Ngắm nhìn Phụ nữ Sài Gòn thập niên 60 đã mặc “chất”, “chơi” sang như thế nào? _ Lối Cũ

Sài Gòn đã bước qua những giai kỳ hoa lệ khác nhau, giai kỳ nào cũng tân thời và phồn hoa. Thế kỷ trước, Sài Gòn được những tao nhân mặc khách mà giờ chắc đã ra thiên cổ gần phân nửa, ưu ái gọi bằng cái tên “Hòn ngọc Viễn Đông”.

Tôi luôn tự hỏi, điều gì khiến Sài Gòn được ưu ái gọi tên như thế, do vị trí địa lý phù hợp với những cuộc kinh thương ngoại quốc, do đất chật người đông, ồn ào náo nhiệt với những vũ trường, rạp hát ken đặc người…? Không, có lẽ Sài Gòn được ví như ngọc là bởi con người, nhất là phụ nữ Sài Gòn thời đó.

Phụ nữ Sài Gòn nửa thế kỷ trước đã biết ăn mặc sao cho thật có gu và tạo nên cho mình một hào quang phong thái riêng biệt.

Phụ nữ Sài Gòn nửa thế kỷ trước đã biết ăn mặc sao cho thật có gu và tạo nên cho mình một hào quang riêng biệt. Từ một cô gái xa lạ băng ngang qua đường với kiểu tóc “bình bông” và đôi kính râm thôi cũng đủ khiến cánh đàn ông đang đọc nhật trình gần đó phải ngẩn ngơ ngước nhìn.Hay những cô nàng mặc áo dài đáy thắt lưng ong, mắt kẻ viền đen, tay cầm dù hoa đang vội vàng nhảy lên một chiếc xích lô gần đó để đi cho kịp giờ coi hát cũng đủ khiến các ông các anh chạy theo, xin một lần hò hẹn. Và cả những người đàn bà buôn gánh bán bưng nhưng biết chăm chút từng nét chỉ, thớ vải áo dài để bước xuống đường sao cho ra dáng Sài Thành nhất…

Áo dài, nón lá và đôi guốc vài phân là những món đồ thời trang không thể thiếu của phụ nữ Sài Gòn thời trước.

Ngắm nhìn những bức ảnh phụ nữ Sài Gòn thế kỷ trước, tôi đồ rằng đó là phố thị duy nhất trên thế giới nơi một người đàn bà bình thường trên phố cũng mang phong thái của một quý bà dạ hội.

Sự giao thoa giữa tân thời và truyền thống đã được phụ nữ Sài Gòn xưa áp dụng triệt để, nhưng không vì thế mà nó kém xinh, ngược lại nó tôn lên vẻ hiện đại nền nã của phụ nữ thời đó.

Sơ mi trắng và chân váy ngang đầu gối cũng là một mốt thời mấy chục năm trước của những cô nàng trẻ trung hiện đại.

Nhìn lướt qua thôi cũng nhận ra đây đích thực là phụ nữ Sài Gòn.

Sự hòa trộn tinh tế giữa tân thời và nét cổ Á Đông.

Cách ăn mặc và ngôn ngữ cơ thể cũng đủ để chứng minh đặc tính phóng khoáng của phụ nữ Sài Gòn nửa thế kỷ trước. Áo dài nền nã là vậy, phụ nữ Sài Gòn dường như vẫn chẳng e ấp mà rất cởi mở, tự tin trong phong thái.

Appe Three – ban nhạc 3 cô gái chuyên biểu diễn ở các hộp đêm với lối ăn mặc vô cùng gợi cảm.

Nhưng suy cho cùng, dù Sài Gòn ngày ấy có tân thời cách mấy, những người phụ nữ vẫn ưu ái chọn chiếc áo dài mỗi khi xuống phố.

Sài Gòn luôn nắng nóng quanh năm nên dù cũng là phụ kiện không thể thiếu của chị em thời đó.

Một quý cô hiện đại với đồ Âu, kính mát và kiểu tóc đặc trưng Sài Gòn.

