Tròn 18 tuổi, tôi mang bụng chửa ễnh ra về ăn vạ mẹ mà không hề biết bố đứa bé là ai. Mẹ tôi dù tức giận vẫn khuyên nên s;inh đứa bé để bà chăm sóc. 5 năm sau cha đứa trẻ đến nhận con, danh tính khiến mẹ tôi sốc nặng

Ông ta cầu xin được nhận con trai và trao toàn bộ tài sản cho cháu khiến ý chí tôi cũng lung lay.

Tôi năm nay hơn 50 tuổi, hiện đang chăm sóc cháu ngoại 4 tuổi – là con của con gái tôi. Câu chuyện thì dài dòng nhưng tôi xin được vắn tắn như sau.

Khi con gái mới tròn 18 tuổi, tôi phát hiện sắc mặt cháu rất kém, ăn gì nôn đó nên đưa cháu lên bệnh viện để thăm khám. Lúc này tôi vô cùng bất ngờ khi bác sĩ thông báo con đã có bầu được gần 5 tháng, là một bé trai đã rõ hình hài đang lớn dần trong cơ thể con.

Ban đầu tôi nghĩ rằng bác sĩ đã lầm vì con gái tôi mới chỉ 18 tuổi, cháu là đứa trẻ ngoan, đang theo học cấp 3 và chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học. Tôi hiểu con gái mình, lúc nào cháu cũng chỉ biết ăn và học, không giao du với bạn xấu. Đến bạn trai còn chưa có thì làm sao lại có thể mang bầu được.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thế nhưng sau nhiều lần kiểm tra bác sĩ vẫn quả quyết với tôi rằng không có kết luận nào khác ngoài kết quả đó. Tôi nhìn con gái, đứa trẻ không nói gì mà chỉ sợ sệt rồi bật khóc. Sau nhiều ngày gặng hỏi cháu vẫn nhất quyết không nói lý do vì sao con lại có bầu ở cái tuổi mới lớn này, rồi danh tính cha đứa trẻ là ai?

Lúc đó, tôi vô cùng hoang mang bởi tôi làm mẹ đơn thân nuôi con gái, tôi hiểu được những khó khăn về vật chất và tinh thần khi nuôi một đứa trẻ đến nhường nào. Nhất là khi con còn rất trẻ, con còn cả một chặng đường tương lai phía trước. Thế nhưng cũng không thể bỏ đứa trẻ này, nó hoàn toàn vô tội và cũng đã rất lớn rồi.

Chuyện con gái 18 tuổi của tôi có bầu rồi cũng dần lan truyền ra cả làng. Tôi cũng chờ xem có người nào xuất hiện nhận là “tác giả” không nhưng vẫn bặt vô âm tín. Bị bạn bè, người trong làng dè bỉu vì ăn chơi sa đọa tới mức mang bầu, con gái bỏ học trốn trong nhà tới mức suýt chút nữa thì trầm cảm, thậm chí có ý định tự phá thai, tự kết liễu đời mình.

Bản thân tôi cũng sốc vô cùng nhưng cũng phải nhanh chóng sốc lại tinh thần tìm hướng giải quyết giúp đứa con dại dột. Cuối cùng tôi động viên cháu cố gắng sinh đứa trẻ ra và bắt đầu lại từ đầu, tôi sẽ giúp con nuôi đứa bé.

Và cuối cùng đứa cháu ngoại cũng chào đời nhưng nhìn mãi cũng không ra nó giống ai để mà “bắt vạ”. Lúc đó tôi dần chấp nhận sự thật rằng nếu không là mình thì sẽ chẳng có ai cứu con và cháu của mình. Tôi lúc đó hơn 45 tuổi lại bắt đầu cảnh bỉm sữa và làm thủ tục cho con gái đi xuất khẩu lao động nước ngoài để trốn tránh mọi thị phi quê nhà. Trước khi con đi có hẹn:

– Con xin lỗi mẹ, con sẽ cố gắng làm việc có tiền để gửi về cho mẹ chăm sóc cháu. Một lúc nào đó con sẽ cho mẹ biết sự thật.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thôi thì con dại mình phải chịu. Tôi cũng không trách móc cháu làm gì mà một mình chịu đựng sự dè bỉu, tiếng xấu từ mọi người.

Thấm thoát cũng 5 năm trôi qua, đứa trẻ giờ được 4 tuổi. Cuộc sống của hai bà cháu đang ổn định thì mọi thứ bắt đầu bị xáo trộn khi người cha đích thực của cháu bắt đầu đến nhận con.

