Câu tục ngữ: “Nghèo không đi đường thủy, giàu không nói chuyện ngoại tình” nghĩa là gì?

Là một sṓ ngȏn ngữ văn học dân gian, ca dao tục ngữ thường chứa đựng một sṓ kiḗn ​​thức, kinh nghiệm phong phú, một cách nói ví von có nội hàm sâu sắc đáng suy ngẫm, mang tính giáo huấn văn hóa. Người xưa để lại cho chúng ta rất nhiḕu kiḗn thức quý giá, có nội hàm nhân sinh sâu sắc.

Có một loại hình khác được dân gian đặc biệt ưa chuộng, đó là tục lệ, có thể nói đó chính là một nét văn hóa dân gian độc đáo.

Nó được gọi là thȏng tục bởi vì văn phong dễ hiểu, nhưng nó cũng hài hước và vui nhộn. Có lẽ tính thȏng tục khȏng thanh thoát như thơ Đường, thơ Tṓng, nhưng cũng chính vì nó thể hiện nhiḕu triḗt lý nhân sinh trong sự giản dɪ̣ bình dân, nȇn có sức truyḕn bá rộng rãi trong nhân dân, đáng để mọi người học hỏi, rút ​​kinh nghiệm.

Câu nói phổ biḗn muṓn giới thiệu với các bạn ngày hȏm nay là: “Nghèo khȏng đi đường thủy, giàu khȏng nói chuyện ngoại tình”. Khȏng biḗt bạn đã từng nghe chưa? Điḕu này có nghĩa là gì? Theo nghĩa đen, những lời này nhắc nhở mọi người khȏng nȇn đi theo đường thuỷ khi họ nghèo, và khȏng theo đuổi những chuyện ngoại tình khi họ giàu có.

Đừng đi đường thuỷ nḗu bạn nghèo

Thuỷ (nước) trong câu này khȏng hoàn toàn chỉ đường thủy mà còn có nghĩa là các hoạt động bất hợp pháp.

Tại sao bạn khȏng đi đường thuỷ nḗu bạn nói rằng bạn nghèo? Trong thời cổ đại, khi lũ lụt xảy ra, nó giṓng như một thảm họa diệt vong đṓi với người dân thường, vì vậy, việc quản lý lũ lụt luȏn là một dự án trọng điểm trong tất cả các triḕu đại.

Ngoài ra, ngư dân sṓng trȇn mặt nước thời xưa cũng rất vất vả, thường xuyȇn phải ra khơi đánh bắt, lúc đó tàu thuyḕn nhìn chung khȏng lớn, nḗu gặp thời tiḗt xấu thì càng nguy hiểm. Nhiḕu ngư dân bɪ̣ chȏn vùi dưới biển theo cách này, vì vậy có câu nói rằng họ sẽ khȏng mất mạng nḗu khȏng  bất chấp nguy hiểm như thḗ.

Tất nhiȇn, khi ý nghĩa của câu này được mở rộng ra, nó nhắc nhở mọi người rằng dù có nghèo khó vẫn phải giữ vững lập trường, đừng mạo hiểm và tham gia vào các hoạt động phi pháp để làm giàu bất chính, nḗu khȏng cuṓi cùng họ sẽ làm hại người khác và chính họ.

Giàu khȏng nói chuyện ngoại tình

Ngoại tình ở đây khȏng chỉ nói đḗn quan hệ nam nữ khȏng đúng mực, nó còn có ý nghĩa tương tự như “phú quý bất năng dâm”, tức là phú quý khȏng thể ham mȇ sắc dục, hư vinh.

Đây cũng là kinh nghiệm của người xưa, nhắc nhở chúng ta hãy sṓng thanh đạm khi giàu có, khȏng nȇn tiȇu xài quá đà và phung phí tiḕn bạc một cách tùy tiện. Vì người giàu khȏng biḗt nỗi khổ của người nghèo nȇn dù có của cải, có núi vàng núi bạc nhưng nḗu cứ mù quáng ăn tiȇu phung phí, thì phú quý cũng sớm tiȇu tan.

