Nhiều người cho rằng thời nay là xã hội không công bằng khi lấy nhan sắc để làm tiêu chuẩn hàng đầu. Thế nhưng ở một góc độ nào đó, xã hội như vậy thật ra lại rất công bằng.
1. Ngoại hình ảnh hưởng đến giá trị của con người
Những người đàn ông thường nói: “Nhìn con gái đẹp mà quên cả ăn uống, nhìn gái đẹp mới no mắt được”. Mặc dù một số người nghe được cảm thấy khá chướng tai và khó chịu, nhưng đó là một hiện thực không thể chối cãi.
Mỗi ngày đi chợ hay siêu thị đều sẽ bắt gặp một vài người phụ nữ mặc đồ ngủ đi mua rau mua thịt. Mặc dù đồ ngủ không phải loại quần áo hở hang, nhưng nó là loại trang phục nên được mặc ở nhà và chỉ thích hợp mặc trong phạm vi gia đình.
Một người phụ nữ mặc đồ ngủ xuất hiện ở nơi công cộng hay nói rộng hơn là xuất hiện trước mắt người khác với hình tượng không phù hợp. Lại thêm không biết cách làm đẹp bản thân, đã trang điểm nhưng lại không phù hợp. Đó chính là hành động không hề tôn trọng chính mình và trong một số trường hợp cũng không tôn trọng người khác.
Một nghiên cứu về mối quan ɦệ giữa ngoại hình và thu nhập của chuyên gia kinh tế cho thấy: Những người có ngoại hình thường có thu nhập cao hơn 5% so với người bình thường. Ngược lại, những người yếu thế hơn về mặt ngoại hình lại có thu nhập thấp hơn người bình thường 9%.
Hình tượng bên ngoài của một người không chỉ là giúp ích trong nhiều mối quan ɦệ giữa người với người, mà nó còn như tấm giấy thông hành giữa cuộc sống và công việc.
Thế nhưng phải lưu ý rằng hình tượng bên ngoài không chỉ đơn thuần là ngoại hình, mà còn là tư thế, “khí chất” bộc lộ từ trong ra ngoài. Tuy bạn không có ngoại hình, nhưng ít nhất diện mạo phải chỉn chu, sạch sẽ, phong thái đỉnh đạc mới khiến cho người khác không nảy sinh cảm giác chán ghét.
Thật vậy! Ngoại hình và phong thái không giống nhau sẽ tạo nên giá trị của một con người không giống nhau.
2. Cách trang điểm thể hiện thái độ của một người
Một người mặc dù đang gặp phải chuyện đau buồn, nhưng ra đường vẫn ăn mặc gọn gàng, đầu tóc chỉnh tề, thậm chí trang điểm còn có phần xinh đẹp. Điều này nói lên họ ưa chuộng cái đẹp, biết giữ hình tượng và luôn tôn trọng bản thân. Cho dù tâm trạng của họ không ổn định nhưng họ vẫn không cho phép cảm xúc lấn át lý trí.
Điều này còn chưa kể đến, người ăn mặc chỉn chu từ đầu đến chân chắc chắn sẽ cho người khác ấn tượng ban đầu vô cùng tốt, tăng thêm phần cảm tình.
Người xưa từng nói: Tính cách viết hẳn trên mặt, nhân phẩm được soi trong mắt, cách sống thể hiện qua ngoại hình, cảm xúc bộc lộ bằng giọng điệu, thái độ thể hiện qua cử chỉ tay, gia giáo nhìn từ tư thế đứng ngồi, thẩm mỹ nhìn trang phục, thích sạch sẽ hay không thì hãy xem móng tay, thích làm đẹp hay không thì hãy xem đầu tóc, có hợp duyên hay không thì hãy cùng ăn cơm một bữa mới biết…
“Trông mặt mà bắt hình dong”. “Mặt” ở đây không chỉ là khuôn mặt, ngoại hình, mà còn là thần thái, ăn nói, “khí chất” và những điều thể hiện qua chi tiết nhỏ khác.