Kiểu tóc pin-up rất đặc trưng của phụ nữ Sài Thành thời trước.

Đừng nghĩ phụ nữ Sài Gòn cách đây nửa thế kỷ chỉ biết ăn diện mua sắm, mà đọc báo cũng là một thú tao nhã của chị em. Trong ảnh là một cô gái đứng mua báo tại một kiôt góc đường Tự Do – Nguyễn Văn Thinh (nay là Đồng Khởi – Mạc Thị Bưởi).

Ngoài đi bộ dạo phố, nhiều quý bà, quý cô còn chọn xích lô làm phương tiện di chuyển hàng ngày.

Những quý cô hiện đại ngày đó của Sài Gòn đang có một cuộc tán gẫu nho nhỏ trong quán cafe.


Một cô gái đang chăm chú đọc tạp chí Salut Les Copains magazine – tạp chí Pháp rất nổi tiếng vào những năm 60 tại Sài Gòn.


Áo dài và xe đạp là hình ảnh thường thấy trong những hình chụp phụ nữ Sài Gòn hơn nửa thế kỷ trước.


Phụ nữ Sài Gòn ngày trước cũng rất ưa đi mua sắm, vào những buổi cuối ngày mát mẻ, chị em hay rủ nhau đến các thương xá để chọn mua những món đồ yêu thích.


Một “Paris Phương Đông” phồn thịnh với cub, vespa và những quý cô hợp mốt.


Một người phụ nữ Sài Gòn mặc áo dài phi bóng tím, tay cầm dù đang ung dung dạo phố tại Công Xã Paris trước 1975.


Váy suông cùng họa tiết đơn giản luôn là món đồ được những chị em trẻ tuổi Sài Gòn yêu thích.


Khi phụ nữ Sài Gòn đi lễ chùa đầu năm.


Một lối nhỏ kinh kỳ hoa lệ có cô gái Sài Gòn đang vội chân đi.


Vespa, váy bút chì, tóc bob, kính râm thì còn gì hiện đại hơn?


Một người đàn bà xa lạ bình thường ngoài phố nhưng mang phong thái của một quý cô thứ thiệt, đang chuẩn bị đi dạ hội.

Những quý bà thành đô đang qua đường trong những ánh nhìn ngẩn ngơ.


Thật không ngoa khi nói Sài Gòn là phố thị đài các của phương Đông.


Áo dài thướt tha, tóc bay trong gió thì luôn có những ánh mắt dõi theo.


Một góc phố giai nhân của Sài Gòn.

Quần ống loe – mốt của những năm 70 được phụ nữ Sài Gòn nhiệt liệt chào đón.


Quý cô Sài Gòn xưa vừa hiện đại, 


vừa đài các.Nghinh tân những vẫn thủ cựu, Sài Gòn vẫn luôn là một bức tranh lập thể tuyệt vời như thế.


Một cô gái mặc áo dài trắng, đeo khăn trắng và tạo điểm nhấn bởi cặp kính đen, trông không khác nào một bức ảnh bìa của tạp chí nước ngoài.


Với chiếc túi xách nhỏ xinh bên tay, phụ nữ Sài Gòn xưa trông rất mốt đấy chứ!


Ngoài những cây dù, kính râm cũng là một phụ kiện không thể thiếu của các quý cô Sài Gòn xưa, vì nó giúp họ toát lên sự thời thượng, sang trọng.


Những chiếc đầm rất mốt đã được phụ nữ Sài Gòn thế kỷ trước diện chỉ “chậm” hơn xu hướng của thế giới vài tháng.


Sexy thì sao phải đợi? Ngày xưa, quý cô Sài Gòn đã ăn chơi thế này cơ mà!


Có lẽ, chẳng nơi đâu phụ nữ Sài Gòn thể hiện sự quyến rũ của mình hơn ở hồ bơi. Áo tắm phải được lựa chọn kỹ càng, vừa vặn và tôn dáng, nhưng cũng phải hở một tí cho quyến rũ.

