Mẹ cҺồпg ƌưɑ Һết lươпg Һưu cҺo Ԁȃu út cầm пҺưпg kҺι ṓm ЬệпҺ lạι muṓп Ԁȃu cả cҺăm: HàпҺ ƌộпg Ԁứt kҺoát củɑ 2 пgườι coп Ԁȃu kҺιếп Ьà suү sụρ
Nghe em dȃu trình bày xong, tȏi ᵭứng bất ᵭộng, khȏng biḗt phải thṓt ra cȃu gì.
Tôi lập gia đình đã gần 10 năm. Nhà chồng tôi có hai anh em trai, chồng tôi là anh cả, dưới chồng tôi là một cậu em trai đã lấy vợ sinh con. Từ ngày mẹ chồng tôi nghỉ hưu, chuyển sang ở cùng vợ chồng em trai, còn đưa hết tiền lương hưu cho vợ chồng em trai giữ, tôi với mẹ chồng hầu như chẳng có liên lạc gì với nhau cả. Mấy dịp như lễ Tết hội hè, hoặc là tôi về nhà mẹ đẻ nghỉ ngơi, hoặc là tôi tự nằm ở nhà mình. Không phải là tôi ghét mẹ chồng mình, mà là tôi không thích cái kiểu bà cứ thiên vị cả nhà em trai như vậy.
Chồng tôi và cậu em trai chỉ cách nhau 2 tuổi, thế nhưng những gì hai anh em được nhận lại cách nhau một trời một vực. Lúc chồng tôi kết hôn, mẹ chồng nói điều kiện trong nhà không tốt lắm, không đủ khả năng mua nhà mới, xe cộ này nọ, tôi cũng đành bỏ qua, không kì kèo gì nhiều, vẫn vui vẻ lên xe hoa về nhà chồng. Thế nhưng lúc em trai cưới vợ, mẹ chồng lại đi vay mượn của hàng xóm mấy trăm triệu, tổ chức một hôn lễ cực kì long trọng, đã thế còn vung tay mua một căn nhà mới trong khu chung cư cao cấp cho vợ chồng em trai ở.
Tôi và em dâu cùng mang thai một lúc, thế nhưng mẹ chồng thiên vị chỉ muốn chăm sóc em dâu, còn con dâu cả là tôi thì bà chẳng hỏi han câu nào, cứ như người dưng nước lã không có trách nhiệm gì cả. Chủ yếu là do nhà tôi cũng không phải gia đình khá giả gì, nhà em dâu lại giàu có, lắm tiền nhiều của, vừa có nhà trong thành phố, bố mẹ lại làm to có lương cao. Mẹ chồng thấy tôi không phải người giỏi giang, không có tài cán gì, lương cũng không cao, bà cho rằng tôi không xứng với con trai bà nên thường ngày cũng chẳng quan tâm câu nào.
Tôi và em dâu sinh con gần ngày với nhau, tôi muốn mẹ chồng qua giúp đỡ, thế nhưng bà lại bảo em dâu tôi cũng đang sắp đến ngày đẻ, bảo tôi gọi mẹ đẻ đến mà chăm. Nghe mẹ chồng nói vậy, tôi tức giận vô cùng, mẹ chồng thiên vị em dâu quá đáng ngang nhiên như thế khiến tôi cực kì thất vọng. Từ đó trở đi, quan hệ giữa tôi và mẹ chồng không nóng không lạnh, rất ít khi liên lạc với nhau. Mà dù cho có như vậy thì mẹ chồng tôi cũng chẳng quan tâm, dù sao bà cũng có vợ chồng con trai út dưỡng già cho rồi, hầu như là không phải lo lắng về cuộc sống sau này nữa.
Mẹ chồng sống với vợ chồng em trai, chăm sóc hai đứa cháu nội 8,9 năm, vừa bỏ tiền lương hưu vừa bỏ sức, ngày nào cũng bận rộn từ sáng đến tối. Thấy vậy, tôi bảo chồng dừng việc đưa cho bố mẹ chồng 10 triệu mỗi tháng làm phí sinh hoạt, bởi dù sao chỗ tiền ấy tuy đưa cho bố mẹ chồng, nhưng cuối cùng lại vào hết tay vợ chồng cậu em trai mà thôi. Chồng tôi hiểu ý vợ nhưng lại gạt đi, nói rằng chúng ta đều là người một nhà, giúp đỡ chăm sóc em trai một chút cũng không sao, không đáng để kì kèo nhiều như thế. Thấy chồng nói vậy, tôi cũng chẳng ngại nói thẳng, anh mà không đưa thẻ lương cho em thì vợ chồng ly hôn. Từ ngày chồng nộp thẻ lương cho tôi giữ, tôi biết anh ấy vẫn lén lút giấu tôi đưa tiền cho bố mẹ. Tôi cũng không muốn ép chồng quá đáng, vì dù sao cũng là bố mẹ đẻ của anh ấy, thế nên tôi đành mắt nhắm mắt mở cho qua.
