Người xưa dặn: “Cây âm không trồng trước cửa, cây dương không trồng ở mồ”, cây âm, cây dương là cây như thế nào??

 

Vậy những cây mà người xưa khuyên không nên trồng ở cửa nhà là gì vậy?

Từ xa xưa, cây cối luôn gắn liền với đời sống con người. Mọi người thường thích trồng cây ở trước nhà, từ cây ăn quả đến cây bóng mát, cây hoa.

Điều này không chỉ làm đẹp cho môi trường mà còn mang bóng mát, hoa đẹp, quả ngon cho gia đình. Khi cây lớn lên có thể chặt để làm nhà, để bán, mang lại lợi ích kinh tế nhất định.

Người xưa dặn: "Cây âm không vào cửa, cây dương không ở mồ", tại sao vậy?  - Ảnh 1.

Người xưa cho rằng: “Cây âm không vào cửa” là chỉ một số cây có âm khí nặng nề, mang lại xui xẻo, không thích hợp trồng trước nhà. Ảnh minh họa Inf.news

Tuy nhiên, người xưa thường rất kỹ càng trong việc chọn lựa cây để trồng trước nhà. Một số cây được cho là tốt cho phong thủy, mang lại may mắn, tài lộc, thịnh vượng cho gia đình.

Bên cạnh đó, một số cây có thể đem lại điềm xấu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe, vận mệnh tài chính của mỗi thành viên trong gia đình.

Người xưa cho rằng: “Cây âm không vào cửa” là chỉ một số cây có âm khí nặng nề, mang lại xui xẻo, không thích hợp trồng trước nhà.

Người xưa dặn: "Cây âm không vào cửa, cây dương không ở mồ", tại sao vậy?  - Ảnh 2.

Người xưa thường rất kỹ càng trong việc chọn lựa cây để trồng trước nhà. Ảnh minh họa Inf.news

Bên cạnh đó, người xưa cũng cho rằng: “Cây dương không ở mồ” là chỉ 1 số cây có dương khí quá mạnh không nên trồng ở mồ mả, cũng có thể ảnh hưởng đến phong thủy gia đình.

Những ý tưởng này của người xưa có thể xuất phát từ những quan niệm phong thủy, đồng thời xuất phát từ thói quen sinh trưởng và sự tương tác của các cây với môi trường xung quanh.

Người xưa dặn: “Cây âm không vào cửa”

1. Cây dâu tằm

Người xưa dặn: "Cây âm không vào cửa, cây dương không ở mồ", tại sao vậy?  - Ảnh 3.

Theo người xưa, trong tiếng Hán Việt, tên cây dâu (tang) đồng âm với “tang” trong chết chóc nên trồng trước cửa nhà sẽ mang lại điềm xấu và những điều xui xẻo. Ảnh minh họa thespruce

Từ xa xưa, con người có sự nhạy cảm sâu sắc với từ ngữ và biểu tượng, đặc biệt là trong việc lựa chọn và trồng cây.

Sự nhạy cảm này không chỉ được thể hiện trong đời sống hằng ngày mà còn ăn sâu vào phong tục, tín ngưỡng nông nghiệp.

Điển hình là việc cấm kỵ trồng dâu và liễu trước cửa nhà. “Phía trước không trồng dâu, phía sau đừng trồng liễu” là câu nói của người xưa, phản ánh quan điểm rõ ràng này.

Theo người xưa, trong tiếng Hán Việt, tên cây dâu (tang) đồng âm với “tang” trong chết chóc nên trồng trước cửa nhà sẽ mang lại điềm xấu và những điều xui xẻo.

Do đó, người xưa cho rằng, cây dâu tằm mang âm khí nặng, trồng trước nhà lâu ngày sẽ khiến âm khí ảnh hưởng đến cả ngôi nhà. Những người sống trong những ngôi nhà kiểu này lâu ngày thường gầy yếu và hay ốm vặt.

2. Cây hòe

Người xưa dặn: "Cây âm không vào cửa, cây dương không ở mồ", tại sao vậy?  - Ảnh 4.

Theo người xưa, cây hòe có kích cỡ lớn, lâu ngày có thể cản ánh sáng mặt trời vào nhà, khiến môi trường xung quanh nhà trở nên tối tăm, ẩm ướt, điều này không tốt cho phong thủy. Ảnh minh họa toutiao

Cây hòe là một loại cây rụng lá phổ biến, có vẻ đẹp và công dụng độc đáo nhưng theo người xưa đây không phải là cây thích hợp để trồng ở sân nhà.

