7 món đồ ưa thích của phụ nữ sành điệu, nàng còn thiếu món nào?

Kính mắt, dây chuyền, nhẫn, giày cao gót độc đáo… là những món đồ luôn thường trực trong tủ quần áo của các tín đồ thời trang.

1. Kính mắt

Kính mắt thời trang là một trong những món đồ không thể thiếu trong tủ quần áo của những người phụ nữ có gu mặc thời thượng. Diện đồ đơn giản đến đâu, chỉ cần thêm chiếc mắt kính là bạn đã có vẻ ngoài sành điệu hơn nhiều.

2. Phụ kiện

Phụ kiện vòng tay, nhẫn độc đáo là những thứ giúp các cô gái thêm phong cách mỗi khi phối đồ.

3. Giày cao gót

Không chỉ sở hữu những đôi cao gót cổ điển thông thường, một người phụ nữ biết cách ăn mặc luôn săn lùng những đôi cao gót kiểu cách, hợp mốt để thay đổi mỗi khi cần thiết.

4. Áo moto jacket

Áo moto jacket chất liệu da cũng là kiểu áo không thể thiếu giúp bạn trông đẳng cấp hơn, dù trời nóng hay lạnh. Bạn có thể khoác hờ hay mặc hẳn vào người, đều cá tính và sang trọng.

5. Quần cộc lỡ

Với người mặc bình thường, quần dài hoặc quần short là những món đồ luôn thường trực trong tủ quần áo. Tuy nhiên, người sành điệu còn sắm cả quần cộc lỡ cỡ để thỏa sức phối đồ sáng tạo.

6. Túi đeo chéo

Túi đeo chéo dáng hộp cổ điển là phụ kiện dễ dùng mà không bao giờ nhàm mắt. Bạn có thể kết hợp nó với nhiều kiểu quần áo mà không lo bị lỗi thời.

7. Sơ mi

Cuối cùng, áo sơ mi cổ xẻ chữ V dáng thụng được các tín đồ thời trang khó bỏ qua vì chúng đem lại sự phóng khoáng mà vẫn nữ tính khi kết hợp với váy, quần các loại.

xem thêm :

Con người mắc sai lầm là bình thường, làm mà sợ sai, sợ ai đó chê cười đánh giá thì đó chính là áp lực

Con người chúng ta sinh ra và lớn lên ai mà chẳng mắc sai lầm. Quan trọng là học lấy bài học từ sai lầm của bản thân để gây dựng nên kinh nghiệm cho bản thân.

1. Điều đáng sợ nhất là chẳng ai thèm chỉ trích bạn

Đối với những sai lầm, thiếu sót của chúng ta cũng vậy, nó làm cho ta xấu xí hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây hại mà đôi khi chính bản thân ta không hề hay biết. Tuy nhiên, không ít người lại tỏ ra tức giận khi bị góp ý hay nhắc nhở về những thiếu sót của bản thân. Lý do họ đưa ra có thể vì họ chẳng thấy mình sai như thế, hoặc đôi khi, là do cách góp ý của người kia chưa được khéo léo.

Nhưng câu hỏi đáng lưu tâm ở đây là nếu giả sử, có một người chỉ ra những lỗi ấy cho ta, thì chúng ta nên cảm thấy biết ơn hay tức giận?

Cũng như vết bẩn trên hàm răng kia không phải do lời người khác nói mà xuất hiện khiến gương mặt ta thêm xấu, cũng không phải nếu mọi người không nói đến nó thì ta có thể đẹp đẽ gì hơn. Tương tự, những lời góp ý, phê bình của người khác nếu là sai thì hiển nhiên chúng đâu có thể mang thêm lỗi đến cho ta được. Còn nếu điều mà người kia chỉ ra là đúng thì họ lại là người thầy đang giúp cho chúng ta tiến bộ và trở nên tốt đẹp hơn.

Cho nên, bị nói lỗi không đáng sợ, điều thực sự đáng sợ là khi ta mắc sai lầm mà lại chẳng có ai chỉ ra giúp cho ta. Và thường thì những người hay phê bình, chỉ lỗi ấy không ai khác lại chính là những người thân thiết, những người yêu thương và quan tâm tới chúng ta hơn hết.

2. Mãi cố chấp, người thiệt thòi chính là bạn mà thôi

Cố chấp và kiên định thì hoàn toàn khác nhau nhưng chúng ta vẫn thường hay bị hiểu nhầm. Kiên định là biết cách bảo vệ quan điểm của mình theo chiều hướng tích cực sau khi đã xem xét và đánh giá vấn đề theo nhiều chiều, nhiều khía cạnh khác nhau và biết cách tôn trọng những đánh giá, góp ý từ người khác. Còn ngược lại, cố chấp hay bảo thủ là cứ khăng khăng giữ chặt quan điểm của mình và từ chối tìm hiểu thêm thông tin, không chấp nhận những ý kiến từ người khác.

