Xin làm công nhân may cho một xí nghiệp Hàn Quốc, tôi một bước lên mây khi được ông giám đốc đã gần 60 tuổi để ý. Muốn được làm bà chủ, tối nào tôi cũng nán lại rồi vào phòng cùng ông ta hù-ng hục đến sáng. 3 tháng sau, bụng tôi ễnh lên tôi yêu cầu ông phải làm đám cưới. Ngày cưới đang rộn ràng, tôi ch-et lặng khi thấy 1 người phụ nữ lạ mặt bước xuống xe đưa cho tôi tấm hình…

Từ giữa những năm 1990, các tấm ápphích dán trên tàu điện ngầm ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc cổ vũ các cô gái địa phương lấy chồng là nông dân. Từ những năm 1960, các cô gái trẻ lũ lượt rời bỏ quê ra thành phố với mong muốn tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vậy là ở quê chỉ còn thanh niên ở lại để trông nom trang trại và nuôi trồng thủy sản.

Vì sao đàn ông Hàn Quốc thích lấy vợ ngoại?

Chiến dịch nói trên hoàn toàn chẳng mang lại kết quả nào. Năm ngoái, hơn 1/5 nông dân và ngư dân Hàn Quốc kết hôn với phụ nữ nước ngoài. Tỉnh Nam Jeolla có số lượng các cuộc hôn nhân ngoại quốc cao nhất Hàn Quốc, đạt đỉnh điểm khoảng 10 năm trước. Thời điểm đó các cuộc hôn nhân môi giới với phụ nữ Trung Quốc hoặc Đông Nam Á bùng nổ, mỗi cuộc môi giới chỉ mất vài ngày. Cách đây không lâu, nhiều tỉnh, thành ở Hàn Quốc treo băngrôn ca ngợi các cô dâu Việt Nam “không bao giờ chạy trốn”. Giờ đây, trên tàu điện ngầm Seoul, những tấm ápphích khuyến khích chấp nhận các gia đình đa văn hóa.

Những gia đình đa văn hóa này dự kiến sẽ vượt mốc 1,5 triệu người vào năm 2020, trong tổng số 50 triệu dân Hàn Quốc. Đây là con số đáng chú ý ở một đất nước có truyền thống tự hào lâu đời về tính dân tộc thống nhất.

Tư tưởng trọng nam đã dẫn tới sự mất cân bằng nghiêm trọng về giới tính. Năm 2010, một nửa số đàn ông tuổi trung niên ở Hàn Quốc sống đơn thân, tăng gấp 5 lần kể từ năm 1995. Tỉ lệ sinh cũng giảm xuống 1,3 trẻ/1 phụ nữ ở độ tuổi sinh nở, giảm so với 6 trẻ trong năm 1960. Đây là một trong những tỉ lệ sinh thấp nhất thế giới. Nếu không có người nhập cư, lực lượng lao động của Hàn Quốc sẽ giảm rất mạnh.


Một đôi vợ chồng Việt - Hàn.Một đôi vợ chồng Việt – Hàn.
Chính phủ Hàn Quốc vô cùng nhiệt tình trong việc phát triển một đất nước đa dân tộc. Ngân sách cho các gia đình đa văn hóa tăng tới 24 lần kể từ năm 2007, lên đến 107 tỉ won (105 triệu USD). Khoảng 20 trung tâm hỗ trợ cung cấp dịch vụ dịch thuật, các lớp học ngôn ngữ, trông trẻ và tư vấn. Sách giáo khoa hiện nay bao gồm cả phần về gia đình đa chủng tộc. Năm 2012, trẻ em lai Hàn Quốc lần đầu tiên có thể gia nhập quân đội. Khi 4 người Mông Cổ làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc cứu sống hàng chục đồng nghiệp người Hàn trong một vụ hỏa hoạn năm 2007, người dân địa phương đã thúc giục chính quyền cấp cư trú cho họ và giới chức nước này đã làm như vậy.

 

 

Tuy nhiên, việc hòa nhập trong các gia đình đa chủng tộc vẫn còn nhiều khó khăn. Theo một cuộc khảo sát của Viện Phát triển phụ nữ Hàn Quốc, cứ 10 cuộc hôn nhân với người nước ngoài thì có 4 cuộc đổ vỡ trong 5 năm đầu tiên. Năm 2009, gần 1/5 số trẻ em sinh ra từ các cuộc hôn nhân dị chủng không được đến trường. Nhiều người mẹ biết ít tiếng Hàn. Đây đó còn tồn tại nhiều phân biệt đối xử.

 

 

Chính phủ Hàn Quốc hiện đang thắt chặt các quy định về hôn nhân. Tháng trước, chính phủ nước này đưa ra 2 yêu cầu mới: Cô dâu ngoại quốc phải nói được tiếng Hàn và chú rể Hàn phải chứng minh được thu nhập tài chính. Các nhà chỉ trích nói rằng, việc siết chặt quy định hôn nhân chỉ làm tăng tốc độ già hóa lực lượng lao động. Ông Lee In-su -một người môi giới hôn nhân ở Daegu – cho biết, số lượng phụ nữ đủ điều kiện kết hôn sẽ co lại. Hầu hết cô dâu ngoại quốc xuất thân từ các vùng nông thôn nghèo đều không đủ khả năng ngôn ngữ. Trong khi đó, sự cạnh tranh đối với các cô dâu Trung Quốc – nước cũng có số lượng nam nhiều hơn nữ – là vô cùng khốc liệt.

 


Trên thực tế, số đàn ông Hàn Quốc kết hôn với cô dâu ngoại đang giảm – từ 31.000 người trong năm 2005 xuống còn 18.000 người trong năm ngoái. Trong đó, 9/10 cuộc hôn nhân này ở thành phố. Bà Kim Yong-shin – Trung tâm Văn hóa Việt – Hàn ở Hà Nội – cho biết, các cô gái Việt giờ không còn muốn sống mòn mỏi ở những vùng quê của Hàn Quốc nữa. Họ thích xem phim Hàn Quốc và nghe nhạc K-pop.

 

 

Đối với những khách hàng Hàn Quốc, ông Lee Chang-min – một người môi giới tại Seoul – nói rằng, họ ngày càng được học hành tốt hơn và khấm khá hơn, thậm chí nhiều người ở trong nhóm có thu nhập cao nhất Hàn Quốc. Những người khác thận trọng với bản sao của doenjangnyeo (một thuật ngữ miệt thị chỉ tầng lớp phụ nữ Hàn Quốc “giàu xổi”). Họ thích một người vợ có thể đảm nhận vai trò truyền thống hơn là nhiều phụ nữ Hàn Quốc hiện sẵn lòng làm. Các nhà môi giới than thở, sẽ tốt hơn nếu những người đàn ông này được bạn bè giới thiệu vợ nước ngoài, chứ không cần thông qua môi giới. Có thể đấy cũng là một giải pháp thích hợp trong bối cảnh Hàn Quốc đang thay đổi hiện nay.