Bé trai 3 tháng tuổi mắc bệnh giang mai, bố mẹ sững sờ khi bác sĩ nói con đường lây nhiễm

Bé trai 3 tháng tuổi có cá biểu hiện khác lạ trên da nên được bố mẹ cho đi khám, không ai có thể ngờ là bé nhận được kết luận từ bác sĩ là mắc bệnh giang mai đấy bà con ạ.

Một đứa trẻ 3 tháng tuổi vì sao lại có thể mắc bệnh xã hội, căn bệnh đã lây qua đường nào, đó là điều mà ai cũng thắc mắc. Mình vừa đọc được bài viết trên báo đã giải thích cụ thể rồi. Mình chia sẻ lên đây để các bố mẹ có con nhỏ xem như là một bài học mà tự rút kinh nghiệm cho gia đình nhà mình nhé!

Cụ thể bé trai này được bố mẹ đưa đi khám ở viện Da liễu trung ương khi mới 3 tháng tuổi, bé gặp tình trạng bong vảy ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Kết quả xét nghiệm cho thấy bé trai dương tính với bệnh giang mai.

hình ảnh

Mẹ bé cho biết trẻ là con đầu, đẻ mổ đủ tháng, cân nặng khi sinh là 3,5kg, có vàng da sơ sinh kéo dài 1 tháng. Hai tuần trở lại đây, trẻ bắt đầu xuất hiện bỏng vảy ở lòng bàn tay, bàn chân.

Bác sĩ Nguyễn Doãn Tuấn – khoa điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu trung ương – cho biết sau khi thăm khám lâm sàng ngoài nghĩ tới các bệnh lý viêm da thông thường như viêm da cơ địa… thì rất có thể trẻ mắc giang mai bẩm sinh.

“Qua hỏi bệnh bố và mẹ thì cả hai chưa làm xét nghiệm giang mai, hiện tại không có biểu hiện tổn thương da. Kết quả xét nghiệm của bệnh nhi, test nhanh giang mai dương tính.

Bố mẹ bé cho biết họ chưa làm xét nghiệm giang mai, thậm chí người mẹ trong quá trình mang thai không được làm xét nghiệm sàng lọc, kể cả trước khi sinh mổ.

hình ảnh

Kết quả xét nghiệm nhanh giang mai của cả 3 thành viên trong gia đình gồm bố, mẹ và em bé đều dương tính khiến họ rất bất ngờ.

Theo bác sĩ Phạm Thị Minh Phương – trưởng phòng khám các bệnh lây truyền qua, Bệnh viện Da liễu trung ương, giang mai bẩm sinh là trường hợp mẹ mắc bệnh giang mai và truyền cho thai nhi trong khi mang thai.

Bệnh lây truyền thường xảy ra từ tháng thứ 4 – 5 của thai kỳ. Tùy theo mức độ nhiễm xoắn khuẩn từ người mẹ vào thai mà có thể xảy ra các trường hợp: sẩy thai, thai lưu, trẻ đẻ non và có thể ra đi mãi mãi

Có thể trẻ sơ sinh mắc bệnh giang mai bẩm sinh không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh khi mới sinh. Nhưng nếu không được điều trị, trẻ có thể phát triển các vấn đề nghiêm trọng trong vài tuần đầu sau khi sinh, nhưng chúng cũng có thể xảy ra nhiều năm sau đó.

hình ảnh

Đối với những trẻ không được điều trị bệnh giang mai bẩm sinh, sau này bệnh tiến triển, trẻ có thể chậm phát triển hoặc bị co giật.

Trẻ có bệnh giang mai cần được điều trị ngay lập tức, nếu không bệnh sẽ tiến triển gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tùy thuộc vào kết quả khám sức khỏe, trẻ có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh tại bệnh viện trong vòng 10 ngày. Trong một số trường hợp, chỉ cần một mũi tiêm kháng sinh.

Ngoài ra, các trẻ đang điều trị bệnh giang mai bẩm sinh cần được chăm sóc và theo dõi chặt chẽ để đảm bảo việc điều trị có hiệu quả.

Để phòng bệnh, tất cả phụ nữ mang thai nên xét nghiệm bệnh giang mai ở lần khám thai đầu tiên. Nếu không được thực hiện trong lần khám đầu tiên, sản phụ hãy nhớ hỏi bác sĩ về xét nghiệm bệnh giang trong lần kiểm tra tiếp theo. 

Sản phụ lưu ý rằng, cho dù mắc bệnh giang mai nhưng có thể không có bất kỳ triệu chứng nào nên sản phụ không biết bản thân bị mắc bệnh. Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh giang mai có thể rất nhẹ hoặc giống như các dấu hiệu của các bệnh lý khác. Xét nghiệm là cách duy nhất để khẳng định chính xác có mắc bệnh giang mai hay không.