Cuối tuần vừa rồi được nghỉ làm, tôi tranh thủ phóng xe về thăm vợ con xem thế nào. Đúng như tôi đoán, mẹ vợ tôi vừa đi chợ về. Nhìn số thức ăn bà mua mà tôi buốt ruột, đã xách nguyên nửa cân thịt lợn mà vẫn còn mua thêm 5 tấm đậu phụ.
Càng nghĩ tôi càng thấy bực mọi người ạ. Là đàn ông lao động chính trong nhà, tôi đi làm đã mệt mỏi rồi vợ còn không biết điều, ở nhà ăn tiêu hoang phí. Chán quá tôi trả về nơi sản xuất đỡ mất công nuôi tốn tiền.
Vợ chồng tôi cưới nhau 4 năm rồi. Kế hoạch được 3 năm thì vợ có bầu con đầu lòng. Mẹ tôi ở với anh trai nên phải chăm cháu cho anh là lẽ đương nhiên rồi. Thế nên lúc vợ đẻ, mẹ cô ấy lên chăm giúp một thời gian.
Công ty tôi làm cách nhà 50 cây số mà việc nhiều nên tôi chủ yếu ngủ lại công trình tháng về một lần. Tôi cố đi làm xa là vì chỗ đó trả trương cao hơn chỗ gần nhà 3 triệu lại được bao ăn ở. Tháng tôi cũng gửi về cho vợ 5 triệu chi tiêu, còn đâu tiết kiệm.
Là đàn ông lao động chính trong nhà, tôi đi làm đã mệt mỏi rồi vợ còn không biết điều, ở nhà ăn tiêu pha hoang phí. (Ảnh minh họa)
Khổ nỗi, tôi có đi làm xa, đầu tắt mặt tối với công việc nhưng vẫn phải kiểm soát tài chính của vợ bằng cách thường xuyên gọi điện về nhà để nhắc vợ chi tiêu hợp lý, tích kiệm bởi cô ấy có cái tính tiêu hoang lắm. Đã vậy giờ còn thêm bà ngoại ở cùng chẳng suốt ngày đưa tiền cho bà đi mua cái này cái kia về ăn cho sang miệng. Thế nên tháng nào tôi cũng bắt vợ phải kê khai số tiền đã chi tiêu bao nhiêu, vào việc gì chứ không thể nhập nhèm cái nọ vào cái kia.
Cuối tuần vừa rồi được nghỉ làm, tôi tranh thủ phóng xe về thăm vợ con xem thế nào. Đúng như tôi đoán, mẹ vợ tôi vừa đi chợ về. Nhìn số thức ăn bà mua mà tôi buốt ruột, đã xách nguyên nửa cân thịt lợn mà vẫn còn mua thêm 5 tấm đậu, rồi còn cả 1 con gà ác. Khó chịu lắm rồi, tôi vẫn nhẹ nhàng góp ý bảo bà tiêu pha phải có chừng mực thì bà còn bảo thủ lấy lý do:
“Ô hay, vợ con mới sinh được hơn chục ngày phải ăn uống đủ chất mới mau khỏe và có đủ sữa cho con bú chứ”.
Nghe bà nói thế tôi ấm ức lắm nhưng cũng chưa biết cãi lại ra sao. Bực nhất là vợ tôi đẻ vào mùa hè, tháng 7 trời nóng chảy mỡ mà vợ tôi lại bật bình nước nóng tắm. Nhìn nóng mắt, tôi quát:
“Cô có bị làm sao không thế, dư tiền hay sao mà mùa hè còn bật bình nước nóng tắm?”.
Tôi cố tình quát to cho mẹ vợ nghe thấy mà dạy lại con gái. Thế mà bà lại nhảy bổ ra bênh:
“Người làm sao là con đó. Vợ con mới đẻ được chục ngày, phải kiêng nước lạnh, tắm nước ấm là đúng rồi”.
Tôi gạt luôn:
“Mẹ đừng có bênh con gái vô lý như thế. Người ta cũng đẻ nhưng có ai kiêng khem kỹ như con gái mẹ. Đúng là chỉ giỏi nghĩ cách tiêu tiền”.
Càng ngày tôi càng thấy mệt với cách chi tiêu hoang phí của vợ khi ở cữ. (Ảnh minh họa)
Tôi nói quá đúng, vậy mà vợ còn không hiểu quay ra quát lại chồng:
“Anh keo kiệt vừa thôi, đến cả tí nước nóng anh cũng tính toán được. Anh thử hỏi xem, trên đời này có người chồng nào keo kiệt với vợ con như anh không. Làm vợ anh, tôi quá khổ, quá thiệt thòi”.
Không thể kiềm chế hơn, tôi chỉ thẳng tay ra cửa:
“Thấy làm vợ tôi khổ quá không chịu được thì đưa nhau về nhà ngoại mà ở. Tôi trả cô về nơi sản xuất”.
Hai vợ chồng lại quay ra cãi nhau, mẹ vợ nghe thấy mới xuống can:
“Thôi… nếu ở đây sợ tốn kém thế mấy mẹ con bà cháu về quê cho đỡ tốn.”
“Được…. Bà nói thế thì đưa con gái, đưa cháu về quê mà chăm”.
Nói xong, tôi đi thẳng về phòng ngủ. Sáng mai dậy thấy mẹ vợ đưa con gái với cháu về quê thật rồi. Tôi cũng chẳng buồn gọi hỏi. Nói chung đi thì đi càng rảnh nợ, tôi đỡ tốn kém. Tiền để đó sau này còn làm việc khác, chứ được bao nhiêu đắp hết vào mấy cái tàu há mồm bảo làm sao giàu nổi.
Lý do phụ nữ sau sinh không nên tiếp xúc với nước lạnh
Sau quá trình sinh nở, cơ thể của người phụ nữ đã trải qua những cơn đau đớn và căng thẳng. Để đảm bảo sức khỏe, cũng như quá trình phục hồi sau sinh diễn ra thuận lợi, việc tuân thủ một số nguyên tắc về dinh dưỡng và lối sống là điều cần thiết, trong đó có việc hạn chế tiếp xúc với nước lạnh.
Uống nước lạnh có thể gây co thắt cơ tử cung gây tăng cảm giác đau, đồng thời làm giảm sự lưu thông máu ở vùng kín, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau sinh. Ngoài ra, việc uống nước lạnh cũng có thể làm suy giảm khả năng tiêu hóa gây khó chịu và dẫn đến những vấn đề khác cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, tắm bằng nước lạnh có thể gây co các mạch máu, làm giãn tĩnh mạch, đặc biệt là ở khu vực vùng chậu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Do đó, các chuyên gia khuyến nghị phụ nữ sau sinh nên hạn chế tắm nước lạnh trong sau khi sinh. Thay vào đó, nên ưu tiên sử dụng nước ấm và các sản phẩm vệ sinh chuyên dụng để vệ sinh vùng kín.
Theo Nắng
Nguồn: doisonggiadinh.baophunuthudo.vn
Link nguồn: https://doisonggiadinh.baophunuthudo.vn/chuyen-gia-dinh/vo-hoang-phi-de-vao-mua-he-van-tam-nuoc-nong-toi-buc-minh-duoi-ve-ngoai-o-cu-c73a34960.html