Lý giải về việc không nên trồng cây hòe trước cửa khá khoa học. Đó là vì cây hòe có kích cỡ lớn, lâu ngày có thể cản ánh sáng mặt trời vào nhà, khiến môi trường xung quanh nhà trở nên tối tăm, ẩm ướt, điều này không tốt cho phong thủy.

Ánh sáng mặt trời rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của con người cũng như các sinh vật khác, và việc thiếu ánh sáng mặt trời có thể gây ra trầm cảm và u sầu ở con người.

Ngoài ra, kích thước khổng lồ của cây hòe cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại cây khác trong sân, hạn chế không gian trồng cây, thậm chí có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gia chủ.

Cây hòe là cây có tuổi thọ hàng trăm năm, cao lớn, rậm rạp nên có người còn cho rằng, cây hòe thường có ma. Sự âm u này hoàn toàn không thích hợp trồng ở sân nhà.

3. Cây liễu

Người xưa dặn: "Cây âm không vào cửa, cây dương không ở mồ", tại sao vậy?  - Ảnh 5.

Theo người xưa, trồng cây liễu cũng làm mất cân bằng âm dương, hút nhiều âm khí, làm cho trước cửa nhà bạn thêm ảm đạm, thiếu sinh khí. Ảnh minh họa Inf.news

Bạn có thể thấy cây liễu được trồng rất nhiều ở công viên, dọc các bờ sông nhưng không được trồng ở cửa nhà. Từ xa xưa, cây liễu thường gắn liền với những cảm xúc như chia ly, buồn bã, chán nản trong tâm hồn con người. Do đó, người xưa cho rằng không nên trồng liễu ở trong sân.

Cây liễu là cây ưa nước, mang hơi thở lạnh lẽo nên việc trồng ở gần nơi ở của con người khiến môi trường trong nhà ẩm ướt, con người cũng dễ bị lạnh lẽo.

Trồng cây liễu cũng làm mất cân bằng âm dương, hút nhiều âm khí, làm cho trước cửa nhà bạn thêm ảm đạm, thiếu sinh khí.

Hơn nữa, bề ngoài liễu khá mềm mại, ủ rũ, yếu đuối ảnh hưởng đến tinh thần của người trong nhà. Nếu  mọi người lúc nào cũng buồn bã, thiếu sức sống thì khó mà vươn lên làm giàu, xây dựng gia đình thịnh vượng được.

Do đó, người xưa khuyên không nên trồng liễu trước nhà để tránh mang lại không khí không may mắn cho gia đình.

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ hiện đại, cây liễu với tư cách là một loại cây trong tự nhiên không có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến vận may của gia đình.

Người xưa dặn: "Cây âm không vào cửa, cây dương không ở mồ", tại sao vậy?  - Ảnh 6.

Người xưa thường cho rằng sự phát triển của cây liễu có liên quan đến việc hấp thụ năng lượng dương vào nhà nên dễ khiến ngôi nhà bị ảnh hưởng. Ảnh minh họa atmos.earth

Tuy nhiên, vẻ yếu ớt, buồn bã của chúng ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc của con người nhiều hơn. Theo người xưa, cuộc sống cần phải có nhiều năng lượng dương, con người cần mạnh mẽ, tươi vui mới có thể đạt được thành tích tốt trong học tập, lao động, mang lại nhiều tài lộc cho gia đình.

Nếu buồn bã, chán nản dẫn đến ốm đau, bệnh tật thì tài lộc, vận may chắc chắn bị ảnh hưởng. Điều này thực sự không sai.

Hơn nữa, cây liễu cũng có sức sống siêu phàm, chỉ một cây nhỏ sẽ nhanh chóng bén rễ và phát triển thành những cây cao lớn, cành lá rậm rạp, ngăn cản ánh sáng vào nhà và mang lại vẻ ẩm ướt, âm u.

Người xưa thường cho rằng sự phát triển của cây liễu có liên quan đến việc hấp thụ năng lượng dương vào nhà nên dễ khiến ngôi nhà bị ảnh hưởng.

Nếu trồng cây liễu trước cửa nhà, người ta lo lắng rằng phước lành, phú quý của ngôi nhà có thể dần mất đi khi cây liễu phát triển mạnh mẽ.

