Khi lấy chồng, ai cũng khen tôi tốt số vì được nhà chồng cho cả nhà riêng, ai cũng khen “trai tài, gái sắc”. Bạn bè đến chơi thấy 2 vc ở nhà to đều ngưỡng mộ,khi sinh con cô phải ngửa tay xin tiền chồng và sóng gió bắt đầu ập đến

 

Cô ấy đợi chờ cuộc ly hôn này 15 năm rồi. Khi cô lấy chồng, cô nghĩ nhất định mình sẽ là người vợ tốt, người mẹ đảm đang. Cô là cán bộ nhà nước, mức lương theo hệ số và cũng không dư dả gì. Chồng cô được đánh giá là người đàn ông có học thức, được cả họ nhà nội luôn đề cao là người có năng lực. Mọi người nói cô gặp được đám hời. Ừ thì gọi nôm na là: trai tài gái sắc.

Lấy chồng rồi, cô cứ thấy mình nem nép với chồng. Bạn bè đến chơi thấy 2 vc ở nhà riêng ra chiều ngưỡng mộ, cô nói nhỏ nhà của chồng đấy tớ ko góp gì rồi liếc nhẹ nhìn chồng, thấy anh ta đưa ánh mắt khinh khỉnh nhìn cô. Cô sợ sệt cúi mặt nhìn xuống, từ bấy không dám mời ai đến chơi.

Cô sinh con, phải ngửa tay xin tiền chồng. Sóng gió bắt đầu ập đến. Gái đẻ không ai giúp, chồng cô tuyên bố: đàn bà có mỗi việc sinh con chứ có gì mà kêu. Đêm cô thức trông con, ngày không được ngủ, còn lo cơm nước cho chồng và giặt giũ chăm con. Một lần cô hỏi tiền chồng, chồng cô chỉ mặt: đẻ ở nhà nằm ngửa mà ăn chẳng làm được cái gì. Từ bấy, đêm nào cô cũng nằm khóc. Con 3 tháng, cô thuê người trông con để lao đi làm. Cuộc hôn nhân không màu hồng như cô từng nghĩ. Chồng cô luôn cho rằng cô lấy được anh ấy là 3 đời phúc nhà cô, biết điều mà ăn ở, cung phụng chồng.

Cô nhẫn nhịn cố gắng để hy vọng nhất định chồng sẽ hiểu mà yêu thương cô.

Đứa con gái đầu được 5 tuổi thì cô sinh thêm đứa con gái thứ 2. Mới hơn 30 tuổi với 2 đứa con mà cô già nua, khắc khổ. Một tay cô 2 đứa con, thêm ông chồng chưa bao giờ động tay giúp cô bất kể việc gì: từ chăm sóc, đưa đón con đi học, con ốm đau một mình cô lo. Mỗi buổi chiều về cô lao vào cơm nước, dọn dẹp, tắm rửa cho con, giặt giũ đến 9-10h đêm mới xong. Chồng cô ngồi kia, giương mắt xem tivi và phủi mông mỗi khi ăn xong.

Mỗi tháng chồng đưa cô vài triệu, cộng với lương của cô. Cố gắng co kéo cũng đủ, cô không dám than một câu, có tháng thiếu thì vay đồng nghiệp rồi có khoản thưởng, làm thêm thì trả nợ. Bảy tám năm trời, cô quay cuồng việc gia đình con cái chẳng biết trời nắng, trời mưa, xuân hạ thu đông chẳng màng, ngày đẹp ngày u ám chẳng biết. Sáng lo việc chợ búa, con cái rồi cuống cuồng đi làm. Chiều ba chân bốn cẳng đi đón 2 đứa rồi về nhà cơm nước. Chồng cô kén ăn, phải nấu những món vừa miệng đúng khẩu vị anh ta chứ anh ta chẳng quan tâm 3 mẹ con thích ăn gì.

Một ngày anh ta mua ô tô, hỏi cô có tiền đóng góp. Cô ớ người ra: tiền lương của cô tiêu hết cho gia đình rồi lấy đâu mà góp. Chồng cô buông 1 câu: loại vô tích sự, chỉ ăn bám là giỏi. Cô đau điếng. Ngày mang xe về, chồng cô hãnh diện lắm, hai đứa con háo hức. Cả nhà đi liên hoan xe mới, cô vừa mở cửa bước lên chồng cô thở dài: ko góp gì mua xe leo lên ko thấy ngượng. Cô đắng họng ko nói gì, cô đã định bỏ bữa liên hoan, nhưng vì 2 đứa con mà cố kìm lòng.

Cái điệp khúc chê cô hãm tài, vô tích sự, ăn bám ngày càng dày đặc. Cô sống im lặng trong nhà như một cái bóng. Có lần cô ốm, chiều chồng đi làm về thấy cô nằm trên giường chưa cơm nước gì: cô làm cái gì mà ốm, chỉ lười giả vờ là giỏi. Cô cố nhổm người dậy đi nấu cơm, nhờ anh tắm cho 2 đứa con. Anh nói đang bận xem tivi, hai đứa con nóng quá khóc ré lên, anh lôi xềnh xệch hai đứa vào nhà tắm đóng rầm cửa lại rồi bỏ lên gác. Cô xót con không để đâu cho hết.

