Cha mẹ có đặc điểm này còn đáng sợ hơn nghèo đói, hãy xem lại ngay kẻo con cái ngày càng xa lánh

Nếu cha mẹ có những đặc điểm này mà không sửa ngay thì đừng trách vì sao con lại không muốn gần gũi.

Cha mẹ kể công 

Nhiều cha mẹ liên tục kể lể công ơn của mình với con cái. Nhiều bậc cha mẹ ám ảnh việc con không biết công lao của mình nên hễ làm gì cho con là kể nhấn mạnh con phải ghi nhớ để báo đền. Thậm chí có cha mẹ liên tục kể khi nuôi con nhỏ, con khó nuôi ra sao, cha mẹ phải tốn kém, phải khổ sở ra sao.

Nuôi con sẽ có nhiều vất vả. Nhưng việc cha mẹ kể công, nhấn mạnh để con phải nhớ sẽ gây áp lực cho con khiến con cảm thấy chúng như gánh nặng của cha mẹ. Điều đó làm giảm đi ý nghĩa thiêng liêng của gia đình và công dinh dưỡng, biến con cái thành mối nợ. Nhiều cha mẹ cứ khi giận con thì lại càng kể công.

Cha mẹ hay kể công thì con cái sẽ xem đó như món nợ

Hãy dừng ngay điều đó khi chưa quá muộn. Nếu cha mẹ kể công thì con sẽ cố báo đáp nhưng chỉ coi như trả nợ cho xong chứ không phải yêu thương mà hiếu kính. Cha mẹ hay kể lể thì con sợ hãi, chán nản không muốn gân vì sợ nghe kể lể. Đừng biến gia đình thành nơi thanh toán nợ nần, hãy để gia đình là nơi yêu thương, nuôi dưỡng yêu thương.

Cha mẹ hớ hênh, kể mọi chuyện của con ra ngoài

Con cái cũng có khoảng trời riêng,tâm tư riêng, bí mật, cõi riêng của chúng. Do đó tuyệt đối không nên mang chuyện của con kể ra ngoài, buôn chuyện, đó là chuyện hay hoặc dở cũng không nên.

Khi con đã lớn nên hỏi ý kiến con về việc đăng thông tin của con lên mạng xã hội. Khi con có thành tích hay con có kế hoạch hay con định làm gì tốt nhất cha mẹ nên tế nhị. Bởi nếu cha mẹ hay khoe khoang kể lể mà con không thích thì con sẽ tìm cách chặn lại thông tin, bằng cách không tâm sự với cha mẹ, giấu cha mẹ. Cha mẹ khiến con cảm thấy bị mất quyền riêng tư thì chúng sẽ tìm cách tách ra ở riêng càng sớm càng tốt.

Cha mẹ không tôn trọng quyền riêng tư của con thì con sẽ tìm cách giấu

Muốn con thực hiện những dang dở của đời mình

Nhiều cha mẹ thường gửi gắm vào đời con những thất bại, những dở dang của mình, mong con thực hiện tiếp mà không hề xem cảm nhận của con, sở thích và năng lực của con có phù hợp không. Nhiều cha mẹ sắp xếp cuộc đời con, uốn nắn, nhắc đi nhắc lại về việc con phải thay mình làm cái này kia, đó là những thứ mà đời họ chưa làm được. Nếu con cái cùng chí hướng thì không sao nhưng nhiều đứa con có nhận thức trải nghiệm và định hướng khác, chúng sẽ cảm thấy gánh nặng và không được là chính mình. Đừng dùng con cái để thực hiện những dang dở đời mình, hãy để con được sống cuộc đời của chúng.

Tự quyết theo ý mình mà không nghe ý kiến của con

Nhiều bậc cha mẹ lấy quyền làm cha mẹ, nhân danh tình yêu thương luôn tự quyết thay con, cả khi con đã lớn. Điều đó khiến con cảm thấy ngột ngạt mất tự do, mất quyền tự quyết. Chính vì thế con cái sẽ tìm cách để chống đối hoặc tránh xa cha mẹ để được sống cuộc đời như chúng mong muốn.

Vì thế cha mẹ cần học cách tôn trọng con cái, cần hỏi ý kiến những việc liên quan tới con rồi để con tự quyết.

https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/cha-me-co-dac-diem-nay-con-dang-so-hon-ngheo-doi-hay-xem-lai-ngay-keo-con-cai-ngay-cang-xa-lanh-852798.html