Ý nghĩa chính xác của bốn thứ đó là gì? Tại sao lại gọi là tứ độc ở nông thôn?
Hành lá Nương Nương
Tương truyền thì hánh lá vốn là một loại hoa thuốc ở trong vườn của Vương Mẫu Nương Nương. Khi con người gặp ôn dịch, để cứu họ khỏi bệnh khổ và cái chết, Nương Nương đã ném nó xuống thế gian để cứu chữa. Sau khi ăn nó, người ta không còn mắc bệnh nữa. Nên kể từ đó, loại hành này được gọi là hành lá của Nương Nương hay gọi tắt là hành lá Nương Nương.
Nói một cách khác theo người xưa thì loại hành lá được gieo hạt vào mùa thu sẽ ra lá mới vào mùa xuân năm sau. Nó xuất hiện sau khi trải qua mùa đồng dài nên cay hơn hành lá thông thường. Nếu ăn sống không chỉ khiến người ta cay chảy nước mắt mà còn chứa một số độc tố nhất định nên loại hành lá Nương Nương này chỉ thích hợp dùng để nấu nướng, chỉ nên ăn nó khi đã được nấu chín cùng thức ăn.
Tỏi một tép
Tỏi thông thường gồm có bảy hoặc tám tép chụm lại, một tép tỏi ở giữa. Đúng như tên gọi thì tỏi một tép là loại tỏi có một té tròn duy nhất, không chia nhánh. Loại tỏi này cay hơn tỏi bình thường. Ngay cả đối với những người có thể ăn cay thì ăn nhiều nhất chỉ hai hoặc ba miếng là đã không thể ăn thêm được.
Phụ nữ ngẩng cao đầu
Thời xưa phụ nữ có dịu dàng, duyên dáng thì họ thường cúi đầu khi bước đi. Hành vi này cũng có thấy phụ nữ này là người đức hạnh và tao nhã. Chính vì thế mà một số người phụ nữ thích ngẩng cao đầu khi bước đi cho thấy họ có tính cách mạnh mẽ thích cạnh tranh và không dịu dàng.
Đàn ông cúi đầu
Ngày xưa thì đàn ông đi đứng thẳng lưng, ngực ưỡn cao.Đàn ông bước đi cúi đầu có xu hướng khiến mọi người cảm thấy họ đang mưu mô, nuôi dưỡng bí mật riêng tư nào đó. Vì vậy, người bình thường nên cố gắng tránh khiêu khích họ.
Vì những điều này mà người xưa thường bảo hành lá nương nương, củ tỏi một tép, cô gái ngẩng đầu, đàn ông cúi đầu là “tứ đại độc ở nông thôn.
Nhưng cùng một câu nói mà ở trong môi trường và điều kiện lịch sự khác nhau sẽ mang đến ý nghĩa khác nhau.
Nguồn : https://phunutoday.vn/o-nong-thon-co-4-thu-dai-doc-hanh-la-nuong-nuong-toi-mot-tep-dan-ba-ngang-dau-va-dan-ong-cui-dau-d394274.html