Bố chồng tôi đặt 15 bàn tiệc để mừng sinh nhật tuổi 70 nhưng sát giờ ăn vẫn chẳng một ai đến. Tôi vừa sang nhà cô r-uộ-t thì thấy toàn thể họ hàng đang tụ tập ăn uống hát hò vui vẻ, biết lý do xong tôi lủi thủi ra về

Là một người “uy tín” trong nhà

Lúc bấy giờ, thành tích học tập khá tốt nên tôi là một trong số ít người được đi học đại học. Từ nhỏ đến lớn, tôi là niềm tự hào của bố mẹ, trong nhà cũng là người được 6 em dưới tôn trọng nhất. Mỗi lần có chuyện gì, tôi là người đầu tiên các em bàn bạc với. Bởi trong mắt họ, tôi là người biết tính toán, độ lượng, hiểu biết nhiều. Thế nên ngay cả chuyện đi học của các con, các cháu của các em, mọi người vẫn đến nhà để tham khảo ý kiến của tôi.

Sau này tôi kết hôn, vợ của tôi là bạn học chung đại học. Mối quan hệ của vợ chồng chúng tôi khá tốt.

Cụ ông U70 đặt 15 bàn ăn tổ chức sinh nhật nhưng anh em không 1 ai tới, biết lý do mới ngỡ ngàng: Tất cả sang nhà em út ăn tân gia- Ảnh 1.

Bố mẹ của tôi chỉ là người công nhân bình thường. Cả đời họ vất vả nhịn ăn, nhịn mặc mới có thể nuôi anh em chúng tôi ăn học, trưởng thành. Không chỉ vậy, khi tôi lấy vợ có con, bố mẹ là người chăm sóc con cái để tôi có thể an tâm đi làm. Do đó, trong thâm tâm tôi, bố mẹ là người vĩ đại nhất trên đời.

Lúc bố bị bệnh, tôi là người chăm sóc bố nhiều nhất


Cụ ông U70 đặt 15 bàn ăn tổ chức sinh nhật nhưng anh em không 1 ai tới, biết lý do mới ngỡ ngàng: Tất cả sang nhà em út ăn tân gia- Ảnh 2.

Trong lúc bố tôi bị bệnh, là anh trai cả trong nhà, tôi cố gắng chăm sóc cho bố hết sức có thể. Mỗi khi tan làm là tôi lập tức đến bệnh viện, chăm sóc bố chu đáo.

Khi bố mất, mẹ tôi kiên quyết ở nhà một mình, muốn tự chăm sóc cho bản thân. Thời gian đó, mỗi dịp cuối tuần tôi đều đến thăm, nấu cơm cho mẹ.

Mâu thuẫn trong việc chăm sóc mẹ già

Cho đến năm mẹ tôi 86 tuổi, bà không thế nào chăm sóc cho bản thân được.

Vì nhà chúng tôi cách nhà mẹ khá xa. Cách tốt nhất lúc đó là mấy anh em chúng tôi thay phiên nhau chăm sóc, để mẹ ở nhà mỗi người một thời gian, lúc đầu tôi cũng định bụng làm vậy nhưng vợ tôi kiên quyết phản đối.

Vợ tôi nói sức khỏe của cô ấy không tốt sợ ảnh hưởng đến mẹ. Hơn nữa bà già rồi, tính cách rất kì quái nên dễ xảy ra mâu thuẫn. Ngoài ra, công việc của vợ tôi khá bận nên không thể nào toàn tâm toàn ý chăm sóc mẹ được.

Tôi cũng đã thương lượng chuyện này nhiều lần với vợ nhưng cô ấy nhất quyết phản đối. Bất lực, tôi dành nhượng bộ.

Thực tế mà nói, tôi cũng biết việc chăm sóc người già không phải là chuyện dễ dàng gì, tôi cũng hiểu vì có thời gian tôi ở viện chăm sóc bố. Vợ tôi phản đối ắt có lý do chính đáng.