Có câu: “Từ đạm bạc thành xa hoa thì dễ, nhưng chuyển từ xa hoa sang đạm bạc lại khó”. Vì vậy, khi giàu có, bạn khȏng nȇn để dục vọng làm mờ mắt, phải học cách kiḕm chḗ dục vọng của mình.

Cuộc sṓng của người xưa có thể đơn giản, cȏng nghệ khȏng tiện lợi bằng cȏng nghệ hiện đại, kinh nghiệm sṓng và sự thȏng minh mà họ học được từ thực tḗ trong cuộc sṓng thực sự đáng khâm phục.

Vì vậy, câu “Nghèo khȏng đi đường thủy, giàu khȏng nói chuyện ngoại tình” chỉ là một lời nhắc nhở: khi nghèo khó thì khȏng thể dùng bất cứ cách nào để có được của cải vȏ chính đáng, khi giàu thì khȏng được phung phí hoặc lãng phí tiḕn bạc.

Hằng Tâm Nguṑn Secretchina

XEM THÊM :

An nhàn thoải mái là thứ hủy hoại con người dễ dàng nhất

Một vị giáo viên nọ dẫn theo học sinh của mình tới thăm gia đình nghèo nhất tại một ngôi làng hẻo lánh. Gia đình này có 8 người, người nào người nấy vàng vọt, xanh xao. Họ sống trong một căn nhà tranh rách nát, tồi tàn và ăn những thứ thức ăn rẻ tiền nhất, tài sản duy nhất của họ là một con bò sữa. Cả gia đình dựa vào việc bán sữa bò mới có thể miễn cưỡng duy trì cuộc sống qua ngày.

Trước đây, rất nhiều nhà hảo tâm từng dùng những phương thức khác nhau để hỗ trợ họ: có người quyên góp tiền của, có người giới thiệu việc làm; thế nhưng, không một phương pháp nào hiệu quả.

Điều này khiến người giáo viên không khỏi suy nghĩ, mong muốn tìm ra cách giúp đỡ gia đình này thoát nghèo. Cuối cùng, trước khi rời làng, anh cũng nghĩ ra một biện pháp.

Đợi đến khi đêm xuống, nhà nào nhà nấy đều đã yên giấc, không còn ai qua lại, người giáo viên mới lén lút tới nơi ở của hộ nghèo rồi giết chết con bò sữa – tài sản duy nhất của họ. Sau đó, anh liền mang theo học sinh của mình lặng lẽ rời đi. Đám học trò không hiểu, chất vấn thầy giáo tại sao lại làm như vậy; nhưng anh chẳng hề cho chúng bất cứ lời giải thích nào.

Một năm trôi qua, người giáo viên lại dẫn học sinh của mình tới ngôi làng ấy du lịch, họ phát hiện: gia đình nghèo khó ngày nào giờ đã ở trong một căn nhà mới, mặc những bộ quần áo chỉnh tề và trên gương mặt của họ tràn đầy sức sống.

Nhóm học sinh không khỏi tròn mắt kinh ngạc, tò mò không biết đã có chuyện gì xảy ra sau khi chúng cùng thầy giáo rời đi.

Hóa ra, sau khi không còn con bò sữa, gia đình này lâm vào tình cảnh mất đi nguồn thu nhập duy nhất của mình. Họ chịu đựng cái đói suốt nhiều ngày; cuối cùng, không thể nhịn thêm được nữa nên mới buộc phải ra ngoài đi làm kiếm ăn.

Họ khai khẩn một khu đất mới sau nhà, trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Lâu dần, họ tự tạo ra cho mình một nguồn thu nhập mới, cuộc sống cũng theo đó ngày một tốt hơn.

Đọc xong câu chuyện trên, liệu bạn có cảm thấy đâu đó đôi điều đáng để suy ngẫm?

Đối với gia đình kia mà nói, con bò sữa họ yêu quý, trên thực tế, cũng chính là xiềng xích trói chặt họ với đói nghèo. Họ chìm đắm trong cảm giác an toàn mà con bò sữa mang lại, hưởng thụ sự bần cùng nhàn hạ.

