10 nét duyên ngầm ở phụ nữ còn quyến rũ hơn cả những cô gái chân dài

10 nét duyên ngầm ở phụ nữ khiến đàn ông yêu ngây dại

1. Cái cách vén tóc ra sau vành tai

Lúc đó trông nàng nữ tính vô cùng. Đặc biệt là vén tóc khi đang chăm chú vào menu gọi món.

2. Trang điểm

Khi ở bên bạn lúc này, chàng sẽ cực kỳ thích thú nhìn bạn liếc qua liếc lại ngắm mình trong gương. Chẳng cần quan tâm bạn đang ở công đoạn nào, cái cách bạn chau chuốt cho bản thân đẹp nhất để sánh đôi cùng chàng cũng khiến anh ấy cực kỳ hạnh phúc rồi.

3. Biểu hiện trên gương mặt sau khi đã phấn son tươm tất và sẵn sàng ra phố

Đó cũng là một trong những điều đặc biệt khiến chàng mê mẩn tập hai. Thêm cả điệu bộ nhún vai cực kỳ hài lòng và nụ cười tươi trên khóe môi nữa. Ôi, tuyệt vời!

4. Nếp nhăn trên trán và đôi mày chau lại khi tập trung

Cho dù đó là lúc đang làm việc, đọc sách, nấu ăn hay lên kế hoạch cho buổi đi chơi. Khoảnh khắc bạn dành hết tâm trí vào một việc gì khiến ai đó càng yêu cô gái tuyệt vời này thêm một chút nữa.

5. Khi nàng đắm chìm vào tình yêu lúc âu yếm

Ít có điều gì khiến chàng sung sướng như vậy. Đó cũng chính là lời yêu thương nồng cháy nhất thay cho ba chữ “em yêu anh”.

6. Nụ hôn tạm biệt dịu dàng lúc chuẩn bị đi làm hay là sau buổi hẹn hò trước cổng nhà

Thay vì chỉ tiếc nuối vẫy chào nhau, tại sao không trao thương yêu đậm đà hơn một chút?

7. Mua đồ cho bạn trai

Đối với cánh mày râu, không còn gì đáng tự hào và hạnh phúc hơn khi người ta khen chiếc áo đang mặc hay đồng hồ đang đeo. Bởi vì khi đó, họ sẽ hãnh diện khoe: “Bạn gái mua tặng đấy!”. Đó quả là cảm giác sung sướng nhất.

8. Vóc dáng

Đàn ông thường thích những cô gái có thân hình mềm mại, khoẻ khoắn với vòng eo vừa phải. Một cô gái quá gầy hay quá béo thường không gây được sự chú ý.

9. Một tâm hồn đẹp

Vẻ bề ngoài của bạn sẽ có lúc tàn úa theo thời gian nhưng vẻ đẹp tâm hồn thì sẽ tồn tại mãi mãi. Thế giới tâm hồn luôn sâu sắc và đáng trân trọng.

Đàn ông cần bạn có tình cảm sâu sắc, biết yêu thương, tha thứ, chân thành và tinh tế. Vì thế bạn cần luôn tiếp xúc với người xung quanh, cố gắng rèn luyện, học hỏi, trau dồi kiến thức để trở thành cô gái có tâm hồn đẹp.

10. Ủng hộ và cổ vũ

Đàn ông dễ bị xiêu lòng trước phụ nữ có thể khuyến khích cổ vũ họ tích cực đối với sự nghiệp và công việc mà họ đang theo đuổi.

Đàn ông đánh giá cao bạn khi bạn hiểu và thấy được mục tiêu và mục đích của họ đàn ông rất cần bạn tin tưởng vào khả năng của họ, đừng thốt ra những lời khiến họ đau lòng. Được như thế, bạn đã cầm chắc chìa khoá đi vào con tim đàn ông.

xem thêm :

Cổ nhân dạy “đất có lề, quê có thói”: Nhập gia tùy tục ta thời chớ quên!

Mỗi khi đi đến nơi nào mới lạ, muốn nhanh chóng làm quen, hòa đồng, chúng ta thường phải tìm hiểu xem phong tục, tập quán, lối sống nơi đó thế nào. Thành ngữ “đất có lề, quê có thói” muốn nhắc chúng ta về điều đó. Ví dụ: “Về làm dâu, con đừng giữ mãi thói quen như quê mình nhé. Đất có lề quê có thói, cái xứ đạo ấy bây giờ vẫn còn nhiều luật tục lắm đấy” (Gia Đình Việt Nam).

Lề trong tiếng Việt chính là những thói quen, quy tắc, thông lệ… của địa phương hay của cộng đồng người nào đó. Ta thường nghe nói tới lề lối, lề luật, lề phép… Lề ở đây, gần âm và trong một chừng mực nào đó gần với từ lệ, như lệ thường, thông lệ, lệ luật… (Phép vua thua lệ làng: Ở trong làng xã thì tập quán, lề thói vượt lên trên tất cả mọi phép tắc nhà nước). Còn thói có nghĩa là thói quen, thói tục, thói cách. Ta thường nghe nói “thói hư tật xấu” hàm chỉ những thói tật lạc hậu, không hay của ai đó, nên loại bỏ.

Tương truyền ngày xưa, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) quê ở Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Kiến An (nay là thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) là một người tài cao, học rộng. Có lần, một học trò giỏi của ông là Phùng Khắc Khoan đến chơi, lại quên cứ đội nguyên cả mũ vào trong nhà. Nguyễn Bỉnh Khiêm nghiêm mặt quở trách: “Con phải bỏ guốc, bỏ mũ ở ngoài kia. Vào nhà, nhất là vào điện thờ phải tỏ ra cung kính. Đất lề quê thói. Đi đến đâu cũng phải học hỏi con ạ”.

Thành ngữ “đất có lề, quê có thói” cũng gần nghĩa với một thành ngữ Hán Việt khác là “nhập gia tùy tục” (vào một gia đình nào đó thì phải tuân thủ những thói quen, nếp sống của họ).

Đất lề quê thói em ơi
Nhập gia tùy tục ta thời chớ quên!