Các em tôi đến lượt đến đưa mẹ về nhà chăm sóc, đến lượt tôi, tôi đành phải nói:

“Chị dâu của các em sức khỏe không được tốt, công việc thì bận tối mắt tối mũi nên không thể nào chăm sóc mẹ được, chi bằng, anh góp chút tiền…”

Chưa kịp để tôi nói hết câu, một người em phản bác:

“Chúng em không có nhiều tiền bằng anh nhưng em nghĩ việc chăm sóc mẹ, chúng ta đều phải có trách nhiệm chung anh ạ”.

Trong lúc này, tôi nảy ra một suy nghĩ là đưa mẹ đến viện dưỡng lão. Sau một hồi bàn bạc kỹ lưỡng, các em tôi cũng nhất trí tán thành ý kiến này.

Cụ ông U70 đặt 15 bàn ăn tổ chức sinh nhật nhưng anh em không 1 ai tới, biết lý do mới ngỡ ngàng: Tất cả sang nhà em út ăn tân gia- Ảnh 3.

Từ lúc mẹ chuyển đến đó, cứ mỗi cuối tuần tôi đều đến thăm mẹ. Mỗi lần thấy tôi đến, bà đều nói là ở đây không thích hợp, muốn về nhà. Tôi chỉ biết khuyên mẹ rằng từ từ sẽ thích nghi được vì ngay cả đứa trẻ con đi học cũng cần phải có quá trình.

Dần dần, mẹ cũng không than phiền với tôi nữa. Nhưng khi nghe em gái kể, mẹ tôi sống ở đó càng có nhiều vấn đề phát sinh.

Một hôm, em gái út bảo tôi nên đón mẹ về. Sau khi bàn bạc với cả đại gia đình, ngoại trừ vợ tôi phản đối thì vợ chồng chú út đồng ý, còn lại mọi người đều trung lập.

Tuy vậy, vợ chồng chú út nhất quyết đón mẹ tôi về nhà hai em ở. Cũng vì chuyện này mà tôi mà cãi nhau em các em, trước khi đón mẹ mà không bàn bạc với tôi lấy một câu.

Cụ ông U70 đặt 15 bàn ăn tổ chức sinh nhật nhưng anh em không 1 ai tới, biết lý do mới ngỡ ngàng: Tất cả sang nhà em út ăn tân gia- Ảnh 4.

Trong thời gian ấy, vợ chồng tôi ít khi đến thăm mẹ. Mỗi lần đến đều không nhận được sự tiếp đón nên dần dần tôi không muốn qua. Tôi cũng biết hoàn cảnh các em, thỉnh thoảng tôi cũng hỏi hai em có cần hỗ trợ kinh tế không, nhưng các em đều từ chối tôi.

Mỗi năm tết đến, tôi đều mừng tuổi cho em trai 1000 NDT (tương đương với 3,4 triệu VND) nhưng lần nào em cũng nhất định trả lại. Mối quan hệ chúng tôi cứ như vậy cho đến khi mẹ tôi qua đời.

Mời đại gia đình bữa cơm thân mật nhưng nhận lại cái kết đắng

Năm này tôi sinh nhật 70 tuổi tròn, nhân cơ hội này cũng muốn thắt chặt tình cảm anh em trong nhà. Sống đến tuổi này, tôi nhận ra tình thân là thứ hết sức quan trọng.

Tôi định đợi mọi người có thời gian rảnh để tổ chức một chuyến đi du lịch, Nhưng mọi chuyện không ngờ được, ngày sinh nhật tôi, không một ai đến vì mọi người sang nhà chú ba ăn tân gia.

Tôi đã đặt 15 bàn, nhưng chỉ dùng đến 2 bàn, trong đó có chú dì bên nhà vợ, hai vợ chồng tôi, con trai, con dâu và các cháu. Lúc đó tôi cảm thấy rất xấu hổ trước mặt nhà vợ. Trong bữa ăn, tôi phải kìm nén sự khó chịu của bản thân, coi như không có chuyện gì đang xảy ra. Khi tiệc tàn, con trai mới nói lý do là tại tôi.

Nghĩ lại bản thân mình, lúc bố tôi ốm, tôi là người chăm sóc bố nhiều nhất, nhưng đến lượt mẹ, vì vợ tôi không khỏe nên không tốt nên tôi không dám nhận chăm sóc. Các em tôi lại không nghĩ được như vậy, mà họ lại trách ngược lại. Tôi không biết mình cư xử như thế nào cho phải nữa.