Đinh phản quang là vật liệu giao thông không thể thiếu ở hầu hết mọi tuyến đường. Nhờ vật dụng này mà những người tham gia giao thông có thể di chuyển theo đúng làn đường của mình và tránh được những đoạn đường nguy hiểm dù là trong đêm tối. Trong bài viết dưới đây, G-TECH sẽ giúp bạn có thêm thông tin về đinh phản quang nhựa – một vật liệu được sử dụng khá phổ biến hiện nay nhé!
Đinh phản quang nhựa được dùng trong giao thông
Đinh phản quang là gì?
Đinh phản quang (hay còn gọi là đinh đường) là một sản phẩm thuộc danh mục thiết bị an toàn giao thông. Đinh đường phản quang được sử dụng để lắp đặt trên các tuyến đường nhằm mục đích phản chiếu ánh sáng giúp những người tham gia giao thông nhận biết được những con đường uốn lượn từ đó dễ dàng định hướng được hướng đi mà không lo đi sai làn hay xảy ra các tình trạng tai nạn.
Tác dụng đinh phản quang nhựa
Như định nghĩa đã nói, đinh đường phản quang giúp người tham gia giao thông dễ dàng nhận thấy được đúng làn đường của mình cũng như dễ quan sát ngay cả khỉ ở xa nhờ khả năng phản quang của tấm phản quang trong đinh phản quang nhựa.
Do đó, đinh đường có tác dụng vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường, đặc biệt là các tuyến đường ít được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng vào ban đêm.
Ngoài ra, đinh phản quang còn được kết hợp với các thiết bị an toàn giao thông như sơn kẻ đường phản quang, biển báo giao thông, đèn tín hiệu giúp hiệu quả hỗ trợ giao thông được phát huy tối đa.
Cấu tạo các chi tiết của đinh đường phản quang
Thân đinh đường: Thân đinh phản quang nhựa được cấu tạo với mục đích cố định, bảo vệ tấm phản quang và có độ bền phù hợp để không bị vỡ, nứt hay hỏng hóc khi có các phương tiện giao thông qua lại.
Tấm phản quang: Bộ phận này được cấu tạo để đính vào thân đinh đường theo một phía hoặc hai phía.
Chân cắm: Chân cắm được đặt vào lỗ đã khoan trên mặt đường giúp đinh đường không bị xoay hoặc bật ra khi các phương tiện chạy qua.
Phân loại đinh đường phản quang
Các loại đinh phản quang được dùng phổ biến hiện nay
Hiện nay, đinh phản quang nhựa nói riêng hay đinh đường nói chung được phân ra làm 2 loại cơ bản:
Đinh đường cắm – được quy định ký hiệu là A
Đinh đường gắn – được quy định ký hiệu là E
Đinh phản quang phải đảm bảo không có cạnh sắc. Góc giữa mặt tấm phản quang và mặt trên của đinh đường không vượt quá 45 độ.
Ngoài ra, khi dựa vào chất liệu của sản phẩm, người ta còn phân ra những loại như sau:
Chất liệu thân đinh đường: đinh đường loại A dùng vật liệu là hợp kim nhôm hoặc vật liệu không gỉ đáp ứng được các yêu cầu chịu lực thẳng đứng theo tiêu chuẩn đinh phản quang, đối với đinh phản quang nhựa dùng vật liệu là nhựa PC hoặc nhựa PMMA.
Chất liệu tấm phản quang: là nhựa polycacbonat hoặc nhựa PMMA có khả năng phản quang theo quy định của tiêu chuẩn.
Chất liệu chân cắm: vật liệu được làm từ hợp kim nhôm hoặc kim loại không gỉ đáp ứng được các yêu cầu chịu lực theo quy định.
Nguồn : https://gtechvnn.com/