không biết dạy con. Thậm chí sự bận rộn của chị hàng xóm còn khiến chồng chị ta nghi ngờ ngoại tình, và cả hai đã không ít lần gây gỗ, rùm beng cả lên.

Con dâu nhà hàng xóm làm lương 20 triệu/tháng mẹ chồng khen nức nở, tôi đáp lại một câu khiến bà tái mặt-2
Ảnh minh hoạ

Mặc dù tôi biết bản thân cũng không giỏi giang hơn ai, nhưng tôi đã nói thẳng với mẹ chồng rằng tôi rất hài lòng về chính mình. Là một người mẹ, tôi lựa chọn và chấp nhận bỏ lại sự nghiệp sau lưng để ưu tiên cho gia đình. Hai năm nay, con gái lớn lên trong sự đồng hành của mẹ nên con phát triển rất toàn diện, chồng tôi cũng vì thế mà yên tâm ra ngoài kiếm tiền và không phải lo lắng bất kỳ điều gì ở nhà cả.

Dẫu “công việc không lương” nhưng tôi vẫn luôn làm tròn trịa nhất có thể trong khả năng của mình. Tôi bảo mẹ chồng mỗi người vào những thời điểm khác nhau đều sẽ có những lựa chọn, thiên chức cần phải thực hiện. Và 2 năm nay, công việc duy nhất tôi tự hào mình đã làm rất tốt đó chính là làm mẹ toàn thời gian, tôi nghĩ không phải ai cũng dũng cảm chọn đánh đổi mọi thứ để ngồi vào vị trí này.

Nếu đổi ngược lại là chồng tôi ở nhà chăm con, còn tôi đi làm kiếm tiền thì với tôi đó càng là chuyện dư sức, nhưng với chồng tôi thì chưa chắc. Làm thì ai cũng sẽ làm được, nhưng để làm tốt thì cần phải có bản lĩnh và đó là một hành trình dài vô cùng kỳ công. Thử hỏi xem, làm gì có công việc nào thử thách hơn công việc rèn người.

Vả lại kiếm tiền thì đằng nào cũng chả kiếm cả đời, tôi cũng có định sẽ ở nhà mãi đâu. Con lớn thì mẹ cũng phải đi làm kiếm tiền, bắt đầu theo đuổi con đường và cuộc sống riêng của mình chứ ở nhà hoài thì chán chịu sao nỗi. Nhưng có một điều chắc chắn là tuổi thơ con qua đi thì không bao giờ có cách nào để lấy lại được. Qua rồi chính là bỏ lỡ, mà tôi thì không muốn bỏ lỡ để rồi sau này phải hối hận.

Tâm sự từ độc giả hongphuc…@gamil.com

Thông thường các bà mẹ sẽ quay trở lại với công việc sau khi con được 6 tháng tuổi, có người sẽ đi làm sớm hơn. Sau đó mọi việc chăm sóc con sơ sinh hầu như giao phó cho người già ở nhà chăm sóc hoặc bảo mẫu. Việc này đem lại cả nhiều tích cực nhưng cũng có nhiều hạn chế, nhất là các vấn đề phát triển tâm lý, cảm xúc và sức khỏe của đứa trẻ. Chính vì thế không ít bà mẹ đã lựa chọn làm mẹ toàn thời gian.

Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ trong những năm đầu đời được các bà mẹ toàn thời gian chăm sóc luôn có sự phát triển vượt trội ở hai mặt. Các bà mẹ có thể cân nhắc khi nếu có ý định ở nhà chăm con toàn thời gian:

Ổn định về tâm lý

Sợi dây liên hệ giữa người mẹ và con đã được hình thành từ những năm tháng đầu đời. Những đứa trẻ có mẹ đồng hành hàng ngày luôn có sự ổn định về tâm lý. Nếu như con buồn bã thì một cái ôm an ủi của mẹ sẽ xoa dịu cảm xúc của con, giúp con nhanh chóng nguôi ngoai.

Nhiều bà mẹ cho rằng, tại sao khi ở bên con, bé lại hay khóc nhiều hơn. Thực tế, trước mặt mẹ, bọn trẻ được thoải mái bày tỏ cảm xúc vì chúng hiểu có được sự bao dung và an toàn bên mẹ.

Nhưng với một đứa trẻ có mẹ bận đi làm, phải ở với ông bà hay bà vú, chúng sẽ phải đối mặt với những câu nói như: “Nếu con làm vậy, khi về mẹ sẽ mắng”; “Nếu con còn khóc, mẹ về sẽ không yêu con nữa”… Cách nói đó khiến trẻ sẽ thấy sợ mẹ, khoảng cách giữa mẹ và em bé cũng vì thế mà càng lớn dần.

Bên cạnh đó, những câu chuyện hàng ngày của con khi không có mẹ chứng kiến, đợi tối về mới được bày tỏ thì cũng là lúc trẻ đã đi qua thời điểm nhạy cảm cần mẹ nhất, vì thế trẻ sẽ không thực sự cảm nhận được sâu sắc những lời mẹ nói.

So với các bà mẹ ở nhà chăm sóc con, các bà mẹ đi làm thường khó nắm bắt được nhu cầu của con cái hơn, thậm chí đôi khi họ còn bỏ qua những câu chuyện con cần chia sẻ. Dần dần trẻ sẽ không dám bày tỏ suy nghĩ thật của mình, gây ảnh hưởng tới sự sự phát triển tâm lý của trẻ con.

Khả năng tự chăm sóc bản thân

Thực tế ông bà hay có xu hướng nuông chiều trẻ hơn bố mẹ. Nhiều đứa trẻ được ông bà chăm sóc không có khả năng tự xúc ăn, lười đi, thích đòi bế ẵm và không biết chủ động dọn dẹp đồ chơi.

Tuy nhiên, với một người mẹ toàn thời gian, thì quan điểm mọi việc em bé có thể tự làm được sẽ giúp bé hình thành thói quan tự lập từ sớm. Đầu tiên là những ngày đầu ăn dặm đã làm quen với việc ăn dặm tự chủ, sau đó lớn hơn là khả năng tự chăm sóc bản thân. Do đó những em bé này khi đi học mẫu giáo hòa nhập rất nhanh, có thể tự lập và không khiến cô giáo phải mất thời gian chăm sóc nhiều.

Mặc dù vậy, để hi sinh công việc và ở nhà chăm con, với các bà mẹ thực sự là điều căng thẳng. Bên cạnh những khó khăn về tiền bạc, họ dễ trải qua cảm giác tự ti do ít được giao tiếp xã hội, dễ gây stress. Hơn nữa, việc nhà bận rộn nhưng các bà mẹ ít được xã hội ghi nhận, nhiều người còn bị ông bà, thậm chí người không công nhận những vất vả khi họ phải làm việc nhà, trông con mỗi ngày.

Ở nhà nội trợ và chăm con không phải là điều các bà mẹ mong muốn, tuy nhiên với những năm đầu đời của trẻ, việc có mẹ ở bên sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời, là bước đệm vững chắc để con đạt được những thành tựu lớn trong tương lai, giúp các bà mẹ toàn thời gian hiểu rằng, những hi sinh đó không phải là là uổng phí.