Ngoài ra, người xưa cũng khuyên không nên trồng thông, trồng lê trước cửa nhà…

Người xưa dặn: “Cây dương không ở mồ”

1. Cây mai

Người xưa dặn: "Cây âm không vào cửa, cây dương không ở mồ", tại sao vậy?  - Ảnh 7.

Theo người xưa, cây mai có năng lượng dương rất mạnh. Ảnh minh họa toutiao

Cây mai là loại cây có sức ống mạnh mẽ nên người xưa cho rằng không phù hợp trồng ở mộ phần. Cây mai là loại cây rụng lá, tán rộng, hoa có màu sắc rực rỡ nở vào mùa xuân, quả có vị chua ngọt.

Sự rực rỡ, tươi vui của chúng không nên xuất hiện ở nơi đòi hỏi sự yên tĩnh và trang nghiêm ở nghĩa trang. Sự “hớn hở” này bị coi là thiếu tôn trọng với người đã khuất.

Theo văn hóa truyền thống, nghĩa trang là nơi để tưởng nhớ và thương tiếc người đã khuất, cần phải giữ được sự trang nghiêm, thành kính.

Do đó, sự xuất hiện của các cây mai có thể phá vỡ sự trang nghiêm và thành kính này, do đó, người xưa khuyên khong trồng cây mai ở mộ.

2. Cây táo gai

Người xưa dặn: "Cây âm không vào cửa, cây dương không ở mồ", tại sao vậy?  - Ảnh 8.

Người xưa khuyện không nên trồng táo gai ở khu vực mồ mả vì màu sắc chói lóa, rực rỡ của loại quả này. Ảnh minh họa Inf.news

Táo gai cũng là cây có nhiều năng lượng dương. Chúng có những chùm quả đỏ rực, dày đặc và rực rỡ, mang màu sắc lễ hội, thể hiện sức sống mạnh mẽ, cũng không phù hợp với nơi chôn cất.

Người xưa cho rằng, mộ là nơi tưởng nhớ những người thân đã khuất nên môi trường xung quanh phải phản ánh bầu không khí trang nghiêm.

Trong khi đó, màu đó trong văn hóa truyền thống lại coi là màu sắc lễ hội, vui tươi, trái ngược với chủ đề tang tóc. Sự không phù hợp về màu sắc này có thể dẫn đến sự thiếu tôn trọng đối với người đã khuất hoặc bị coi là coi thường các phong tục tưởng niệm truyền thống.

Do đó, người xưa khuyện không nên trồng táo gai ở khu vực mồ mả.

3. Tre

Người xưa dặn: "Cây âm không vào cửa, cây dương không ở mồ", tại sao vậy?  - Ảnh 9.

Dù tre có ý nghĩa biểu tượng tích cực trong văn hóa, có giá trị sử dụng lớn trong cuộc sống nhưng người xưa khuyên không nên trồng tre ở khu vực mộ phần, có thể gây ra hậu quả tiêu cực. Ảnh minh họa Inf.news

Tre một loại cây tượng trưng cho sự kiên cường, cứng cỏi, giàu sức sống. Người xưa cũng khuyên không nên trồng tre gần các ngôi mộ.

Về mặt khoa học, rễ tre phát triển rất mạnh mẽ và khả năng “sinh con đẻ cái” nhanh chóng. Nếu bạn trồng tre ở mộ chẳng mấy chốc rễ tre sẽ có thể đâm lung tung, thậm chí phá hủy mộ phần. Đồng thời tre có thể mọc chùm lên cả phần mộ chỉ trong thời gian ngắn.

Trong văn hóa xưa, việc bảo vệ sự tĩnh tại, nguyên vẹn của các ngôi mộ là rất quan trọng. Nếu “đồng mồ động mả” có thể ảnh hưởng đến phong thủy gia đình, là điềm xấu có thể gây ra những chuyện không may trong gia đình.

Do đó, dù tre có ý nghĩa biểu tượng tích cực trong văn hóa, có giá trị sử dụng lớn trong cuộc sống nhưng người xưa khuyên không nên trồng tre ở khu vực mộ phần, có thể gây ra hậu quả tiêu cực.

Như vậy, những quan niệm của người xưa khuyên nên và không nên trồng một số cây ở một số nơi nhất định là xuất phát từ đặc điểm của các loài cây này. Chúng cũng tiết lộ cách mà con người từ xưa sống hòa hợp với thiên nhiên.