Thật khó để nắm bắt được bản chất của một người, nhưng cách mà họ thể hiện bản thân trước người khác cũng phần nào nói lên thái độ và tính cách bên trong của họ.
3. Ngoại hình chính là “quyền lực mềm” của một người
Quyền lực mềm là dùng khả năng giành được những thứ mình muốn thông qua việc gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo những gì mình muốn. Một đặc điểm của quyền lực mềm là không cưỡng b.ức, ép buộc. Trong xã hội hiện nay, không ai là không công nhận: Người có ngoại hình sẽ nhận được sự ưu ái hơn trong nhiều mặt.
Thế nhưng ngoại hình liệu có phải là yếu tố để duy trì mọi việc bền lâu và vững vàng hay không?
Điều này cũng giống như trường hợp phỏng vấn xin việc. Người có ngoại hình chắc chắn sẽ ăn điểm hơn người bình thường. Nhưng năng lực mới là yếu tố quyết định để người đó có thể đứng vững trên vị trí của mình. Nhận một người đẹp vào làm việc nhưng trước sau chỉ là một “bình hoa di động” không hơn không kém thì thà rằng tuyển dụng người có ngoại hình bình thường và biết cố gắng học hỏi còn hơn.
Ngoại hình không chỉ đơn thuần là có sẵn, mà còn được tu dưỡng từ những yếu tố bên trong. Nhân tố nội tại quyết định hình tượng ngoại tại của một người.
Cách bạn đi đứng, thái độ bạn đối mặt với thế giới, tri thức bên trong những quyển sách mà bạn đã đọc, những người mà bạn đã quen biết đều sẽ thể hiện nên “khí chất” của bạn. Chính vì vậy, đừng bao giờ để ngoại hình của mình xấu đi, mà hãy làm cho nó đẹp lên từng ngày.
4. Ngoại hình thể hiện nên dáng vẻ cuộc sống hiện tại của một người
Có câu: “Học tập là cách để một người tìm thấy cái tôi tốt đẹp hơn”. Sự tu dưỡng nội tại của một người là quyết định cuối cùng cho diện mạo của họ.
Mỗi người như là giáo viên mỹ thuật cho gương mặt của chính họ. Họ cần phải có trách nhiệm cho ngoại hình của chính mình trong tương lai. Theo đó, kiến tạo nên một gương mặt cũng không hề đơn giản: Phải không ngừng học tập, phải tiếp thu nghệ thuật, phải khoan dung độ lượng, phải từ bi bác ái,…
Tóm lại, “vẽ” nên một gương mặt cũng chính là toàn bộ yếu tố để hoàn thiện bản thân của một người. Chính vì thế, con người phải luôn không ngừng tu dưỡng nhân cách bên trong. Người có tâm hồn đẹp đương nhiên sẽ góp phần giúp cho hình tượng bên ngoài đẹp đẽ hơn. Người lúc nào cũng chỉn chu, sáng sủa, cười nói vui vẻ thì chí ít cuộc sống của họ cũng tốt đẹp hơn những người suốt ngày đầu tóc rối bời, mặt mày cau có, không chút sức sống. Đó là nguyên nhân vì sao ngoại hình chính là dáng vẻ cuộc sống của một người.
Thời đại làm gì cũng phải “nhìn mặt” trước tiên như hiện nay đã khiến cho những người yếu thế về mặt ngoại hình gặp nhiều bất lợi. Thế nhưng, nó không đồng nghĩa với con người chạy đua theo tư tưởng từ bỏ đi sự thông minh và chỉ biết chăm chú vào gương mặt.
Nhan sắc và trí tuệ không phải là sự tồn tại ở hai mặt đối lập, mà là tương trợ lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau.
Vậy nên, người hạnh phúc thật sự trên thế giới đều sở hữu cả diện mạo tốt và tâm tuệ xuất chúng.