Tự làm giò lụa bằng máy xay sinh tố dễ lắm các mẹ ơi, 60 phút là xong mà chất lượng hảo hạng, ngon tuyệt vời

Vì giò lụa nhà tự làm, nên đảm bảo, ăn chẳng sợ hàn the, nên khi em đem biếu mọi người cũng thích lắm. Con gái em á, mỗi lần ăn là cầm gặm cả khoanh ấy. Giò mua ngoài chợ thì nào dám cho con ăn như vậy.
Lúc đầu em tưởng cách làm khó lắm, nên cũng toàn đi mua thôi. Nhưng hôm sang nhà bác chơi, thấy 2 bác đang hì hụi gói giò, mới lân la vào học. Đơn giản ngoài dự kiến, mà không phải xay thịt ngoài chợ đâu ạ, mua về,tự làm hết từ a-z, mà nhà ai chắc cũng đều có máy xay sinh tố đúng không ạ, thế thì làm theo cách này chỉ 30 phút là xong nha. Để em chia sẻ nhé, các mẹ cùng tham khảo nhé:

Đầu tiên các mẹ chuẩn bị nguyên liệu:

500gr thịt lợn (Tốt nhất là mua phần thịt gần chân, chọn bắp thịt vì thịt vùng này đủ dẻo, đủ mềm để làm món giò lụa ngon hoặc phần nạc mông cũng được nhé)

– 30gr bột năng

– 10g bột nở

– 100gr mỡ lợn (nếu dùng thịt mông thì không cần nhé)

– Lá dong hoặc lá chuối rửa sạch, để ráo nước

– Dây lạt mỏng, dài, chắc

– Gia vị: 1 muỗng canh nước mắm; 1/2 muỗng cà phê bột nêm; 1/2 muỗng cà phê đường; 1 muỗng cà phê bột tiêu trắng (tiêu trắng sẽ làm giò không bị đen)

– 1kg đá bào hoặc đá viên nhỏ.

Cách làm như sau:

– Thịt lợn rửa sạch, phần nạc và phần mỡ lợn đều cắt thành các miếng nhỏ để tí xay chung với nhau cho bớt khô và làm ngậy, thơm thịt hơn.

– Sau đó, uớp thịt nạc, mỡ, bột năng, bột nở và 1 muỗng canh nước mắm; 1/2 muỗng cà phê bột nêm; 1/2 muỗng cà phê đường; 1 muỗng cà phê bột tiêu trắng. Để hỗn hợp trong ngăn đá tủ lạnh khoàng 15-20phút.

– Xay thịt lần 1: Bỏ hỗn hợp thịt ướp từ tủ lạnh ra và xay nhuyễn lần 1.

– Sau khi xay lần 1, các chị được hỗn hợp đặc dẻo. Các mẹ tiếp tục xay lần hai bằng cách như sau: Cho vài viên đá con vào xay 10 giây. Cứ sau mỗi 10 giây lại cho vài viên đá vào xay cùng. Đến khi nào thấy hỗn hợp dẻo, màu trắng hồng là đạt yêu cầu.

Các mẹ chú ý cách bó giò nha:

– Đầu tiên, trải 1 miếng màng bọc thực phẩm xuống bàn. Sau đó, cho 3 miếng lá chuối to lên, rồi lấy giò sống cho vào giữa. Để giò sống không dính tay bạn thấm vào tay 1 ít nước lạnh.

– Nắm hai mép lá chuối và màng bọc thực phẩm lại với nhau, sau đó gói lại (Giống như gói bánh tét).

– Gấp 1 đầu giò lại, dựng đứng cây giò lên, cắt bớt phần dư nếu lá dư nhiều. Dùng tay ấn mình giò sống rồi gấp lại. Đầu bên kia bạn cũng làm như thế. Và cột dây dọc, sau đó cuộn tròn và bó lại.

Cách hấp giò:

Các mẹ cho giò vào nồi hấp (cách thủy) hấp trong vòng 30 phút là chín, sau đó lấy ra để nguội.

Trong quá trình hấp giò, nếu sợ giò chưa chín thì dùng tăm thử. Nếu cắm tăm vào mà mềm, rút ra còn nước, chảy nước là chưa chín. Nếu cắm vào thấy thụt một cái, tăm rút lên khô, nắn giò thấy chắc tay là giò đã chín nhé.

Chúc các mẹ trổ tài thành công nha!

xem thêm :

Cách làm giò thủ dai giòn, ngon cực đơn giản tại nhà

Giò thủ thường được các gia đình làm trong dịp lễ Tết cổ truyền như một nét văn hóa ẩm thực. Đĩa giò đầy đặn tượng trưng cho sự trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà. Giò thủ được kết hợp từ tai, lưỡi heo, thịt chân giò cùng với nấm mèo, hành và các loại gia vị tạo nên miếng giò thơm ngon, dai giòn, béo nhưng không gây ngán. Thực hiện theo cách làm giò thủ dưới đây, bạn có thể thưởng thức món ngon này ngay tại nhà mà không cần phải ra chợ hoặc siêu thị.