Cho đến khi mất đi con bò sữa, họ mới bị ép phải thay đổi, từ đó thoát khỏi trói buộc, chuyển biến vận mệnh.

Trong đời sống hiện thực, rất nhiều người cũng đang trầm mê với vòng tròn thoải mái do những ‘con bò sữa’ mang lại; họ sống vô tri vô giác, chẳng làm nên việc gì.

Quá mức sa vào hưởng thụ sự thoải mái sẽ khiến bạn giống như con ếch bị nấu trong nồi nước ấm. Sự an nhàn sẽ vây chặt bước chân của bạn, cuối cùng khiến bạn thất bại với chính mình.

Vòng tròn thoải mái của bạn đang chậm rãi thôn tính bạn

Từng có người nêu ra vấn đề như thế này: Cách tốt nhất để hủy hoại một ai đó là gì?

Có người trả lời: “Trước hết, cung cấp cho người này sự an nhàn đủ để khiến họ thỏa mãn, sau đó tước đoạt nó khỏi họ.”

Trong bộ phim điện ảnh ‘The Shawshank Redemption’ (Nhà tù Shawshank) có một tình tiết như sau: Brooks – người ở trong thư viện nhà tù 50 năm – khi được thả ra ngoài đã chọn cách làm hại bạn tù của mình để được tiếp tục ở lại.

Như người bạn tù Red của ông từng nói: “Khi mới vào tù, bạn oán hận những bức tường cao bao quanh bạn; nhưng dần dần, khi bạn đã quen với việc sống trong nó, cuối cùng bạn sẽ cảm thấy mình phải dựa vào nó để tồn tại”.

Đối với Brooks, nhà tù chính là vòng tròn thoải mái của ông. Ở trong đó, ông có thể tìm thấy giá trị bản thân và ý nghĩa cho sự tồn tại của mình; một khi rời khỏi vòng an toàn này, ông trở nên mờ mịt vô định, không biết mình phải làm gì, cũng không có bất cứ sở trường nào để theo đuổi.

Giống như sư tử bị nuôi nhốt trong vườn bách thú, hằng ngày có người cho ăn, hưởng thụ cuộc sống an nhàn thoải mái. Nếu bạn đem nó quay trở lại thế giới tự nhiên, nó có thể sẽ chết đói vì không biết cách tự săn mồi.

Người ta từng nói: vùng thoải mái của hoàn cảnh, vùng thoải mái của tâm lý, và cả vùng thoải mái của thói quen, chúng tựa như những cái chuồng lợn. Một khi rơi vào, nhìn thì có vẻ an nhàn hưởng lạc, có ăn có uống, có bùn đất để nô đùa; tuy nhiên, tất cả những thứ thoải mái ấy đều cần bạn phải trả giá.

Những vùng nhàn hạ ấy đang dần dần hủy hoại bạn.

Một khi quen với việc hưởng thụ sự an ổn, nó sẽ khiến người ta đánh mất đi ý chí phấn đấu, cuộc đời người đó sẽ dần dần rơi vào những vòng luẩn quẩn tầm thường.

Nếu không nhảy ra ngoài, bạn mãi mãi không biết mình có thể đi được bao xa

Trong giáo dục học có một lý luận: Nếu một người trường kỳ ở trong hoàn cảnh thoải mái, người đó sẽ khiến cho năng lực bản thân dần dần thoái hóa; còn nếu đặt người đó vào trong hoàn cảnh tương đối hiểm ác, trải qua đấu tranh cùng đau khổ, người này sẽ có thể đột phá giới hạn năng lực của mình.

Nếu không tự bức ép bản thân một phen, bạn sẽ không biết được giới hạn năng lực của mình ở đâu.

Neale Donald – một tác giả người Mỹ – từng nói: “Trưởng thành sẽ chỉ xảy ra dưới trạng thái không thoải mái”.

Nếu như bạn mãi ở trong êm ấm thuận lợi, không dám thử đột phá, bạn sẽ không có được những tiến bộ thực sự.