Anh luôn hãnh diện anh là trụ cột, nuôi cả 3 cái tàu há mồm, vất lắm. Vớ phải cái con vợ nhà quê, đi làm nhà nước 3 cọc 3 đồng chẳng nhờ vả được gì, đến não cả lòng.

Anh tuyên bố không có anh thì cái nhà này đói rã hỏng. Có giỏi ra khỏi cái nhà này xem sao. Cô chỉ im lặng ngước nhìn anh ta mà lòng tự hỏi: chồng mình đây sao. Nhất định một ngày cô sẽ phải giải thoát cho mình.

Khi đứa thứ con gái thứ hai được 3 tuổi, cơ quan có suất học nâng cao cô đã dành tâm sức để thi và đi học vào 3 buổi tối 1 tuần. Đứa 8 tuổi trông đứa 3 tuổi khi cô đi học, cô nói dối chồng cơ quan có dự án phải làm thêm giờ. Cô dành thời gian nhận việc bên ngoài làm thêm để kiếm thu nhập. Hai năm sau cô có tấm bằng thạc sĩ kinh tế và có một lượng khách hàng nhất định, cô làm sổ sách kế toán cho một số doanh nghiệp. Do có trình độ và làm việc có trách nhiệm, khách hàng của cô ngày càng tăng. Ngoài làm ở cơ quan, cô kết hợp với một người bạn thuê một căn chung cư nhỏ ở trong khu tập thể cũ để làm thêm dịch vụ thuế, kế toán. Năm năm sau, cô lên trưởng phòng ở cơ quan và có 1 công ty bên ngoài mà chồng cô không biết. Cô vẫn giữ nếp sống như ngày nào. Chồng cô vẫn khinh khỉnh: tưởng cô lên được tý chức thì thế nào trông vẫn rách như con nhà quê, chắc ăn bám thằng này đến cuối đời. Cô vẫn giữ im lặng. Cô xin nghỉ ở cơ quan để tập trung cho công ty mà không hề bàn bạc với chồng. Cô đi học lái xe và tự thưởng cho mình 1 chiếc ô tô mới, ngày cầm lái cô nhớ lại cảm giác chồng khinh miệt cô khi xưa, cô chỉ mỉm cười. Khi đứa con gái đầu đỗ vào lớp 10, đứa con gái thứ hai lên lớp 5 cô quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân của mình. Một buổi sáng, cô đặt đơn ly hôn lên bàn, chồng cô quắc mắt chỉ tay vào mặt cô dám hả. Cô để đấy và đi làm. Sáng hôm sau, chồng cô lôi cô dậy từ sớm cùng 2 đứa con, tống cổ cô và 2 đứa con gái ra khỏi nhà và ráo hoảnh: cút 3 mẹ con chúng mày đi, cấm quay về nhà chết đừng có gọi thằng này. Cô không nghĩ chồng cô cạn tình đến vậy, ít nhất còn 2 đứa con. Cô cho 2 con đi học xong thì nhận được tin nhắn từ chồng: tao thay khóa không cho chúng mày vào nhà. Cô chỉ nhắn lại: Tùy anh. Cô không về nhà bố mẹ, không muốn phiền ông bà. Mấy ngày đầu ba mẹ con thuê khách sạn để ở. Sau đó cô thuê 1 căn chung cư nhỏ gần trường học để tiện hai con đi học. Ba mẹ con đi tay không khỏi nhà, cô mua sắm lại toàn bộ sách vở cho các con, quần áo đồ dùng cho ba mẹ con mà không có ý định quay về nhà cũ lấy đồ.

Mấy ngày đầu khá im ắng, không thấy chồng cô nhắn gọi gì. Cô nhắn tin đề nghị chồng ký đơn thuận tình ly hôn và để cô nuôi hai con, tài sản chia đôi. Chồng cô nhắn tin chửi rủa cô liên hồi, nói cô đéo có tiền chắc đi theo giai, chửi lây 2 đứa con và bảo sẽ không cho đồng nào cho biết mặt. Chồng cô không ký đơn, cô thấy khá nực cười, bình thường chửi mắng khó chịu với cô, coi cô không ra gì, cô là kẻ ăn hại ăn bám sao không ký đơn để rảnh nợ. Chồng cô lồng lộn đến cơ quan cô để tìm thì thấy đồng nghiệp báo cô đã xin nghỉ việc và giờ làm gì không rõ. Chồng cô gọi điện cho bố mẹ cô nói ông bà không biết dạy con, cái loại đàn bà lăng loàn đã không biết điều mà sống còn bỏ chồng theo giai. Mẹ cô biết chuyện của cô từ lâu, bà chỉ nói với con rể quí: anh chị yêu đương tìm hiểu tự lấy nhau, giờ không ở được thì tự giải quyết bố mẹ không can thiệp. Anh ta chưng hửng cúp máy.