Ông ta không ai khác lại chính là một người trong làng, giàu có và hiện đã hơn 60 tuổi. Ban đầu tôi cũng không thể tin lời ông ta nói là thật cho đến khi con gái mình xác nhận. Hóa ra khi xưa con gái tôi và ông ấy cũng có mối quan hệ với nhau thật nhưng đứa trẻ mới lớn không nghĩ là sẽ có “kết quả”.

Lúc ấy người đàn ông đã có gia đình và 2 con gái lớn sợ trách nhiệm, sợ xấu hổ nên nhất quyết cấm con gái tôi nói ra sự thật và cháu là đứa trẻ mới lớn nên cũng không dám hé nửa lời. Sở dĩ đến nay tự nhiên ông ta đến nhận con trai là bởi vì ông ấy rất giàu có nhưng mắc bệnh ung thư và không còn sống được bao lâu nữa.

– Tôi thành thật xin lỗi gia đình và xin bà cho phép tôi được nhận con trai. Tôi đang trong quá trình hoàn thành việc lập di chúc, toàn bộ 9/10 phần tài sản tôi sẽ để lại cho con trai mình, 1/10 còn lại là để cho hai cô con gái vì tôi cũng cho các cháu gái nhiều rồi. Tôi không nghĩ bản thân lại sắp phải lìa xa cõi đời này, cho nên tôi muốn xin được nhận lại con trai mình và bù đắp cho nó.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Khi tôi hỏi con gái về việc này thì cháu giao quyền quyết định cho tôi.

– Người sinh cháu ra là con nhưng mẹ mới là người quyết định cuộc sống của cháu. Con không thù hận gì người đàn ông ấy vì xưa kia con và ông ấy hoàn toàn là tự nguyện. Vì thế con xin mẹ cũng đừng làm lớn chuyện lên cũng không tốt cho cuộc sống hiện tại của cháu. Còn việc mẹ có cho ông ta nhận con hay không thì tùy mẹ quyết định.

Con gái tôi hiện cũng đã có người yêu trong thời gian đi xuất khẩu lao động nước ngoài và cháu cũng không có ý định về Việt Nam định cư nữa. Do đó cháu trao mọi quyền quyết định cho tôi.

Thú thực tôi rất sốc khi biết được thủ phạm đã khiến con tôi phải dở dang chuyện học hành, khiến gia đình tôi bị ảnh hưởng nhưng đó cũng là chuyện đã qua, tôi cũng không muốn cháu của mình mãi mãi mang danh là đứa trẻ không có bố. Vậy nên tôi đã suy nghĩ rất nhiều về lời đề nghị của ông ta. Tôi nên làm thế nào?

Tâm sự từ độc giả myvan…

Mọi đứa trẻ đều có quyền được biết cha mẹ ruột của mình là ai, sống ở đâu, như thế nào… Tuy nhiên, việc quyết định có nên cho đứa trẻ nhận lại bố ruột hay không là một vấn đề phức tạp và cần xem xét từ nhiều khía cạnh. Dưới đây là một số yếu tố cần cân nhắc:

Tình trạng tâm lý của đứa trẻ: Đứa trẻ có thể đã trải qua nhiều cảm xúc khác nhau về việc bị bỏ rơi. Cần xem xét xem trẻ có sẵn sàng tiếp nhận bố hay không.

Động cơ của người bố: Quan trọng là hiểu lý do tại sao người bố muốn trở lại trong cuộc sống của đứa trẻ. Nếu ông có những lý do chân thành và muốn xây dựng mối quan hệ, điều này có thể là tích cực.

Mối quan hệ hiện tại: Nếu đứa trẻ đang sống trong một môi trường ổn định và yêu thương, việc đưa người bố trở lại có thể gây xáo trộn. Cần đánh giá xem điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ hay không.

Thời gian và cách tiếp cận: Nếu quyết định cho nhận lại bố, cần phải có một quá trình từ từ và có sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý để giúp trẻ thích nghi.

Quyền lợi của đứa trẻ: Cuối cùng, sự an toàn và hạnh phúc của trẻ nên là ưu tiên hàng đầu. Cần lắng nghe ý kiến của trẻ (nếu có thể) và đảm bảo rằng mọi quyết định đều vì lợi ích tốt nhất của trẻ.

Tóm lại, đây là một quyết định cần được cân nhắc kỹ lưỡng, và có thể cần sự tư vấn từ các chuyên gia tâm lý hoặc luật sư để đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra một cách tốt đẹp nhất cho đứa trẻ.