Bị liệt cả 2 chân, phải ngồi xe lăn sau vụ tai nạn, nhưng anh Nguyễn Xuân Hùng (40 tuổi, ngụ H.Ea Kar, Đắk Lắk) vẫn nỗ lực với nghề đan chiếu trúc, dành tiền xây nhà báo hiếu bố mẹ. Câu chuyện của anh khiến nhiều cư dân mạng xúc động.
Bước qua nỗi đau
12 năm trước, sau ca lái xe, anh Hùng ngồi nghỉ ở gần một trường học thì bất ngờ đất bị sạt lở, đè gãy xương sống, gãy chân. Anh được chuyển xuống Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị. Từ người trụ cột gia đình lo cho cha mẹ già, anh bỗng chốc nằm liệt trên giường, mọi sinh hoạt đều phải nhờ cha mẹ chăm sóc. Bao nhiêu tiền cả nhà tích cóp tiêu tùng hết vào thuốc thang, chạy chữa. Khi căn nhà 30 m² lụp xụp không còn món nào giá trị để cầm cố lo cho việc điều trị, cha mẹ anh phải vay mượn khắp nơi. “Khi đó tôi vẫn chưa lập gia đình vì nhà nghèo quá. Bao hoài bão ước mơ cũng đổ sập như núi đất đè lên người tôi khi đó. Chán nản, tôi muốn rời bỏ cuộc sống vì biết mình không thể điều trị, không có khả năng phục hồi”, anh kể.
3 năm nằm một chỗ, nhìn cha mẹ già tần tảo với rẫy cà phê mà cuộc sống vẫn kham khổ, anh tự mình vực dậy làm những việc trong gia đình như nấu ăn, rửa chén, dọn dẹp… Anh cũng mày mò cách thêu tranh chữ thập, đan rổ, làm lồng chum kiếm thêm thu nhập nhưng vẫn bí lối vì không có đầu ra.
Anh Hùng mưu sinh bằng nghề đan chiếu trúc (NVCC)
Năm 2018, anh thử sức đan chiếu trúc. Không biết học nghề ở đâu, anh đặt mua một chiếc chiếu trúc giao đến tận nhà, tỉ mỉ tháo ra từng chi tiết rồi ráp lại. Được bạn bè giới thiệu, anh mới bắt đầu dùng smartphone, mày mò tạo Facebook, Zalo bán hàng và được người quen ủng hộ ngay đơn hàng đầu tiên. “Tự kiếm được đồng tiền, tinh thần thoải mái hẳn, cuộc sống vui vẻ hơn, không như trước cứ nghĩ mình là gánh nặng. Cũng may, người này giới thiệu người kia, vậy là tôi có khách đặt chiếu đều đặn dù không rành mạng xã hội”, anh chia sẻ.
“Như một giấc mơ”
Không gian làm việc của anh Hùng là khoảng sân trước nhà. Mỗi chiếc chiếu trúc anh mất khoảng một ngày rưỡi thì hoàn thiện và được bán với giá từ 870.000 – 970.000 đồng. Trừ các chi phí vật liệu, anh có khoảng 250.000 – 350.000 đồng/ngày. Gần đây, anh tham gia thêm TikTok, mở livestream và có thêm rất nhiều đơn hàng từ khắp nơi trên cả nước. Mạng xã hội và cư dân mạng chính là điểm tựa để anh bước qua khó khăn. Khi đơn hàng nhiều, anh cũng áy náy vì khách thường phải chờ thêm 3 – 4 tuần mới tới lượt đan chiếu. Có thời điểm, anh phải xin lỗi chưa nhận đơn vì số lượng chờ đang còn nhiều.
Căn nhà 100 m² do anh Hùng tích cóp và vay mượn thêm để xây cho bố mẹ
Miệt mài ngày đêm, dù những cơn đau mỏi dai dẳng anh vẫn ngồi trên chiếc xe lăn quen thuộc cặm cụi đan chiếu. Mới đây, anh đã xây được căn nhà cấp 4 rộng 100 m² cho bố mẹ già. Anh đăng tải clip kể câu chuyện của mình vì muốn tiếp thêm động lực cho mọi người rằng “đừng từ bỏ dù cuộc sống có khó khăn thế nào” và “chính mình là người có thể giúp bản thân đi qua mọi giông bão”…
Anh bộc bạch: “Người như tôi có việc làm là may mắn lắm. Như một giấc mơ vậy. Nếu không có mạng xã hội chắc tôi không có được ngày hôm nay, từ đây tôi có đơn hàng, biết được nhiều người có ý chí phấn đấu. Tôi có thể dành dụm, vay mượn thêm xây được nhà cho bố mẹ. Tôi không ngờ mình có thể làm được, mới ngày nào còn nghĩ mình kiếm tiền nuôi bản thân còn khó, huống gì xây nhà”.
