Nuôi con riêng của chồng 30 năm, tôi choáng váng ngã quỵ vì giây phút cuối đời chồng gọi con gái vào thì thầm:  “Bà ấy không phải là mẹ ruột con. Di chúc này cha viết chỉ để cho bà ấy ít tiền dưỡng già, còn căn nhà và tiền tiết kiệm đều là của con”…

Hơn 30 năm trước, tôi từng nghĩ cuộc đời mình sẽ êm đềm, giản dị như bao người phụ nữ khác. Nhưng tất cả sụp đổ khi tôi phát hiện ra mình không thể sinh con.

Khi vừa 20 tuổi, tôi bị ép gả cho một người đàn ông ở làng bên. Cuộc sống làm dâu chưa bao giờ dễ dàng, nhất là khi cha mẹ chồng liên tục gây áp lực chuyện con cái. Ba năm sau ngày cưới, tôi vẫn chưa mang thai. Ánh mắt nghi ngờ, lời đồn thổi từ hàng xóm khiến tôi sống trong lo lắng và xấu hổ.

Cha mẹ chồng dẫn tôi đi khắp nơi tìm bác sĩ. Từ những thầy thuốc đông y ở vùng quê đến các bệnh viện lớn trên tỉnh, tôi uống hàng chục loại thuốc, làm đủ mọi xét nghiệm. Cuối cùng, bác sĩ tại một bệnh viện lớn chẩn đoán tôi bị dị tật bẩm sinh, không có tử cung, hoàn toàn không thể mang thai.

Tin ấy như sét đánh ngang tai. Tôi nhớ lúc ấy, mẹ chồng chỉ thở dài, còn cha chồng thì lắc đầu thất vọng. Chồng tôi im lặng, nhưng ánh mắt anh lạnh lùng hơn trước. Tôi sống trong ánh mắt soi mói, những lời đồn ác ý suốt một thời gian dài. Cuối cùng, tôi chấp nhận để chồng có con riêng với người phụ nữ khác, rồi chăm con riêng của chồng như con đẻ.

Tôi chăm sóc con từ những ngày đầu đến lớp mẫu giáo, cho đến khi con trưởng thành, tốt nghiệp đại học, lập gia đình. Trong mắt tôi, con bé không khác gì con ruột, còn trong mắt con, tôi là người mẹ thực sự.

Cuộc sống yên bình ấy kéo dài cho đến khi chồng tôi đột ngột phát bệnh. Bác sĩ thông báo anh ấy chỉ còn vài ngày để sống. Tôi làm tất cả để chăm sóc anh chu đáo, không để con gái phải lo lắng.

Chấp nhận nuôi con riêng của chồng vì không thể mang thai, 30 năm sau tôi choáng váng với di chúc của anh để lại - 1

Tôi chăm con riêng như con của chính mình. (Ảnh minh họa)


Một buổi tối, chồng tôi bảo muốn nói chuyện riêng với con gái. Tôi hiểu rằng anh có điều quan trọng cần dặn dò, nhưng trong lòng lại dấy lên dự cảm không lành.

Đứng ngoài cửa, tôi nghe thấy giọng nói yếu ớt của anh: “Bà ấy không phải là mẹ ruột con, ở lại đây chỉ để chăm sóc con. Di chúc này cha viết chỉ để cho bà ấy ít tiền dưỡng già, còn căn nhà và tiền tiết kiệm đều là của con”.

Những lời ấy khiến tôi sững sờ. Dù đã chuẩn bị tinh thần, tôi vẫn không kìm được cảm giác đau đớn. Hóa ra, trong suốt những năm qua, tôi chưa từng là một phần thực sự của gia đình này.

Sau tang lễ, tôi thu mình trong phòng, không biết làm sao đối mặt với con gái. Nhưng đêm đó, con tìm đến tôi, đưa cho tôi một tấm thẻ ngân hàng và nói:

– “Mẹ, đây là tiền ba để lại cho mẹ dưỡng già. Còn căn nhà này, mẹ muốn sống tiếp thì cứ ở, nếu không, mẹ chuyển về ở cùng con. Con và chồng con sẽ chăm sóc mẹ”.

Tôi nhìn con, nước mắt trào ra. Không ngờ rằng người con gái mà tôi từng chăm sóc, yêu thương, lại hiểu và trân trọng tôi đến vậy.

– “Mẹ, con biết mẹ không sinh ra con, nhưng những gì mẹ làm còn hơn cả mẹ ruột. Mẹ đừng lo, con và chồng con sẽ lo cho mẹ chu đáo”.

Tôi quyết định dọn về sống cùng con gái, con rể và cháu ngoại. Cuộc sống mới không hoàn hảo, nhưng tôi cảm nhận được sự yêu thương chân thành từ gia đình này.

Nhìn cháu ngoại lớn lên từng ngày, tôi không khỏi nhớ lại những tháng ngày mình từng đau khổ vì không thể mang thai. Từ nhỏ, tôi đã ao ước được làm mẹ, được cảm nhận từng cử động của con trong bụng, được trải qua những khoảnh khắc chờ đợi ngày con chào đời. Nhưng số phận không cho tôi cơ hội ấy.

Dù vậy, tôi hiểu rằng thiên chức làm mẹ không chỉ đến từ việc sinh ra một đứa trẻ, mà còn từ cách ta yêu thương và chăm sóc chúng. Con gái riêng của chồng đã giúp tôi thực hiện điều đó, để tôi cảm nhận được hạnh phúc khi làm mẹ, dù không phải theo cách mà tôi từng mơ ước.

Giờ đây, mỗi lần ôm cháu ngoại vào lòng, tôi thấy mình được bù đắp trọn vẹn. Dẫu không thể trải qua hành trình mang thai vì không có tử cung như bao nhiêu người phụ nữ khác nhưng tình mẫu tử vẫn nảy nở trong trái tim tôi, đong đầy yêu thương và biết ơn những gì cuộc đời đã mang lại.