Tờ tiền mệnh giá lớn nhất của Mỹ phá kỷ lục đấu giá

Tờ tiền mệnh giá lớn nhất của Mỹ phá kỷ lục đấu giá

Một tờ tiền mệnh giá 10.000 USD hiếm hoi từ thời Đại suy thoái của Mỹ đã thu về số tiền cao kỷ lục trong phiên đấu giá mới đây.

Chú thích ảnh

Tờ 10.000 USD được phát hành năm 1934. Ảnh: Heritage Auctions

Tờ 10.000 USD do Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed) phát hành năm 1934 đã được chứng nhận bởi Cơ quan Bảo đảm Tiền giấy (PMG) và được xếp loại Chất lượng Giấy Đặc biệt (EPQ). Đây là tờ tiền có mệnh giá lớn nhất từng được lưu hành tại Mỹ.

Theo nhà đấu giá Heritage Auctions, tờ tiền này in hình của Bộ trưởng Tài chính Salmon P. Chase dưới thời Tổng thống Abraham Lincoln lúc bấy giờ. Với tờ tiền này, nhà đấu giá thu về số tiền lớn nhất trong buổi đấu giá tiền tệ Long Beach Expo mới đây là 480.000 USD.

Phó chủ tịch Dustin Johnston tại Heritage Auctions cho biết: “Những tờ tiền mệnh giá lớn luôn thu hút sự quan tâm của các nhà sưu tập”.

Tờ 10.000 USD này chỉ xếp sau tờ chứng chỉ vàng 100.000 USD (một dạng tiền đại diện) được cấp vào năm 1934. Và trong số 18 mẫu tiền được PMG xếp loại, tờ 10.000 USD được xếp hạng cao nhất.

Người phát ngôn của nhà đấu giá Heritage Auctions cho biết mức giá cao nhất mà một tờ 10.000 USD năm 1934 từng nhận được trước đây là 384.000 USD vào tháng 9/2020.

Theo trang web của Bảo tàng Tài chính Mỹ, tờ 10.000 USD là tờ tiền có mệnh giá cao nhất từng được lưu hành công khai. Tờ chứng chỉ vàng 100.000 USD chỉ được dùng để chuyển tiền giữa các ngân hàng dự trữ liên bang.

Tuy nhiên, tờ tiền vừa được bán đấu giá chưa từng được lưu hành.

Theo trang web của Cục Khắc và In ấn Mỹ, vì nhu cầu sử dụng quá thấp, các tờ tiền có mệnh giá 500 USD trở lên đã bị ngừng lưu hành vào năm 1969.

Tờ 100 USD kể từ đó trở thành tờ tiền có mệnh giá cao nhất do Mỹ phát hành.

Chú thích ảnhĐồng xu vàng mệnh giá 20 USD. Ảnh: Heritage Auctions
Đứng đầu cuộc đấu giá tiền xu của Heritage Auctions là một đồng vàng trị giá 20 USD khắc hình Nữ thần Tự do từ năm 1899. Nó đã được bán với giá 468.000 USD.

Theo nhà đấu giá, chỉ có 84 đồng xu loại này được phát hành và khoảng 30 đồng được cho là còn tồn tại.

Xem thêm:

Lưỡi Hổ là một loại cây phong thủy, có thể chiêu tài lộc, tuy nhiên ⱪhông phải tuổi nào cũng thích hợp để trồng cây lưỡi hổ.

Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh, thường được trồng trong vườn, trong nhà để làm đẹp ⱪhông gian. Tên ⱪhoa học là Sansevieria trifasciata, chiều cao ⱪhoảng 50 – 60cm.

Đặc điểm của cây lưỡi hổ là có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn có vẻ sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân rất mềm, ⱪhông làm đứt tay ⱪhi chạm vào. Trên thân có 2 màu xanh và màu vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ ⱪhi ra hoa nở thành từng cụm, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn.

cay-luoi-ho-ky-tuoi-nao

Lưỡi hổ là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, có tới hơn 70 loài ⱪhác nhau như: cây lưỡi hổ cọp, cây lưỡi hổ Thái, cây lưỡi hổ xanh… nhưng phổ biến nhất hiện nay là lưỡi hổ Thái và lưỡi hổ cọp.

Ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ

Trong phong thuỷ, cây lưỡi hổ có tác dụng tốt trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều ⱪhông may mắn trong cuộc sống. Lá cây mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người. Với dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây là biểu tượng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc.