Có thêm sự trợ giúp của bố mẹ chồng, gia đình cậu em trai sống rất sung sướng, lúc thì đưa nhau đi du lịch xa, lúc thì đi dạo chơi ở trung tâm mua sắm. Dù sao thì tiền chăm con đã có ông bà gánh hộ rồi, lương của hai vợ chồng cộng lại tha hồ nhàn nhã tiêu pha.
Cứ nghĩ cuộc sống sẽ tiếp tục như vậy, nhưng không ngờ mẹ chồng do tuổi tác cao, trong người nhiều bệnh vặt mãi không dứt, lúc ở nhà em trai chăm cháu không cẩn thận trượt chân ngã nên phải vào viện chữa trị. Tôi và chồng mang theo các loại thực phẩm bổ dưỡng đến bệnh viện thăm bà, chẳng ngờ cô em dâu tám kiếp chẳng liên lạc gì lại cực kì nhiệt tình rút ra một tấm thẻ ngân hàng đặt lên trước mặt chúng tôi rồi nói bây giờ đến lượt vợ chồng anh chị hiếu thảo với mẹ rồi.
Nghe em dâu trình bày xong, tôi đứng bất động, không biết phải thốt ra câu gì, bởi tôi biết cô em dâu này trong lòng lúc nào cũng nhớ mong tấm thẻ trả lương hưu của mẹ chồng, thế mà hôm nay lại tốt tính giao nộp cho chúng tôi cơ đấy. Sau khi bình tĩnh lại, tôi không nhận tấm thẻ đó, chỉ kiên nhẫn nói với em dâu: “Tấm thẻ này vợ chồng chú thím cứ giữ lại đi, mẹ vì cả nhà chú thím mà vất vả sớm khuya bao nhiêu năm nay, giúp chú thím đỡ được bao nhiêu việc, chú thím cũng nên chăm sóc mẹ mới phải”.
Tôi thấy mẹ chồng mắt kinh ngạc nhìn con dâu út, có lẽ bà không ngờ khi bà ốm thì dâu út lại đẩy bà đi như thế. Sau đó bà quay sang nhìn tôi và bảo tôi ở lại chăm bà ít hôm. Y tá trong bệnh viện không hiểu ý bà khiến bà rất bực bội.
Thấy mẹ chồng như vậy, trong lòng tôi thầm nghĩ, sao lúc đầu tôi sinh con ở cữ cần người giúp đỡ chăm sóc thì mẹ chồng lại bận rộn ở nhà cậu em trai, chẳng thèm hỏi thăm con dâu cả với cháu nội bà. Đến giờ con dâu út thấy mẹ chồng chẳng còn giá trị gì nữa mới đẩy cái thẻ ngân hàng ra, muốn con dâu cả chăm mẹ ốm, trong khi dâu út tiêu tiền như nước, vậy mà giờ cũng chẳng buồn ngó đến thẻ của mẹ chồng.
Tôi chẳng buồn tranh cãi với mấy mẹ con họ, chỉ lặng lẽ rời khỏi bệnh viện về nhà. Đáng lẽ hôm nay tôi không nên đến thăm mẹ chồng, không đến thì đã không gặp phải chuyện nhức đầu như thế rồi. Về nhà được nửa tiếng thì chồng tôi gọi điện bảo tôi mau chóng xin nghỉ phép để chăm mẹ ốm, đừng có kì kèo nhiều nữa, chuyện cũ rồi thì để nó qua đi, đừng ghim mãi trong lòng thế.
Nghe xong điện thoại, tôi chán không thèm cãi nhau, chỉ lẳng lặng thu dọn hành lý, đưa các con về nhà mẹ đẻ. Tôi cũng nên nghĩ cho bản thân mình, chăm mẹ chồng rồi đến lúc khỏe mạnh, bà lại về chăm cháu cho dâu út, đâu đến lượt tôi được nhờ vả gì.
Mấy ngày sau đó, tôi nghe nói, em dâu út cũng không đoái hoài gì tới mẹ chồng, chỉ có chồng tôi cứ lật đật chạy đi chạy lại 3 nơi, nhà mẹ vợ – nhà mình và bệnh viện, tôi cũng thấy xót thương anh. Tôi không biết có nên gạt bỏ mọi việc trong quá khứ mà chăm sóc mẹ chồng ít lâu không?