XEM THÊM : Câu chuyện cuộc đời “cô Ba Sài Gòn” và cái 𝐜𝐡ế𝐭 bi thảm của hoa hậu đầu tiên xứ Nam Kỳ _ Lối Cũ

Cô Ba Sài Gòn sống giản dị như một thôn nữ, khác xa đám mỹ nhân thị thành nhưng cuối đời vẫn phải chịu kết cục bi thảm chỉ vì hai chữ gia đình.

Nhắc tới danh hiệu mỹ nhân Sài Gòn xưa hẳn không ai có thể quên được những cái tên như Ba Trà, Tư Nhị, Sáu Hương… những nhan sắc đình đám đã làm si mê biết bao công tử nhà giàu. Tuy nhiên, họ đều nổi danh vì sự phóng khoáng trong lối sống và sự phong lưu trong tình ái.

Những mỹ nhân này ăn mặc sang trọng, ngày rong chơi, đêm đi nhảy đầm, đánh bạc bằng tiền những người tình đại gia cung phụng. Nhiều người tán gia bạn sản vì theo các cô, trong đó nổi tiếng nhất là Hắc, Bạch công tử của miền Tây.

Ngoài những người đó, Sài Gòn xưa còn truyền tai nhau cái tên của một phụ nữ khác là Cô Ba Thiệu, cũng là tuyệt sắc giai nhân, hoa hậu đầu tiên của xứ Nam kỳ với lối sống thanh khiết nhưng cho đến cuối đời, cô vẫn phải chịu kết thúc bi thảm là cái chết thương tâm.


Hình ảnh được cho là cô Ba Thiệu, người đẹp nổi danh đất Sài Gòn xưa.

Đăng quang hoa hậu Miss Sài Gòn

Cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Sài Gòn, năm 1865, có tên gọi Miss Sài Gòn. Không giới hạn trong phạm vi “Hòn ngọc Viễn Đông”, cuộc thi còn cho phép những mỹ nhân từ các vùng phụ cận tham dự. Cuối cùng, vượt qua gần 100 cô gái, vương miện Hoa hậu thuộc về cô Ba Thiệu, con thầy Thông Chánh, quê gốc Trà Vinh.

Trước vẻ mỹ miều của cô Ba, nhiều người Pháp đã đề nghị cô chụp ảnh để đăng báo ở chính quốc. Họ rất muốn chụp cô trong trang phục áo tắm nhưng cô không đồng ý. Chân dung cô sau đó được vẽ rồi in thành tem Nhà thơ Dây thép (Bưu điện) với số lượng phát hành lớn chưa từng có ở Đông Dương. Cô là phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện trên con tem.

Trong cuốn Sài Gòn năm xưa, học giả Vương Hồng Sển cho rằng trong giới huê khôi mà ông được kể lại vào thời Pháp mới đến thì cô Ba Thiệu đẹp không ai bì. “Cô đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực cao su nhân tạo. Tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng. Đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi nhà nước in hình vào con tem Bưu điện”, học giả viết.


Con tem in hình Cô Ba nức tiếng một thời.

Lối sống bình dị, đậm chất gái quê

Sau khi đăng quang ngôi vị Miss Sài Gòn, nhan sắc của cô Ba nổi tiếng khắp cả Đông dương ngày ấy. Là hoa hậu nhưng cô Ba sống bình dị, chân chất của một gái quê. Người đẹp Trà Vinh nhận được vô số lời mời chào của nhiều thiếu gia, quan tây giàu có.

Một thời gian sau, cô Ba quyết định lấy chồng trong sự tiếc nuối của rất nhiều chàng trai. Thay vì lấy một ông quan tây giàu có, cô Ba lấy một người đàn ông Việt Nam bình thường và chọn cho mình một lối sống giản dị, bỏ lại đằng sau nhiều ánh hào quang.

