Trước khi qua đời, bố gọi tôi vào rồi đưa cho tấm thẻ đen đang có 20 tỷ thừa kế. Ông dặn sau khi ông ra đi thì hãy ra kiểm tra rồi rút hết tiền về nhưng khi nhìn đến số dư thì nhân viên ngân hàng thông báo một câu không thể s-ố-c hơn

Tôi không thể ngăn nước mắt trào ra khi nhìn số tiền kia.

Tôi đứng lặng người trước máy ATM, thân người run lên sau khi số dư hiện lên màn hình: 2.025.196.859 đồng. Hơn 2 tỷ đồng. Con số này cứ như một giấc mơ.

Bố tôi, người đàn ông sống cuộc đời giản dị đến mức đơn sơ, làm sao có thể để lại cho tôi một gia tài lớn đến như vậy? Bố không bao giờ chi tiêu vào những thứ bố coi là “không cần thiết”. Mỗi buổi sáng, bố chỉ uống một tách trà đậm, không đường sữa, không bánh mì hay bất kì món nào khác. Bữa trưa thì một tô cơm trắng với vài miếng dưa muối, ít rau luộc, bữa tối thì thêm được vài con cá khô nhỏ bằng 2 ngón tay.

Những năm tháng cuối đời của bố, căn bệnh hiểm nghèo bắt đầu “ghé thăm” khiến sức khỏe của bố ngày càng sa sút. Đáng lẽ ra, với số tiền này bố hoàn toàn có thể chi trả cho viện phí, thuốc men để kéo dài sự sống. Nhưng bố không làm vậy. Mỗi lần tôi đề xuất, bố chỉ mỉm cười, lắc đầu và nói: “Tiết kiệm, con à, tiết kiệm cho tương lai của con”.

Tôi còn nhớ, lần cuối cùng tôi đưa bố đến bệnh viện, bố nhìn tôi bằng ánh mắt đượm buồn nhưng lại chứa đựng một nghị lực phi thường. “Con yên tâm, bố ổn mà, bố đã để dành cho con một món quà, khi nào bố không còn nữa, con sẽ biết”. Lời bố nói ngày đó, giờ đây mới thực sự làm tôi cảm nhận được trọn vẹn.

Trước khi qua đời, bố đưa cho tôi một tấm thẻ và dặn ông đi rồi thì hãy kiểm tra, ngày đến ngân hàng, người tôi run lên khi số dư hiện ra - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tôi không thể ngăn nước mắt trào ra khi nhìn số tiền kia. Bố đã sống cuộc đời của mình một cách tiết kiệm, không chỉ về vật chất mà cả trong từng câu nói, cử chỉ, hóa ra gia tài của bố đã được tích góp để dành riêng cho tôi, dành cho đứa con gái bé bỏng mà bố yêu thương.

Những ký ức tuổi thơ ùa về, những lần tôi đòi mua đồ chơi, sách mới, hay những món ăn vặt bố đều từ chối. Bố luôn nhắc, “Tiền không dễ kiếm, con à. Chúng ta phải tiết kiệm cho những việc quan trọng”. Ngày ấy, tôi không hiểu “những việc quan trọng” bố nói là gì. Đến bây giờ, tôi mới thấu hiểu, bố đã dành cả đời mình để chuẩn bị cho tôi một cuộc sống không phải lo lắng về tài chính.

Tôi quyết định sẽ sử dụng số tiền này một cách thông minh, tiếp nối ý nguyện của bố. Tôi sẽ đầu tư vào học vấn, vào sự nghiệp, để bản thân có thể trở nên mạnh mẽ và độc lập, như bố luôn mong muốn.

Giờ đây, nghĩ về bố, trong đầu tôi không chỉ là những ký ức về một người cha tiết kiệm mà còn là bài học về tình yêu thầm lặng, sự hy sinh cao cả. Tôi ôm lấy tấm thẻ ngân hàng, như thể ôm lấy bố, bước ra khỏi ngân hàng với nỗi biết ơn sâu sắc. Bố đã để lại cho tôi không chỉ là một món quà vật chất mà còn là bài học cuộc sống quý giá. Bài học ấy, tôi sẽ mang theo suốt đời.