Những diễn biến xoay quanh vụ việc “cô dâu bỏ váy cưới , bỏ về ngay giữa đám cưới” ở Trung Quốc đang được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Đáng chú ý, thái độ sau đó của mẹ chồng và chồng khi cô dâu phải bỏ về, càng làm bùng nổ tranh cãi, thảo luận trên mạng xã hội.
Phát biểu của mẹ chồng gây tranh cãi. Ảnh minh họa.
Theo đó, sau khi nghe con dâu một lần nói hết những uất ức vì mẹ chồng phát biểu “Con tôi có tài năng, lại đẹp trai thế nên nó cưới vợ chẳng tốn xu nào”, mẹ chồng không hề thay đổi thái độ. Thậm chí, bà còn cho rằng nếu không có con trai của bà thì chẳng ai muốn kết hôn với cô.
Mẹ chồng tiếp tục chỉ trích con dâu có thái độ kiêu căng, không coi ai ra gì. Trong lúc này, chồng – Giang Long không hề có ý bênh vực vợ, cũng nghe theo lời mẹ. Thậm chí, anh chàng còn lấy điện thoại, quay lại cảnh cô dâu – Mỹ An tự ý hủy hôn để “làm bằng chứng” minh oan cho mình sau này.
Đông đảo cư dân mạng cho hay, gặp gia đình chồng thế này, cô dâu chạy nhanh đi còn kịp.
“Một người lớn tuổ.i, lại có thể hả hê nói như thế trước đám đông thì chứng tỏ họ không hề coi trọng bạn rồi, thậm chí là khinh đó, cả gia đình bạn nữa. Thế nên, bạn bỏ đi là đúng rồi đó”, một netizen bình luận.
Cô dâu bỏ váy ngay giữa hôn lễ.
Nhiều người còn cho rằng trong chính thái độ và cách gia đình nhà trai từ chối yêu cầu sính lễ của nhà gái, đã thể hiện phần nào việc không coi trọng cô dâu và gia đình nhà gái. Trên thực tế, nếu không đủ chi phí mua nhà hay xe hơi thì có thể xin giảm xuống, chứ không phải thẳng thừng từ chối như cách mà gia đình Giang Long đang làm.
Chưa dừng lại ở đó, nhiều dân mạng còn cho rằng cách hành xử của bà mẹ chồng thể hiện EQ kém, với những biểu hiện: Hạ thấp/phủ nhận giá trị của người khác, không quan tâm cảm xúc của ai, chê người khác giữa chốn đông người và luôn cho mình là đúng,…
Nhiều netizen cũng chia sẻ câu chuyện tương tự về chuyện gia đình họ không cần nạp sính lễ cho nhà gái hoặc sính lễ rất ít, vì điều kiện kinh tế không cho phép.
Song, trong hôn lễ, thay vì có thái độ như bà mẹ chồng nêu trên thì họ lại khen ngược lại cô dâu, nói rằng cô dâu là người hiếu thảo, biết trước biết sau…. Điều này khiến cho mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu thêm phần gắn kết, được lòng cả đôi bên. Có câu: “Lời nói chẳng mất tiề.n mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là vậy.
“Anh trai và chị dâu tôi cũng bắt đầu yêu nhau từ năm học cấp ba. Đám cưới nhà gái cũng không đòi sính lễ gì cả. Nhưng tuyệt nhiên từ đó đến nay mẹ tôi chưa bao giờ nhắc đến chuyện này. Bình thường luôn khen và yêu quý con dâu, gia đình hòa thuận”, một netizen chia sẻ.
Nhiều người cũng cho rằng thái độ hời hợt của anh chồng cũng là điều đáng lưu tâm. “Người bên bạn 7 năm chưa chắc đã là người để bạn gắn bó cả đời. Thời gian ở bên một người không chứng minh điều gì cả, ngắn nhưng nếu thật sự yêu thương thì họ đã có thái độ khác với bạn. Thậm chí đôi khi, càng ở bên càng lâu, dễ dàng quá nhiều người lại không biết trân trọng”, một cư dân mạng bình luận.
Cùng lúc này, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng ủng hộ cô dâu, cho rằng cô đã dũng cảm đứng lên để bảo vệ nhân phẩm và quyền lợi của mình, bố mẹ.
Nhiều người còn cho rằng cô gái may mắn, sớm nhận ra “con người thật” của bố mẹ chồng để rời bỏ sớm. Hơn nữa, nếu không quy chụp ai đúng, ai sai thì điều này cũng càng chứng tỏ cô gái và chồng, gia đình chồng không cùng quan điểm, định hướng nên về lâu về dài càng khó chung sống với nhau dưới một mái nhà.
Tuy nhiên, một số cư dân mạng lại có quan điểm khác về hành động của cô dâu. Một số người cho rằng hành vi của cô quá quyết liệt, không phù hợp khi hôn lễ đang được diễn ra.
“Nếu khéo léo hơn, cô dâu nên chờ sau khi cử hành đám cưới, về nói chuyện với gia đình hai bên thì đúng hơn, vì ở đó cũng có nhiều quan khách của cả hai hai gia đình. Điều đó chỉ gây bất lợi cho cả hai gia đình mà thôi”, một netizen chia sẻ.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về câu chuyện này?