Ở Vũ Hán, Hồ Bắc (Trung Quốc), một ông lão đột ngột qua đời. Khi con gái đang chuẩn bị tang lễ cho cha đã phát hiện ra ông lão có số tiền gửi 390.000 NDT trong ngân hàng. Việc rút tiền gặp rất nhiều khó khăn và cần có các chứng chỉ, thủ tục liên quan.
Tệ hơn nữa là cha mẹ của ông lão đã qua đời từ lâu, bằng chứng về quan hệ họ hàng không thể giải thích bằng vài lời. Cô con gái đã phải chạy ngược chạy xuôi để có thể rút được số tiền tiết kiệm của cha. Thực tế, có nhiều gia đình rơi vào trường hợp tương tự.
Ở tuổi 62, sau khi quan sát nhiều người bạn xung quanh, tôi thấy người già không nên nghĩ có tiền tiết kiệm là có cuộc sống hạnh phúc, an nhàn hay coi đó là điều tốt đẹp cho con cháu. Thay vào đó, hãy cân nhắc về lâu dài và hiện tại, đồng thời buộc bản thân phải đánh đổi 50% số tiền tiết kiệm của mình thành những việc sau để cuộc sống minh bạch và cải thiện chỉ số hạnh phúc.
1. Đổi số tiền tiết kiệm lấy phong cảnh
Bên cạnh tôi có một ông già luôn muốn đến thăm núi Lư Sơn. Nhưng ông cứ trì hoãn, một phần vì ngại tiêu tiền, một phần vì nghĩ mình vẫn còn khỏe mạnh và còn có tương lai lâu dài. Mãi cho đến một ngày, ông ngã bệnh và không thể đi lại được, ông mới hối hận.
Có biết bao cảnh đẹp mà chúng ta hằng mơ ước và hằng ao ước. Khi đi làm không có thời gian, chúng bận công việc, bận phải chăm sóc gia đình. Nhưng đến khi về hưu, bạn nên dành thời gian vào việc đi du lịch, thăm thú cảnh vật. Đó có thể không nhất thiết phải là chuyến đi đắt tiền hay vòng quanh thế giới mà hãy đi đến những nơi bạn mong đợi nhất.
2. Đổi tiền tiết kiệm lấy thức ăn ngon
Có một bà già mua một giỏ lê. Về đến nhà, bà phát hiện vài quả lê hơi thối nên lấy ra, cắt bỏ phần thối để ăn phần còn lại. Những quả lê sau cũng bị thối sau vài ngày và bà cũng làm như vậy. Liên tục suốt một tuần, cả rổ lê được ăn hết nhưng vợ chồng bà không kiếm được một quả lê ngon nào.
Bao nhiêu cặp vợ chồng già đang có cách sinh hoạt như vậy? Họ không ăn uống dè sẻn cả đời. Kết quả là chất lượng cuộc sống của họ chưa bao giờ cao. Nhiều người ăn thức ăn thừa, chỉ biết uống nước lọc, ăn đồ hết hạn,… rồi lấy lý do là tiết kiệm nhưng đó là cách tiết kiệm đến đáng thương. Không ít người chỉ dám đi chợ vào chiều muộn để cố tìm thực phẩm nhưng tất nhiên chất lượng kém tươi.
Sau khi nghỉ hưu, bạn nên dành nhiều thời gian hơn để tự sắp xếp các bữa ăn trong ngày. Đôi khi hãy chiều chuộng bản thân mình, sành ăn một chút, bạn sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn rất nhiều.
Bạn có thể mặc đồ đơn giản, giá rẻ nhưng đồ ăn thực sự không nên ăn đồ rẻ. Nó không nằm ở vấn đề chi phí rẻ mà còn cần phải ngon, thoả mãn cơn thèm.
3. Đổi tiền tiết kiệm để lấy sức khoẻ
Thói quen của nhiều người cao tuổi là trì hoãn khi bị bệnh. Một người bạn cùng lớp của tôi – ông Trương đã sống ở khu vực khai thác mỏ lâu năm vì đây là khu cân cư thưa thớt, chi phí sinh hoạt thấp.
Khi ông Trương mới bước sang tuổi 70 đã phải chống nạng nhưng ông vẫn không muốn chuyển lên thành phố sống cùng con cái. Điều đáng buồn nhất là ông luôn cố giấu bệnh tật để tránh làm phiền con cháu.
Bất cứ khi nào con trai và con gái gọi về, ông đều nói: “Được rồi, mọi chuyện vẫn ổn.” Ngay cả khi đang nghe điện thoại, ông cũng kìm nén cơn ho. Cho đến một ngày, ông không thể chịu nổi cơn đau nữa và phải đến bệnh viện. Bác sĩ chẩn đoán ông bị bệnh ung thư. Những chi phí điều trị sau đó đã làm cạn kiệt số tiền tiết kiệm cả đời của ông Trương.
Tại sao chúng ta không đầu tư vào sức khỏe hàng ngày? Tốt hơn hết, người già nên đi khám sức khỏe định kỳ và tìm cách điều trị kịp thời nếu mắc bệnh nhẹ hơn là chịu cơn đau giày vò. Đầu tư cho sức khỏe, hiểu rõ tình trạng cơ thể và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ sẽ giúp người già sống lâu hơn, con cháu họ cũng yên tâm hơn.
4. Đổi tiền tiết kiệm để lấy tình cảm gia đình
Sau khi nghỉ hưu, nhiều người già sẽ chăm sóc con cháu. Đây là một điều tốt và phản ánh mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình. Nhưng những người già về hưu lại không muốn chi tiền tiết kiệm để chăm sóc con cháu bằng hành động ấm áp. Chẳng hạn họ không muốn góp tiền sinh hoạt, không lì xì cho các cháu, không có phần thưởng,…
Nếu bạn đang dư dả, có khoản tiết kiệm thì đừng nên hà tiện tiền bạc với con cháu. Chút tiền bỏ ra nhỏ hơn rất nhiều so với lợi ích mang lại, đó là giúp hàn gắn các thành viên, giúp không khí gia đình trở nên vui vẻ hơn.
Người vừa có thể tiêu tiền vừa kiếm được tiền là người hạnh phúc nhất, vì người đó được hưởng hai loại hạnh phúc. Tuổi thọ của một người thường chỉ có vài thập kỷ. Đừng nghĩ rằng bạn có thể trường tồn. Có tiền tiết kiệm là sự tự tin nhưng nếu bạn không bao giờ tiết kiệm tiền thì sự tự tin này sẽ không trở thành phước lành.
Chỉ cần bạn có kế hoạch và không tiêu tiền bừa bãi, cuộc sống những năm cuối đời sẽ không tệ. Mục đích ban đầu của việc tiết kiệm tiền là để bạn được hạnh phúc trong những năm sau này. Sau khi làm việc chăm chỉ trong phần lớn cuộc đời, đã đến lúc người già nên tận hưởng cuộc sống.
Theo Toutiao