Nguyên liệu làm giò thủ

– Tai heo: 500 g, lưỡi heo: 500 g, thịt chân giò: 300 g
– Nấm mèo: 50 g, nấm hương: 100 g, hành tím: 2 củ
– Lá chuối (hoặc khuôn inox, chai nhựa)
– Gia vị: hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu

Những nguyên liệu chính để làm món giò thủ

Cách làm giò xào ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Ngâm nấm mèo trong nước nóng khoảng 10 phút để nở hoàn toàn. Sau đó, đem cắt bỏ chân, rửa sạch và thái sợi nhỏ. Cách làm tương tự đối với nấm hương.

– Rửa sạch tai heo, lưỡi heo và thịt chân giò với nước muối loãng. Sau đó cho tất cả vào luộc sơ qua, bỏ thêm vào một thìa muối và một thìa giấm (không nên luộc riêng từng bộ phận mà nên luộc chung với nhau, sẽ ngon và đậm vị hơn. Nếu luộc riêng, thịt dễ bị nhạt). Khi nước sôi thì tắt bếp, vớt tất cả ra ngâm với nước lạnh để thịt không bị thâm.

– Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, đập dập và cắt nhỏ. Sơ chế các nguyên liệu để làm món giò thủ

Bước 2: Ướp và xào thịt

– Thái nhỏ tai heo, lưỡi heo và thịt chân giò thành miếng vừa ăn rồi tiến hành tẩm ướp với 1 thìa hạt nêm, 1 thìa nước mắm, ½ thìa đường, 1 thìa hành tím băm nhỏ và 1 thìa hạt tiêu. Trộn đều cho thịt ngấm vị. Để khoảng 30 phút là được.
– Đặt chảo lên bếp, cho vào một thìa dầu ăn. Đợi cho dầu sôi thì bạn cho vào một thìa hành tím băm nhỏ vào phi thơm.

– Khi hành đã dậy mùi thơm thì cho tất cả thịt heo vào xào, cho thêm một chút hạt nêm và nước mắm sao cho phù hợp với khẩu vị. Bạn cần đảo đều tay để thịt ngấm gia vị và chín đều. Sau khi thịt heo đã săn lại thì cho nấm mèo và nấm hương vào xào cùng.

Lưu ý: Đun lửa vừa cho đến khi thịt heo ra mỡ và nấm thấm gia vị thì tắt bếp. Không nên xào quá chín sẽ khiến giò bị khô, cứng.

Bước 3: Cách gói giò thủ

Ở bước này, bạn có thể lựa chọn gói giò bằng khuôn, bằng lá chuối hoặc bằng chai nhựa:

Gói giò xào bằng khuôn inox
– Chuẩn bị một chiếc khuôn inox đã được rửa sạch.
– Lót nilon vào đáy khuôn hình trụ. Sau đó, nhồi thật chặt tay phần nguyên liệu giò thủ vừa xào vào khuôn. Nếu có thể, đặt một vật nặng phía trên để nén chặt giò xào bên trong.

– Sau khi gói xong, đợi thịt nguội thì cất giò vào trong ngăn mát tủ lạnh, khoảng 8 tiếng thịt đông lại là dùng được. Có thể bảo quản được trong vòng 1 tuần. Khi ăn, bạn chỉ cần cắt khoanh ra, vô cùng thuận tiện.

Gói giò thủ bằng chai nhựa:

– Bạn rửa sạch chai nhựa, đem phơi ráo nước rồi cắt bỏ phần đầu chai. Đục vài lỗ nhỏ ở đáy chai để giò có chỗ thoát khí.
– Khi thịt vẫn còn nóng, bạn bắt đầu cho vào chai và nén thật chặt để thịt lấp đầy chai, không có kẻ hở (có thể dùng chày để nén cho chặt). Sau đó dùng túi nilon hoặc lá chuối bọc phần miệng chai lại. Các bước gói giò thủ bằng chai nhựa

Gói giò thủ bằng lá chuối

– Lá chuối rửa sạch, đem phơi khô.
– Trước khi gói, để làm lá chuối mềm hơn và giúp việc cuốn thịt dễ dàng, bạn hơ nhanh lá chuối trên lửa nhỏ.
– Trải lá chuối ra, đổ hết phần thịt đã xào lên. Gói lá chuối lại rồi dùng dây lạt hoặc dây nilon để cột chặt giò thủ để định hình cho cây giò thẳng, không bị méo.

Lưu ý: nên gói giò khi giò còn nóng để có độ kết dính. Gói lá chuối thật chặt tay để thành phẩm sau khi hoàn thành tròn đều, đẹp mắt.
Giò thủ sau khi hoàn thành


– Giò thủ có màu hơi hồng, màu mỡ đông xen kẽ với màu nâu của nấm.
– Ăn miếng giò có vị giòn, ngọt, béo, thơm mùi của thịt cũng như nấm và tiêu.