Trời trở lạnh là thời điểm lý tưởng để ăn lẩu. Các quán lẩu cũng trở nên tấp nập khách ra vào. Khi đi ăn lẩu, có những nguyên tắc bạn cần nhớ để tránh gây hại cho sức khỏe.
3 món không nên gọi khi đi ăn lẩu
– Thịt viên, bò viên, tôm viên, mực viên
Các món thịt viên là nguyên liệu nhúng lẩu quen luộc, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
Nguyên nhân là do các loại thịt viên thường được làm bằng các mẩu vụn thịt thừa. Nhiều đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận còn có thể trộn thêm các loại thịt cũ, thịt có dấu hiệu hỏng và sử dụng các loại phụ gia để tăng mùi vị, làm át đi mùi ôi thiu của thịt. Sau khi chế biến, dù làm bằng nguyên liệu không đảm bảo chất lượng thì thịt viên vẫn có mùi vị thơm ngon do sử dụng các loại phụ gia. Ngoài ra, bột là loại nguyên liệu được thêm khá nhiều vào trong thịt viên chế biến sẵn. Vì vậy, khi đi ăn hàng, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thịt viên vì ăn vào chưa chắc đã có chất dinh dưỡng, thậm chí có thể gây hại tới cơ thể.
– Mực
Mực là món được phục vụ khá nhiều tại các nhà hàng lẩu nước, lẩu nướng. Đây là loại thực phẩm thường xuyên được bảo quản đông lạnh nên khó xác định được thời gian lưu trữ. Mực có thể được bảo quản trong nhiều tháng, thậm chí cả năm trời rồi mới được đưa ra phục vụ thực khách. Trên thực tế, có nhiều trường hợp mực ôi thiu được ngâm vào hóa chất để tẩy trắng, khử mùi trước khi đưa lên bàn ăn của nhà hàng.
Vì vậy, bận cần cân nhắc kỹ lượng trước khi gọi món mực. Tốt nhất nên lựa chọn những địa chỉ có phục vụ mực tươi sống, chế biến tại chỗ.
– Tiết vịt
Tiết vị là món ăn được ưa chuộng khi ăn lẩu vịt hay vịt om sấu. Khi ăn tiết vịt, khác hàng rất khó có thể biết được liệu món này có đảm bảo vệ sinh hay không. Lượng tiết của một con vịt không nhiều, để có đủ nguyên liệu phục vụ thực khách, nhà hàng có pha trộn thêm các thành phần khác, tiết của loại động vật khác vào tiết vịt hay không.
Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi ăn món tiết vịt. Tất nhiên, chúng ta cần đặc biệt tránh món tiết canh vịt (tiết vịt chưa được nấu chín) vì nó có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh dường tiêu hóa, làm tăng nguy cơ nhiễm các loại ký sinh trùng như giun, sán.
Lưu ý khi ăn lẩu
– Ăn chín, uống sôi
Đặc điểm của món lẩu chính là sử dụng các nguyên liệu sống nhúng vào nồi nước dúng nóng để làm chín. Vì vậy, khi ăn lẩu, bạn nên đảm bảo nguyên liệu được để trong nồi cho tới khi đủ chín rồi mới gắp ra. Nếu chỉ nhúng qua nước lẩu trong vài giây ngắn ngủi, thức ăn có thể chưa kịp chín và các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có trên thực phẩm sẽ không được loại bỏ, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
– Không ăn lâu quá cay, quá nóng
Để đảm bảo tốt cho hệ tiêu hóa, bạn cần hạn chế ăn lẩu quá cay, quá nóng. Niêm mạc miệng, niêm mạc dạ dày đều rất mỏng manh. Ăn các món quá nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc, gây bỏng rát. Việc này lặp lại nhiều lần có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn, làm tăng nguy cơ khiến các tế bào K phát triển.
Việc ăn lẩu quá cay cũng không thực sự tốt cho sức khỏe. Nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tiêu hóa.
Những người nên hạn chế ăn lẩu
– Người mắc bệnh dạ dày
Các loại lẩu cay như lẩu Thái chua cay, lẩu ớt cay, lẩu kim chi… có thể mang lại cảm giác kích thích vị giác nhưng không phù hợp với người bị bệnh dạ dày. Khi dạ dày có vấn đề mà ăn đồ cay nóng thì tình trạng bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
– Người bị bệnh gout
Các loại lẩu thường có rất nhiều nguyên liệu, trong đó thành phần chính thường là các loại thịt động vật hoặc hải sản. Người bệnh gout nên hạn chế ăn quá nhiều thịt. Khi ăn lẩu, nhóm người này nên lựa chọn ăn một lượng thịt nhỏ, không ăn hải sản và nội tạng động vật; tránh các loại rau có hàm lượng purin cao như bắp cải, cà rốt, khoai tây, rong biển…
– Người béo phì, mỡ máu cao
Nhóm người này nên chọn các loại lẩu có nước dùng thanh, nhạt thay vì nước lẩu có nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, nên chú ý đến việc lựa chọn thực phẩm, hạn chế ăn các món chứa quá nhiều chất béo, nhiều năng lượng.