Vợ ṓm cҺồпg vẫп gọι Ьạп vḕ tụ tậρ rồι Ьắt cȏ Ԁọп Ԁẹρ, пҺưпg vừɑ quɑү ƌι ɑпҺ ƌã tҺấү Ьát ƌĩɑ “Ьɑү” cùпg lờι tuүȇп Ьṓ Һùпg Һồп
“Hȏm qua cũng thḗ, vợ ṓm chṑng em vẫn mua bao nhiḕu ᵭṑ ăn vḕ mời bạn bè tới ăn uṓng bảo liên hoan tụ tập…”, cȏ vợ kể lại.
Với phụ nữ, không gì khổ bằng lấy phải chồng vô tâm. Bởi suy cho cùng, bước vào cuộc sống hôn nhân, phụ nữ đâu cần chọn chồng giàu, nhiều tiền lắm của. Cái họ cần là 1 bờ vai vững chắc để họ dựa mỗi khi mệt mỏi, cùng họ sẻ chia những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống.
Vậy nhưng người chồng trong câu chuyện dưới đây lại không hiểu được điều đó, khiến vợ chán trường vào group chung than thở: “Có ai như em, 3 năm sau cưới chưa bao giờ em được chồng nấu cho bữa cơm hay giặt giúp bộ quần áo. Anh chỉ biết sáng dong xe đi, tối dắt xe về, việc nhà cửa nội ngoại 2 bên mình em lo toan gánh vác. Anh không bao giờ quan tâm, kể cả vợ ốm.
Khổ nhất là chuyện con cái, em bị tắc vòi trứng, nội tiết tố kém nên khó đậu thai. Biết vấn đề nằm ở vợ nên chồng em càng vô tâm hơn. Tư tưởng của anh ấy là lỗi ở đứa nào, đứa đó phải tự lo khắc phục. Ngay như hôm vào viện nong tách vòi trứng em cũng phải đi 1 mình. Làm thủ thuật đau quá, em ngất xỉu trên bàn mổ. Lúc tỉnh dậy lại bắt xe tự về chứ chồng tuyệt đối không hỏi han nửa lời.
Bài chia sẻ của cô vợ
Sau gần 2 năm vật lộn khổ sở, ra vào viện không biết bao nhiêu lần, cách đây 2 tháng, em đã có bầu. Song quá trình giữ thai của em phức tạp vất vả hơn người khác rất nhiều. 3 tháng đầu không ngày nào em không phải tiêm thuốc. Bước sang tuần thứ 13 bác sĩ lại yêu cầu phải khâu hẹp cổ tử cung để tránh thai đẩy ra ngoài. Trải qua từng ấy đau đớn nhưng em vẫn nghiến răng chịu đựng. Tiếc là chồng em có biết đó là đâu, vẫn vô tâm thờ ơ với vợ nhưng thể em không hề mang bầu, không đỡ đần gì vợ. Mọi việc lớn bé trong nhà em vẫn phải lo hết.
Cực nhất là cuối tuần trước, đến lịch khám thai, em nhờ chồng đưa vào viện mà anh nhìn vợ nhăn nhó lại cau mặt bảo: ‘Bé bỏng gì mà đi đâu cũng phải kéo người đi cùng’.
Em đành dắt xe đi một mình, không may trên đường đi em ngã xe vật người xuống đường bị đau bụng ra máu. May có mấy người ở đó đưa vào viện cấp cứu mới giữ được con nhưng thai bị nong tách 20%, nguy cơ sảy rất cao khiến em sợ tím tái mặt mày.
Nằm viện 3 hôm thì em được cho về nhà. Bác sỹ yêu cầu phải hạn chế đi lại vận động. Chẳng còn cách nào, chồng em buộc phải tự nấu nướng cơm nước nhà cửa.
1 vài ngày đầu chồng em cũng vui vẻ vào bếp nấu, tới tuần thứ 2 anh bắt đầu khó chịu. Đứng nấu ăn mà anh cứ lẩm bẩm cằn nhằn rằng anh lấy vợ khổ như bị hành.
Nhất là hôm qua, được nghỉ chồng em mua bao nhiêu đồ ăn về mời bạn bè tới ăn uống bảo liên hoan tụ tập. Em tránh đông người nên nằm trong phòng, chồng mang cho ít thức ăn vào cho. Ăn uống xong, bạn bè giải tán. Chồng em đập cửa gọi vợ: ‘Nhiều bát đĩa lắm, nay cô tự ra dọn dẹp đi’.
Em vẫn nhỏ nhẹ đáp: ‘Anh gắng đỡ vợ thêm thời gian. Đợi thai ổn định thì em…’.
Không để em nói hết lời, anh ‘chặn’ luôn: ‘Tôi hầu cô thế đủ rồi. Ăn được thì làm được. Tôi không thể mãi cơm bưng nước rót tận giường cho cô. Người ta chửa đẻ đầy ra có sao. Cô đừng viện cớ ỷ lại cho chồng. Vớ vẩn tôi tống cô về nhà đẻ đấy”.
Thật chứ nghe đến đây em hết chịu nổi. Nghĩ vừa ức vừa tủi thân, cảm giác như người đàn ông đứng trước mình là 1 người xa lạ chứ không phải chồng. Không nhịn được hơn, em hất luôn mâm bát đũa, nghiến răng chỉ thẳng mặt chồng: ‘Đến giờ này anh vẫn nói ra được mấy lời vô tâm đó à? Nếu như hôm đó anh không vô tình, coi mấy trận tennis của anh hơn vợ thì giờ này tôi đâu phải khổ sở thế này. Anh nói đàn bà thiên hạ đẻ đầy, không ai như tôi hả? Anh so sánh đúng đó, anh thử tới các bệnh viện, phòng khám xem có ai như vợ anh, bầu bí mà cứ lủi thủi đi khám 1 mình trong khi ai cũng có chồng đưa đi, tới mức bác sĩ còn tưởng tôi là mẹ đơn thân đó.
Anh nghĩ lại xem, tôi chịu bao đau đớn khổ sở, bằng mọi cách sinh con là vì ai. Thế mà từ ngày tôi có thai, anh đã bao giờ quan tâm hỏi han tôi được nửa lời. Tôi cũng chán cái cảnh có chồng như không này lắm rồi. Không cần anh trả về ngoại đâu, tự tôi về được rồi’.
Ảnh minh họa
Nói xong, em bấm máy gọi taxi xách túi về ngoại luôn. Ngay chiều đó chồng em phi xe sang nói chuyện với bố mẹ xin đón vợ về nhưng em không về. Em tuyên bố sẽ ở nhà ngoại tới khi sinh. Đợi con em chào đời xong sẽ tính tiếp”.
Thời khắc phụ nữ mang bầu, sinh con chính là lúc họ cần người đàn ông bên mình thương yêu, che chở, là chỗ dựa để họ làm động lực vượt mọi khó khăn. Tiếc là không phải người chồng nào cũng hiểu được ước nguyện đơn giản đó của vợ nên mới để phụ nữ phải rơi nước mắt tủi cực trong chính cuộc hôn nhân mà họ dày công hi sinh vun đắp.
Đặc biệt khi sức chịu đựng của họ đã đi tới giới giạn cuối cùng thì có làm cách gì đi nữa, các anh chồng cũng không thể níu kéo họ lại bên mình. Vậy nên khi có hãy tôn trọng vì mất là khỏi tìm lại đó các anh chồng ạ.