CҺồпg uṓпg sɑү rồι cãι cọ ầm ĩ vớι Ьṓ tҺế пҺưпg mẹ cҺồпg lạι muṓп tȏι sɑпg cúι ƌầu xιп lỗι Һộ coп trɑι Ьà

 

Vì sao người khȏng liên quan và khȏng hḕ hay biḗt chuyện gì ᵭã xảy ra lại phải gánh chịu trách nhiệm cho hành ᵭộng của người khác?

Tôi có cô đồng nghiệp sắp đi lấy chồng nên ngây ngô quay sang hỏi tôi rằng rốt cuộc thì mẹ chồng hay nàng dâu là người nên đối xử với đối phương tử tế trước? Nghe thì đúng là câu hỏi vô tri nhưng tôi bỗng nhiên cũng cảm thấy có chút ngẫm nghĩ.

Tôi đi lấy chồng gần 10 năm, từng ấy thời gian sống với suy nghĩ mình cứ đối xử tốt với người ta trước rồi dần dần họ sẽ hiểu và không để mình phải chịu thiệt thòi. Thế nhưng, phải là bên duy nhất cho đi sự tử tế đến bao giờ mới được bên còn lại thấu hiểu và đối xử ngược lại với mình như thế đây?

Gia đình chồng tôi toàn là dân tri thức, học thức cao nhưng nghèo. Tôi phải nói thẳng luôn là nghèo dù vẫn có cái nhà khá rộng rãi để ở nhưng đấy là nhà của các cụ để lại chứ bản thân bố mẹ chồng và chồng tôi đều không làm ra tiền mà nếu có làm ra thì cũng chỉ 5 cọc 3 đồng.

Điều đáng nói là họ đâu có dốt, đâu có kém cỏi, họ toàn là thành phần tinh hoa của xã hội nhưng không thích làm, chỉ thích tận hưởng cuộc sống nhàn nhã như những quý tộc thời xưa chứ không muốn lao mình vào guồng quay cơm áo gạo tiền thời đại bây giờ.

Cuộc sống đôi khi trôi qua như một dòng sông, có lúc êm đềm nhưng cũng không thiếu những con sóng vỗ bờ gây xáo trộn. Bao nhiêu năm qua tôi nhìn thấu việc chồng mình không có trí tiến thủ khi mà rất nhiều cơ hội đến anh đều thẳng thừng từ chối vì không muốn bận bịu, chỉ muốn ngày đi làm vài tiếng rồi về nhà nghỉ ngơi, thể thao, nhậu nhẹt với chúng bạn. Chính vì nhìn thấu điều đó mà tôi nai lưng ra làm, không làm thì lấy gì mà ăn? Tôi còn con nhỏ, còn trả nợ ngân hàng, còn ti tỉ thứ phải lo. Tôi một mình gánh vác kinh tế gia đình, nhưng cũng đâu có được yên ổn mà kiếm tiền đâu!

Tối hôm ấy, tôi tăng ca vì còn có nhiều việc chửa xử lý được, trong lúc vợ bận đến tối tăm mặt mũi, con cái phải gửi ông bà ngoại thì ông chồng quý hóa của tôi uống rượu say mèm rồi về nhà gây sự và cãi vã với bố mình. Cụ thể sự việc cãi nhau đó như thế nào thì tôi không biết vì tôi có mặt ở nhà đâu mà biết, sau đó thì chồng tôi và những người có mặt lúc ấy đều không nói gì với tôi cả.
Chồng uống say rồi cãi cọ ầm ĩ với bố thế nhưng mẹ chồng lại muốn tôi sang cúi đầu xin lỗi hộ con trai bà- Ảnh 1.

Không biết là cãi nhau đến mức nào mà bố chồng giận dữ, không muốn nhìn mặt chồng tôi nữa còn chồng tôi phần vì say quá chẳng nhớ cái gì phần thì ngang ngạnh, không bao giờ nhận mình sai nên không hề có ý định xin lỗi bố. Thế là gần Tết đến nơi rồi nhưng 2 bố con vẫn đang chiến tranh lạnh với nhau.

Nhưng kỳ cục là tình huống trở nên hài hước khi mẹ chồng tôi – người phụ nữ luôn trong vai trò giữ gìn hòa khí gia đình – lại đến gặp tôi, đề nghị một cách khó hiểu: Nếu chồng tôi không xin lỗi bố, thì tôi nên làm thay!

Tại sao? Tôi còn chẳng biết có chuyện gì đã xảy ra nữa cơ mà, vì sao người không liên quan và không hề hay biết chuyện gì đã xảy ra, phải gánh chịu trách nhiệm cho hành động của người khác? Cứ coi như quýt làm cam chịu đi thì cũng phải cho tôi biết tôi phải đi xin lỗi người khác vì chuyện gì chứ!

Những ngày cuối năm tôi bận đến tối tăm mặt mũi, tôi đã cố gắng không chỉ làm tròn trách nhiệm của một người vợ, một người mẹ, mà còn là trụ cột kinh tế cho cả gia đình, trong khi chồng tôi sức dài vai rộng, ăn học đàng hoàng, bằng cấp cao chót vót thì nhất quyết chỉ ở nhà tận hưởng cuộc sống êm đềm, không tranh đua với đời. Nếu đã dồn hết mọi vất vả cho tôi thì làm ơn để yên cho tôi kiếm ăn chứ?

Tôi không ngừng tự hỏi, đâu là lý do khiến anh không chịu thay đổi, không chịu vươn lên để khẳng định bản thân và cải thiện cuộc sống gia đình? Anh có năng lực, có bằng cấp, nhưng lại chấp nhận một công việc không xứng đáng và dành phần còn lại của thời gian để nhậu nhẹt, để rồi tôi phải gồng mình gánh vác mọi thứ.

Sự mệt mỏi dần chất chứa trong tôi khi mỗi ngày trôi qua là một ngày đấu tranh không chỉ với sự vô tâm của chồng mà còn với những rắc rối từ gia đình chồng. Thật không biết đến bao giờ mới có thể có được một cuộc sống yên bình. Tôi đâu có dám mơ mộng gì, chỉ mong là nếu đã chẳng giúp được tôi cái gì thì để yên cho tôi tự vận hành cuộc sống của gia đình, đừng có dăm bữa nửa tháng lại lôi tôi vào những chuyện chẳng ra đâu vào với đâu nữa!