Mỗi lần gia đình tụ họp ăn uống hay ra ngoài nói chuyện với hàng xóm, mẹ chồng lại nhắc đến em gái chồng tôi, khoe rằng được con gái cho 10 triệu mỗi tháng.
Tôi lấy chồng được 2 năm và hiện đang làm nhà thiết kế cho một công ty quảng cáo. Đối mặt với những bản thảo thiết kế đầy màu sắc mỗi ngày, tôi hy vọng mình cũng có một bến đỗ ấm áp, rực rỡ ở nhà. Nhưng, mẹ chồng lại thường xuyên khiến tôi đau đầu.
Mẹ chồng tôi năm nay 58 tuổi, ăn nói thẳng thắn chẳng kiêng nể điều gì bao giờ. Mẹ thường xuyên nhắc tới em gái chồng tôi, cô ấy đã lấy chồng xa.
Lúc đầu tôi không để tâm lắm, nghĩ rằng chẳng qua mẹ chồng nhớ con gái nên mới nhắc đến cô nhiều như vậy. Nhưng dần dần, tôi thấy mọi chuyện dường như không đơn giản như vậy.
Mỗi lần gia đình tụ họp ăn uống hay ra ngoài nói chuyện với hàng xóm, mẹ chồng lại nhắc đến em gái chồng tôi. Dù vô tình hay cố ý, bà luôn “nặn” ra một câu:
– Mỗi tháng con gái tôi đều biếu mẹ 10 triệu. Con bé thật có lòng, thật hiếu thảo. Đẻ được đứa con này đúng là mát lòng mát dạ.
Mẹ chồng tôi thường xuyên khoe được con gái biếu tiền. (Ảnh minh họa)
Ngày hôm đó, có vài người họ hàng xa đến chơi nhà tôi. Mẹ chồng mừng lắm, nói chuyện rôm rả. Khi tôi từ nhà bếp lên phòng khách mời mọi người vào ăn cơm thì lại nghe mẹ chồng khoe con gái.
Bà mở điện thoại ra, bấm vào phần tin nhắn với con gái rồi giơ ra khoe trước mặt mọi người:
– Nhìn xem, con gái lại chuyển tiền cho tôi rồi.
Sau đó, bà không quên liếc nhìn tôi như muốn nói: “Con nhìn xem, đây chính là lòng hiếu thảo”. Hít một hơi thật sâu, tôi cố gắng giữ bình tĩnh và khẽ mỉm cười, che giấu sự không hài lòng của tôi với cách cư xử của mẹ chồng. Tôi tự nhủ mình không được tranh cãi với mẹ chồng trước mặt nhiều người như vậy.
Nhưng đêm đó, tôi quyết định phải làm điều gì đó để giải tỏa sự bức xúc trong lòng. Bởi em gái chồng cho mẹ 10 triệu mỗi tháng thì tiền chúng tôi biếu mẹ đâu ít. Mỗi tháng hai vợ chồng tôi biếu mẹ chồng 5 triệu để bà tiêu vặt, chi phí sinh hoạt hàng ngày, tiền thuốc bổ, sữa,… của mẹ chồng đều cho chúng tôi lo. Thỉnh thoảng khi mẹ chồng về quê hay đi du lịch, chúng tôi còn biếu thêm để bà đi chơi thoải mái. Khi mẹ chồng ốm đau, cũng là tôi một tay chăm sóc chứ em gái chồng ở xa đâu về được.
Tối đó, khi mẹ chồng đang ngồi trên ghế sofa, tay cầm điều khiển tivi chuyển kênh liên tục, tôi cố tình bước vào tầm mắt của mẹ chồng và gọi điện cho mẹ đẻ:
– Mẹ ơi, con mới chuyển cho mẹ 10 triệu. Mẹ vất vả vì con nhiều rồi, nay con có tiền nên muốn báo hiếu mẹ một chút.
Tôi cố tình nói to để mẹ chồng nghe thấy. Lúc đó, chiếc điều khiển tivi trên tay mẹ chồng đột nhiên dừng lại, ánh mắt bà chuyển từ tivi sang tôi, dường như không biết phải phản ứng thế nào.
Mẹ chồng rõ ràng đã bị sốc trước hành động của tôi, khuôn mặt bà đầy vẻ kinh ngạc. Tôi thầm mừng vì cuối cùng cũng tìm được cơ hội phản kháng.
Trước mặt mẹ chồng, tôi đã gọi điện cho mẹ đẻ bảo biếu bà 10 triệu. (Ảnh minh họa)
Những ngày sau đó, không khí trong nhà như bị đóng băng, ngột ngạt đến mức gần như nghẹt thở. Mẹ chòng không nói chuyện với tôi, thậm chí còn tránh nhìn vào mắt tôi. Tôi hiểu lý do tại sao mẹ chồng làm vậy, nhưng tôi cũng không biết phải giải quyết tình thế khó xử này như thế nào.
Chồng đã nhiều lần cố gắng xoa dịu bầu không khí nhưng vô ích. Mỗi bữa ăn đều bắt đầu trong bối rối và kết thúc trong im lặng.
Một buổi tối, đứng ở ban công nhìn những ánh đèn rực rỡ phía xa, tôi chợt nảy ra ý nghĩ muốn nói chuyện thẳng thắn với mẹ chồng. Có lẽ, sự giao tiếp chân thành có thể giải quyết được vấn đề giữa chúng tôi.
Thu hết can đảm, tôi bước đến chỗ mẹ chồng. Bà đang ngồi trên ghế sofa trong phòng khách xem tivi, trong mắt hiện lên sự mệt mỏi và cô đơn, điều mà tôi chưa từng thấy trước đây.
– Mẹ, chúng ta nói chuyện được không?
Giọng tôi run rẩy, nhưng đầy sự kiên quyết. Mẹ chồng ngẩng đầu lên nhìn tôi, trong mắt ánh lên vẻ nghi hoặc:
– Con muốn nói chuyện gì?
– Về việc con gửi tiền biếu mẹ đẻ. Con biết mẹ không vui vì chuyện này. Nhưng con muốn mẹ hiểu tâm trạng của con khi mẹ thường xuyên khoe được con gái biếu tiền. Em gái lo cho mẹ là tốt, nhưng vợ chồng con cũng vậy mà, tuy nhiên mẹ lại chẳng nhắc gì tới chúng con cả khiến con lạnh lòng.
Con cũng muốn mẹ hiểu rằng, báo hiếu không chỉ có mỗi việc cho tiền mà còn thể hiện qua từng hành động, sự quan tâm hàng ngày. Nếu mẹ cảm thấy vợ chồng con chưa đủ quan tâm mẹ, có gì thiếu sót thì mẹ cứ góp ý để chúng con sửa đổi.
Mẹ chồng hiểu ra, nói lời xin lỗi với tôi vì đã không để ý tới cảm nhận của tôi. Bà cũng nói rằng, là do bà ăn nói không suy nghĩ chứ không có ý trách móc gì con trai và con dâu. Lúc đó, cả tôi và mẹ chồng đều khóc. Nhưng đây không phải là khóc vì buồn mà là nước mắt của sự nhẹ nhõm.
Kể từ ngày đó, bầu không khí trong nhà được cải thiện đáng kể. Chúng tôi tôn trọng nhau hơn và giao tiếp nhiều hơn, giống một gia đình thực sự hơn.
Tôi nhận ra rằng giao tiếp quan trọng hơn bất cứ điều gì khác trong hôn nhân và gia đình. Chỉ khi thực sự hiểu nhau thì những hiểu lầm và xung đột mới có thể được hóa giải.