Cả làng tôi không chia đất thừa kế cho con gái

Cả làng tôi không chia đất thừa kế cho con gái.

Ở làng tôi có lệ không có nhà nào chia đất cát, nhà cửa thừa kế cho con gái vì lấy chồng sẽ hưởng phần theo nhà chồng.

Tôi sinh ra và lớn lên ở một ngôi làm thuộc vùng ngoại thành Hà Nội. Ở đâu không biết nhưng ở làng tôi, từ xưa đến nay, hầu như không có nhà nào chia đất cát, nhà cửa cho con gái. Nếu có cho thì cũng là do nhà chồng của con gái quá khó khăn nên bố mẹ mới cắt cho một ít để làm nhà.

Còn lại, giống như một luật bất thành văn, con gái cứ về nhà chồng là sẽ được hưởng phần theo chồng. Nhà ai cũng vậy, nên cứ ai có nhiều con trai là lại phải lo toát mồ hôi vì chuyện đất cát sau này. Có lẽ cùng vì thuận theo nếp sống đó nên gần như tôi không thấy có vụ tranh chấp đất đai nào giữa con trai và con gái. Đơn giản vì phận con gái chẳng bao giờ có phần thừa kế.

Vài năm trở lại đây, cũng có vài nhà bắt đầu thay đổi suy nghĩ, cũng chia thừa kế cho cả con gái. Cũng một phần vì bây giờ người ta sinh ít con hơn nên cũng dễ chia hơn. Tuy nhiên, con gái thường được chia phần thừa kế ít hơn con trai khá nhiều. Con gái cũng hay được bố mẹ cho tiền hơn là chia nhà cửa, đất đai.

Còn việc chăm sóc bố mẹ thì cơ bản vẫn là các cụ ở với con trai hoặc ở một mình. Nếu có ở với con gái thì cũng là vì giúp con chăm cháu là chính và cũng phải được sự đồng thuận của mọi người. Nhưng đến cuối đời, hầu như họ vẫn phải về với con trai khi đã già yếu. Thậm chí, họ ở với con dâu, cháu trai khi con trai qua đời trước.

Còn con gái chỉ chạy qua, chạy lại, có đồng quà, tấm bánh hoặc giàu có thì có thể chu cấp tiền để phụ giúp nuôi bố mẹ già. Nói chung là quan hệ có qua có lại. Con gái người ta lo việc nhà mình thì con gái nhà mình lo việc nhà người ta. Chắc cũng vì nếp suy nghĩ như vậy nên chuyện thừa kế ít có phần cho phận nữ nhi..

XEM THÊM:

Khi nghèo mà bị người khác coi thường, hãy nhớ 4 điều này, tương lai của bạn sẽ cải thiện rất nhiều

Nghèo không có gì là ghê gớm, điều đáng sợ nhất chính là bạn bằng lòng và chấp nhận cái nghèo này.

Nghèo mà không thay đổi thì nghèo cả đời

Trong xã hội này, nghèo chắc chắn là bị người khác coi thường, đã nghèo thì nói sẽ chẳng có ai nghe. Người nghèo mà mặc đồ đẹp thì bị xem là đạo đức giả. Người giàu mặc đồ rách người ta bảo là khí chất. Đó chính là sự khác biệt. Vì vậy, chúng ta chẳng thể làm gì khác ngoài việc phải chăm chỉ, chăm chỉ, và chăm chỉ thì mới vượt qua được số phận hẩm hiu.

Người nghèo giống như sống ở đáy vực, mỗi bước chân leo lên là một bước lên, những nếu bước lên mà cứ sợ ngã thì mãi chỉ dậm chân dưới đáy mà thôi. Những người đang gào lên than thở vì nghèo nhưng họ không sẵn sàng làm việc chăm chỉ, không muốn đánh đổi sức lao động thì sẽ muôn đời nghèo.

Tựa núi núi lở, tựa người người chạy, chỉ có thể tựa vào chính mình

Sông ở đời chúng ta có thể sẽ gặp những quý nhân của đời mình, nhưng người có thể giúp ta vượt qua gian nan chỉ có mình ta mà thôi. Hãy nhớ rằng khi người khác muốn kéo ta ra nhưng không tìm được tay thì cũng chẳng thể làm gì cả.

Ở đời, ai cũng muốn có một chỗ dựa, nhưng không được ỷ lại, vì nếu ỷ lại chúng ta sẽ trở nên yếu đuối, không có khả năng sinh tồn. Quy luật của cuộc sống này, kẻ mạnh sẽ tồn tại, còn kẻ yếu sẽ bị tiêu diệt, vì vậy chúng ta phải mạnh mẽ, vượt qua số phận.

Khi bạn gặp khó khăn hãy cứ dũng cảm mà đối diện với nó, lúc đó bạn sẽ biết cách để giải quyết.

Dựa vào thế lực không bằng dựa vào trí tuệ

Nếu một người không có trí tuệ, chắc chắn là anh ta có thể sử dụng thế lực của mình để kiếm tiền. Những người thành công thì hầu hết họ đều dựa cả vào chính trí tuệ của mình. Thế nên khi bạn nghèo thì người khác xem thường thì hãy bình tĩnh và chăm chỉ học tập.

Người khác càng xem thường thì càng phải đứng lên

Chẳng ai muốn chính mình bị xem thường. Trong cuộc đời mỗi người chúng ta chắc chắn sẽ phải trải qua nhiều khó khăn, trải qua sự lạnh nhạt của người khác. Nhưng những người thông minh sẽ không phàn nàn, ngược lại họ sẽ biến điều này thành động lực cho sự thăng tiến trong tương lai, không khuất phục trước số phận.