Và rõ ràng là chúng ta chỉ có thể trở nên khôn ngoan hơn nhờ vào việc không ngừng học hỏi, không ngừng sửa đổi và làm mới chính mình. Ấy vậy mà, khi có ai đó góp ý, chỉ ra những thiếu sót, sai lầm cho ta thì chúng ta luôn cảm thấy vô cùng khó chịu, cảm giác như họ đang “động chạm” đến sĩ diện, đến cái tôi của mình. Trong lòng chúng ta khởi lên sự bất mãn và cảm giác thù nghịch, dẫn đến những phản ứng gay gắt như cáu giận hoặc xúc động thái quá.

Khi để cho những cảm xúc tiêu cực đó lấn át đi lý trí thì chúng ta không còn đủ tỉnh táo để xem những lời mà người kia đang nói về mình có thực sự đúng hay không, mình cần phải ứng xử với việc đó như thế nào và cần thiết phải thay đổi ra sao. Trong đầu chúng ta cứ luẩn quẩn những suy nghĩ đầy thù hận nhắm vào cái người đang chỉ lỗi chứ không thể tập trung vào vấn đề chính cần xem xét: “Anh ta nghĩ mình là ai mà dám nói với tôi như thế? Hừ, anh nghĩ là anh khôn hơn tôi à? Anh thì cũng có hay ho tốt đẹp gì đâu cơ chứ…”.

Đôi khi sự việc không mấy nghiêm trọng nhưng chúng ta lại quá nhạy cảm và có thói quen cường điệu hóa mọi vấn đề, do đó mà dễ dàng cảm thấy bị xúc phạm, dễ cảm thấy tổn thương hoặc nổi giận không kiềm chế được.

Cứ thế, thường thì chúng ta không làm chủ được dòng suy nghĩ tiêu cực của mình để rồi quay ra công kích cá nhân, moi móc khuyết điểm, thậm chí lăng mạ nhau một cách ác ý. Cho dù sự việc ban đầu có thể bắt nguồn từ thiện chí, nhưng không khéo thì lại kết thúc bằng những mối bất hòa và những hiềm hận về sau.

3. Thừa nhận sai lầm không có nghĩa là chúng ta kém cỏi hay tồi tệ

Thực ra, cảm giác bị công kích và sự thôi thúc trong lòng muốn phản ứng lại khi bị người khác nói lỗi chỉ là một loại bản năng tự vệ và nó khởi sinh một cách tự nhiên. Ai cũng có những cảm xúc như thế cả. Vì thế không cần phải dằn vặt khi nhận ra sự có mặt của những cảm xúc xấu ấy nơi mình. Vấn đề là chúng ta phải chủ động chuyển hóa chúng bằng trí tuệ.

Muốn thế thì chúng ta cần nhìn cho ra một sự thật: Ai cũng có những sai lầm, và việc thừa nhận mình sai lầm hay thiếu sót không có nghĩa là chúng ta kém cỏi hay tồi tệ. Chấp nhận rằng mình có thể có sai lầm và thiếu sót là bước đầu tiên khiến nội tâm của chúng ta được an định lại. Tâm an định sẽ giúp cho ta có tư duy đúng đắn và đưa ra những cách hành xử thích hợp. Khi đó chúng ta không còn bị điều khiển bởi những suy nghĩ vị kỷ và cũng không cần phải gồng mình để chứng tỏ “tôi đúng, mọi người sai”.

Chúng ta nên thấy được những sai lầm hay điểm yếu của mỗi người lại chính là điều kiện cần thiết để gắn kết chúng ta với cộng đồng và với mọi người xung quanh. Bởi vì chưa hoàn hảo nên chúng ta mới cần có nhau. Và cũng nhờ hiểu được những điều chưa hoàn thiện ở mọi người cũng là điều bình thường, không khác gì mình cả, nên chúng ta mới có thể nhìn nhau bằng ánh mắt cảm thông, mới có thể chân thật yêu thương, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau.

Có một số người đưa ra lý lẽ rằng “tính tôi như thế rồi không sửa được” để bao biện cho những điểm chưa hay chưa tốt của mình. Nhưng kỳ thực, chúng ta chẳng có ai sinh ra đã mang sẵn những tính xấu, mang sẵn những lỗi lầm. Lỗi lầm cũng giống như những vết bẩn dính trên thân ta, chỉ cần chú ý làm sạch thì sẽ không còn nữa.

Ngay cả khi người khác phê phán ta không đúng, hoặc ta không tán thành ý kiến nào đó của họ thì cũng không có nghĩa là ta phải ghét bỏ, hận thù người ấy. Ý kiến hay quan điểm không hề đồng nhất với con người. Ngay cả chính bản thân ta cũng thường thay đổi ý kiến và quan điểm theo thời gian. Cho nên, chúng ta luôn có thể trân trọng những gì người khác nói ra, cho dù đó là những điều đúng đắn hay vô nghĩa, vì điều ấy buộc ta phải suy xét và nhờ đó giúp chúng ta khôn ngoan hơn.

Sở dĩ đại dương mênh mông và sâu thẳm là do biết hạ mình đón nhận. Người trí không ngừng học hỏi, kẻ nông cạn thì luôn cho rằng mình đã biết hết mọi điều. Khi tâm ta rộng mở, không chỉ có trí tuệ phát sinh mà cả tình yêu thương và lòng quảng đại cũng nhờ đó mà tăng trưởng. Cuộc đời này có thể an lạc được hay không, là do chính chúng ta tự quyết định cho mình.