Ông Nguyễn Xuân Ký (70 tuổi), bố anh Hùng, cho biết ông có 2 người con trai và anh Hùng là con đầu. Vì gia đình khó khăn nên anh Hùng lo làm ăn, chưa lập gia đình thì tai họa ập đến.
“Vợ chồng già chỉ biết động viên con vượt qua khó khăn để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Tôi cũng không ngờ con có thể vực dậy, làm chiếu trúc gom góp tiền xây nhà cho bố mẹ sống thoải mái hơn. Tôi tự hào với hàng xóm, sung sướng lắm vì ước mơ từ lâu của vợ chồng tôi bây giờ mới được toại nguyện. Căn nhà cũ dột nát, mái tôn mục nay xây lại hết 400 triệu đồng, sạch đẹp khang trang lắm”, ông chia sẻ.
Nghiên cứu của Mỹ phát hiện dùng loại bếp này dễ ᴜпɡ тһư hơn hít khói thuốc, cả triệu người Việt vẫn dùng nấu ăn mỗi ngày
Theo nghiên cứu, nấu ăn bằng bếp ga làm tăng nồng độ benzen, một chất hóa học có liên quan đến nguy cơ ᴜпɡ тһư tế bào máu, vượt xa “tiêu chuẩn sức khỏe”.
Các nhà khoa học tại Đại học Stanford (Mỹ) tiết lộ trong một nghiên cứu mới rằng đốt bếp gas hoặc bếp lò có thể thải ra chất gây ᴜпɡ тһư đã biết ở mức cao hơn khói thuốc lá thụ động. Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã phân tích 87 nhà bếp trên khắp California và Colorado vào năm 2022 và phát hiện ra rằng bếp gas “phát ra mức độ có thể phát hiện và lặp lại” của một loại hóa chất gọi là benzen.
Khí từ bếp ga có thể làm tăng nguy cơ bệnh tật cho con người. (Ành minh họa).
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, việc tiếp xúc với benzen từ lâu đã có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh ᴜпɡ тһư cao hơn, chẳng hạn như bệnh bạch cầu và các bệnh ᴜпɡ тһư tế bào máu khác.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường tháng 9/2023, các tác giả cho biết ở một số ngôi nhà, bếp ga, bếp lò đã làm tăng nồng độ benzen lên “trên mức tiêu chuẩn đã được thiết lập rõ ràng về sức khỏe”. Lượng khí thải benzen trung bình từ các đầu đốt này cao hơn gấp từ 10 đến 25 lần so với lượng khí thải từ các giải pháp thay thế điện.
“Thông thường, benzen hình thành trong ngọn lửa và các môi trường nhiệt độ cao khác, chẳng hạn như ở ngọn lửa được tìm thấy tại các mỏ dầu và nhà máy lọc dầu. Các nguồn benzen tự nhiên bao gồm núi lửa và cháy rừng, trong khi phơi nhiễm cũng có thể đến từ khói thuốc lá, phát triển dầu khí và đốt xăng. Bây giờ chúng ta biết rằng benzen cũng hình thành trong ngọn lửa của bếp gas trong nhà”, Rob Jackson, giáo sư khoa học hệ thống Trái đất tại Stanford, cho biết trong một bài báo đăng trên trang web của trường đại học.
Giải pháp được đưa ra là sử dụng quạt thông gió: “Thông gió tốt giúp giảm nồng độ chất ô nhiễm, nhưng chúng tôi nhận thấy rằng quạt hút thường không hiệu quả trong việc loại bỏ phơi nhiễm benzen”.
Các nhà khoa học cũng xem xét nồng độ benzen trong nhà bếp và phát hiện ra rằng đốt gas ở mức cao trong 45 phút đã làm tăng mức này lên trên mức cơ bản trong mọi nhà bếp được thử nghiệm.
Ở 29% nhà bếp, một đầu đốt gas đơn ở mức cao hoặc lò nướng đặt ở nhiệt độ 350 độ F (177 độ C) đã làm tăng nồng độ benzen lên mức cao hơn mức đo được với khói thuốc lá thụ động. Trong sáu ngôi nhà, các nhà nghiên cứu cũng kiểm tra nồng độ benzen trong phòng ngủ và nhận thấy nồng độ này cao hơn từ 5 đến 70 lần so với mức cơ bản.
Yannai Kashtan, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Stanford và là tác giả của nghiên cứu, nói rằng phát hiện này vừa “đáng ngạc nhiên vừa đáng báo động”. Nghiên cứu này đánh dấu lần đầu tiên người ta tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ như vậy giữa bếp ga và benzen.
Liên minh Y tế Công cộng Châu Âu, một tổ chức phi lợi nhuận, đã ủng hộ việc loại bỏ bếp gas ở cấp EU, nói rằng chúng là “nguồn ô nhiễm trong nhà đáng kể liên quan đến kết quả tiêu cực về sức khỏe, bao gồm cả nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em”.