Dũng cảm bước ra khỏi vòng an toàn, có lẽ bạn sẽ vấp ngã hoặc thất bại; nhưng mỗi lần rơi vào nghịch cảnh, bạn đều có thể khiến mình ngày càng trở nên mạnh mẽ.

Một người mong muốn thay đổi hoàn cảnh hiện tại, khiến cho cuộc sống trở nên sống động hơn, cách tốt nhất là từ chối sự an ổn, dũng cảm nhảy ra khỏi vòng an toàn của mình.

Làm sao để nhảy thoát khỏi vòng an toàn?

Tác giả người Mỹ – Spencer Johnson – trong cuốn ‘Ai lấy miếng pho mát của tôi’ (Who Moved My Cheese?) đã viết: “Đừng tưởng rằng sự thoải mái trước mắt là một loại hưởng thụ, nếu đã quen hưởng thụ loại thoải mái ấy, bạn cũng sẽ biến thành kẻ ngốc, kẻ đần độn, cuối cùng chắc chắn sẽ bị nó hủy hoại”.

Đợi gió đến không bằng đuổi theo gió; thay vì nằm dưới hồ sâu nước chết chờ đợi sự an bài của số phận, chẳng thà chủ động tiến về phía trước, bước ra khỏi thế giới nhỏ bé của bản thân.

Vậy, làm cách nào mới có thể bước khỏi vòng an toàn?

1. Chủ động chịu khổ, làm những việc khó khăn nhưng lại vô cùng quan trọng

Nhà triết học cổ Hy Lạp – Zeno – từng trả lời các học trò của mình rằng: “Kiến thức của con người giống như một khu vườn, bên ngoài hàng rào chính là những gì ta không biết, bên trong hàng rào là những gì ta đã biết”.

Muốn kéo dài phạm vi khu vườn từ bên trong ra đến những nơi bên ngoài hàng rào, chúng ta cần học thêm những kiến thức mới, cần luyện tập thêm những khả năng mới và tất nhiên, kèm theo đó là phải vượt qua cả những khó khăn mới.

Khi đối mặt với những áp lực có khả năng sẽ xảy đến trong tương lai mà chúng ta không thể gánh vác; thay vì bị động tiếp nhập thống khổ, chúng ta nên chủ động chịu khổ ngay từ bây giờ.

2. Can đảm phá vỡ tình thế, không ngừng mở rộng giới hạn của bản thân

Đôi lúc bạn nghĩ rằng, năng lực của mình đã đủ để chèo chống cuộc sống hiện tại.

Tuy nhiên, cuộc sống vẫn đang không ngừng tiến về phía trước, thời đại cũng không ngừng phát triển; nếu bạn cứ mãi chỉ biết vùi đầu chăm chỉ làm việc, chuyên chú vào những điều trước mắt, bạn sẽ khiến bản thân bị vây hãm trong một phạm vi cố định. Một khi xảy ra chuyện gì ngoài ý muốn, bạn sẽ không có năng lực để chống đỡ, ngăn cản.

Kết luận

Nhàn nhã, tự tại là một loại phúc phận, cũng đôi khi là một loại phong thái khiến người đời nể phục. Tuy nhiên, nhàn rỗi đến độ phóng túng bản thân, buông thả chính mình hoặc sợ hãi đối mặt với thử thách, thay đổi lại là một loại biểu hiện tiêu cực. Trong vòng an toàn, bạn có thể cảm thấy rất thoải mái, cũng có thể đạt được những thành tựu nhất định; nhưng đồng thời, bạn cũng sẽ đánh mất cơ hội thử thách chính mình và khám phá ra giới hạn năng lực của bản thân. Bước khỏi vòng an toàn không có nghĩa là bạn phải đánh đổi tất cả để bắt đầu mọi thứ từ con số 0, hay làm một điều gì đó to tát; chỉ cần bạn sẵn sàng đón nhận những khó khăn và thay đổi không mấy dễ chịu trong cuộc sống để thực hiện một việc đúng đắn, bạn cũng là đang đặt chân ra ngoài phạm vi an toàn của mình rồi.

Theo Secret China
Trường Lạc biên dịch