Không ăn chơi sa đọa nhưng lại chết bất đắc kỳ tử

Những tưởng cuộc đời cô Ba Thiệu sẽ trôi qua trong yên bình nhưng không như vậy. Ít ai ngờ rằng, người đẹp lừng lẫy Sài Gòn một thời, người mẫu đầu tiên của thương hiệu Việt lại có một kết cục bi thảm.Nhiều tài liệu ghi lại rằng mẹ cô Ba Thiệu tuy bước vào tuổi tứ tuần nhưng vẫn sở hữu nhan sắc mặn mòi. Vẻ đẹp đằm thắm của mẹ cô Ba Thiệu lọt vào mắt của tên biện lý người Pháp tên Jaboin.

Tên này thường xuyên ngang nhiên tới nhà cha mẹ cô Ba Thiệu để tán tỉnh, trêu ghẹo.Phẫn nộ vì hành vi của trên Jaboin, cha của cô Ba, thầy Thông Chánh đã rút súng bắn chết Jaboin. Người ta vẫn truyền miệng lại rằng, sau khi thầy Thông Chánh bị xử tử, cô Ba toan trả thù cho cha nhưng vừa đưa súng lên bắn thì bị bắt giam. Cô Ba tự tử trong tù kết thúc cuộc đời mình.


Cô Ba Thiệu sống giản dị như một thôn nữ chứ không ăn chơi sa đọa như nhiều mỹ nhân chốn thị thành hồi đó.

Tuy nhiên, tác giả cuốn Hỏi đáp về Sài Gòn – TP.HCM xuất bản năm 2006 lại cho rằng, cô Ba mới là người cầm súng bắn chết tên biện lý Jaboin. Cô bị Tòa đại hình Mỹ Tho kết án ngày 19/6/1893 rồi xử tử ngày 18/1/1894 tại Trà Vinh.Những câu chuyện có thể đều là những giai thoại xưa nhưng dù theo tài liệu nào đi chăng nữa, người đẹp của Sài Gòn xưa đã có một kết cục vô cùng buồn thảm.


Cô Ba Thiệu đã phải chịu kết cục bi thảm vì gia đình.

Bí ẩn đằng sau một thương hiệu

Sau này, cô Ba Thiệu được gắn bó với cái tên cô Ba xà bông. Lý do của tên gọi này là do hình ảnh của cô Ba được in nổi trên các sản phẩm nổi tiếng của Hãng xà bông Việt Nam do ông Trương Văn Bền lập ra.Những hình ảnh của cô Ba được xuất hiện trên các mẫu xà bông và cô đã nghiễm nhiên trở thành “người mẫu” đầu tiên gắn liền với một thương hiệu Việt Nam mới ra đời đầu thế kỷ 20.


Xà bông Cô Ba nổi tiếng thời xưa ở Sài Gòn.

Sự ra đời này cùng với hình ảnh cô Ba, theo một số nhà quan sát, đã nhấn mạnh sự có mặt của sản phẩm Việt và chấm dứt sự thao túng gần như độc quyền của Hãng xà bông Marseille của Pháp đối với người tiêu dùng Việt Nam lúc bấy giờ.

Cũng có một số tài liệu khác cho rằng hình người phụ nữ trên miếng xà bông không phải là cô Ba Thiệu mà là cô Ba có tên Trà, vợ của ông Trương Văn Bền. Theo lời ông Philippe Trương, cháu của ông Bền, bà Ba khi còn trẻ vốn là người đẹp nổi tiếng miền Nam, từng được mệnh danh là Hoa khôi Lục tỉnh. Sở dĩ ông Bền gọi thương hiệu của mình là xà bông cô Ba vì quá yêu vợ.


Ảnh gia đình ông Trương Văn Bền, chủ nhân của sản phẩm xà bông Cô Ba.

Mặc dù thực hư của những nguồn tin này chưa ai có thể xác thực nhưng với nhiều người Sài Gòn xưa, nhắc đến “xà bông cô Ba” là họ nghĩ ngay đến cô Ba con thầy Thông Chánh – người phụ nữ đầu tiên của Sài Gòn đăng quang hoa hậu.Nguồn: Tổng hợp