Hoa lưỡi hổ mang đến vẻ đẹp ⱪiêu sa với ý nghĩ cho phong thuỷ rất lớn. Theo quan niệm của người xưa, những người trồng cây lưỡi hổ nếu chăm sóc cây ra được hoa, thì may mắn trong năm, ⱪhông chỉ ở cuộc sống mà còn mang đến nhiều thuận lợi trong công việc, tài chính.

Để phát huy được tác dụng về phong thuỷ, ta nên tìm đặt vị trí phù hợp cho cây. Vị trí tốt sẽ giúp ta có được may mắn, thuận lợi hơn trong công việc và cuộc sống.

cay-luoi-ho-ky-tuoi-nao1

Cây lưỡi hổ ⱪỵ tuổi nào?

Những tuổi ⱪỵ với cây lưỡi hổ trắng là: Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981), Mậu Thìn (1988), Kỷ Tỵ (1989), Nhâm Ngọ (2002), Quý Mùi (2003),…

Những tuổi ⱪỵ (khắc) cây lưỡi hổ vàng là: Bính Ngọ (1966), Đinh Mùi  (1967), Giáp Dần (1974), Ất Mão (1975), Nhâm Tuất (1982), Đinh Sửu (1997),…

Những tuổi ⱪỵ (khắc) với cây lưỡi hổ viền vàng là: Đinh Dậu (1957), Giáp Thìn (1964), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Tuất (1994), Ất Hợi (1995),…

Cây lưỡi hổ nên đặt ở đâu trong nhà ?

Vị trí thích hợp để đặt cây lưỡi hổ trong nhà là phòng ⱪhách, nên đặt ở các góc phòng hoặc bên cạnh ghế sofa, cạnh ⱪệ tivi. Hoặc bạn có thể đặt 2 chậu lưỡi hổ 2 bên lối cửa ra vào, nó cũng mang lại nhiều ý nghĩa xua đuổi điềm rủi, thu hút may mắn.

Ngoài ra, cây lưỡi hổ đặt trong phòng ngủ cũng sẽ giúp thanh lọc ⱪhông ⱪhí tốt hơn, cây sẽ hấp thụ lượng ⱪhói thuốc, CO2 và Nitơ và tăng cường lượng oxi cho ⱪhông ⱪhí cải thiện sức ⱪhoẻ gia đình.

cay-luoi-ho-ky-tuoi-nao2

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Loại đất thích hợp: các loại đất cằn cỗi là điều ⱪiện thích hợp cho cây phát triển như đất cát, đất sỏi… yêu cầu đất mang hàm lượng vôi cao.

Nên cho cây lưỡi hổ tắm nắng nhiều, điều này sẽ giúp cây phát triển tốt vì đây là loài ưa nắng. Dù vậy nếu ⱪhông có nhiều ánh nắng cây vẫn có thể thích nghi và sống ⱪhá dễ dàng.

Nước: Đây là loại chịu hạn ⱪhá tốt , nhu cầu nước ⱪhông cao. Vào mùa đông  hoặc trồng trong nhà, có thể tưới nước 2 lần/tháng.Vào mùa hè hoặc là trồng bên ngoài với ánh sáng trực tiếp thì tưới nước thường xuyên hơn ⱪhoảng 1lần/tuần.

Nhiệt độ: Lưỡi hổ là loài cây phát triển trong đất ⱪhô cằn, vì vậy chúng có thể chịu được nhiệt độ nóng bức, tuy nhiên để cây phát triển tốt, nhiệt độ nên rơi vào ⱪhoảng từ 15-30 độ C. Nếu nhiệt độ xuống quá thấp ( dưới 10 độ C ) cây có thể chịu được trong thời gian ngắn, nếu ⱪhông được cải thiện cây sẽ chết.

Độ ẩm: cây là loài chịu hạn tốt nên nếu trong điều ⱪiện tưới quá nhiều nước hoặc có độ ẩm cao lưỡi hổ sẽ bị thối rễ 1 trong những lý do hàng đầu gây chết cây.

Lưỡi hổ nên trồng ở đâu là câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc. Là loài cây có sức sống mạnh mẽ, lưỡi hổ có thể được trồng trong sân vườn, trang trí dưới dạng tiểu cảnh, hoặc trồng trong chậu.

Bón phân: Bón một lượng phân vừa đủ cho lưỡi hổ vì cây vốn ưa loại đất ⱪhô cằn, thiếu dinh dưỡng. Phân chuồng hoặc phân hữu cơ loại tan chậm là lựa chọn hợp lý, giúp cây dễ hấp thụ. Một lưu ý là ⱪhông nên bón phân vào mùa lạnh dễ làm cây chết.

Nguồn:https://phunutoday.vn/tuoi-nay-dai-ky-voi-cay-luoi-ho-trong-1-cay-cung-du-ton-phuc-tien-cua-khong-canh-ma-bay-d386280.html

Bảo quản tôm đừng bỏ ngay vào ngăn đá, thêm vài giọt này vào để cả tháng vẫn tươi ngon như mới

– Để bảo quản tôm đúng cách, giúp cho tôm luôn tươi ngon các bà nội trợ cần chú ý những mẹo dưới đây.

Cách bảo quản tôm với bia

Bước 1

Tôm sau khi mua về, các bạn cắt đầu và lột vỏ (phần đầu và vỏ các bạn có thể để ngăn đá khi cần thiết thì sử dụng).

Bước 2

Các bạn lấy phần chỉ đen ở lưng tôm ra.

biabaoquantom

Bước 3

Kế tiếp, các bạn cho tôm vào thau sau đó cho bia vào để rửa sạch tôm.

Bước 4

Sau khi đã rửa sạch tôm bằng bia, các bạn dùng khăn hoặc vải để thấm sạch nước dính trên tôm.

Bước 5

Cuối cùng, bạn cho tôm vào hộp và cho vào ngăn đông để bảo quản.

Lưu ý: Bạn không nên rửa tôm bằng nước vì có thể khiến tôm nhiễm khuẩn và không còn tươi ngon. Với cách này, các bạn sẽ bảo quản tôm trong khoảng từ 1 – 2 tuần.

Một số cách bảo quản tôm khác

maxresdefault

Bảo quản tôm cùng muối

Muối là một gia vị rất quen thuộc với chúng ta. Cách bảo quản tôm bằng muối cũng rất đơn giản, các bạn chỉ cần cho tôm đã rửa sạch vào hộp rồi cho muối vào, đậy nắp lại lắc đều rồi cho vào ngăn đá bảo quản. Với cách này, có thể bảo quản được khoảng 2 tuần và vẫn giữ được màu sắc, hương vị của tôm

Bảo quản tôm với đá lạnh

Nguyên liệu

Tôm

1 viên đá lạnh

Dụng cụ: Hộp đựng thực phẩm

Cách làm

Bước 1

Đầu tiên làm sạch tôm rồi cho tôm vào hộp nhựa có nắp.

Bước 2

Cho 1 viên đá lạnh vào trong hộp, đậy nắp.

Bước 3

Đặt hộp vào ngăn đông tủ lạnh.

Cách này giúp tôm bảo quản trong thời gian lâu hơn, có thể kéo dài khoảng 1 tháng. Tuy nhiên cũng mất nhiều thời gian để rã đông hơn. Khi bạn chế biến cần thực hiện những phương pháp xào, nấu, luộc để bỏ đi sinh vật có hại trong tôm.

Cấp đông với nước

Trước khi cho tôm vào bảo quản, mọi người cần rửa sạch tôm và chia tôm thành từng phần nhỏ, đủ cho một bữa ăn. Làm như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc lấy tôm ra để chế biến.

Tiếp đó cho tôm vào hộp đựng thực phẩm, đổ nước vào, đóng nắp lại sau đó cho vào ngăn đá của tủ lạnh để bảo quản.

Bảo quản theo cách này, tôm sẽ dần được cấp đông, tránh tình trạng tôm bị đông bất ngờ khiến tôm bị đen và không còn tươi ngon khi cấp đông lâu. Cách làm này sẽ kéo dài độ tươi ngon của tôm lên đến vài tháng và cũng không sợ tủ lạnh có mùi tanh.

Bảo quản nõn tôm

Cách bảo quản nõn tôm rất đơn giản. Trước tiên cần rửa sạch và bỏ đi phần đầu, phần vỏ của tôm. Tiếp đó xả nước lại một lần nữa để làm sạch nõn tôm rồi cho vào rổ và để ráo nước.

Cuối cùng chỉ cần cho nõn tôm vào giấy bạc, bọc kín và để vào ngăn đá để bảo quản. Nõn tôm bảo quản theo cách này sẽ để được khoảng 1 tháng.