Việc thay dầu nhớt xe máy tưởng chừng đơn giản, nhưng nếu thực hiện không đúng, về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu tới “sức khỏe” của xe, đặc biệt là động cơ.
Trước khi đổ nhớt mới, phải chắc chắn rằng xe đã xả hết nhớt cũ cùng bụi cặn.
Dầu nhớt có tác dụng bôi trơn, đồng thời làm sạch cặn bẩn bên trong động cơ, từ đó bảo vệ và duy trì độ sự ổn định cho “trái tim” của xe. Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều người hiện nay lại rất ít quan tâm và thường mắc phải những sai lầm khi thay nhớt cho xe.
Dưới đây là 3 sai lầm “nguy hiểm” liên quan đến dầu nhớt mà đa phần người sử dụng xe máy Việt Nam hay mắc phải.
Tính số km để thay nhớt
Sai lầm đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay chính là cách tính thời điểm thay nhớt. Theo đó, hầu hết người dùng xe máy tại Việt Nam đang có thói quen tính số km đã đi của xe để xác định khi nào cần thay nhớt cho xe. Mặc dù vậy, cách làm này chỉ mang tính tương đối và không đúng với tất cả trường hợp.
Tùy điều kiện sử dụng mà mỗi xe có cách tính chu kỳ thay nhớt phù hợp
Bởi trong điều kiện thông thường, xe máy sử dụng thường xuyên, chu kỳ thay nhớt sau mỗi 1.000 – 1.500 km là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, với những trường hợp đặc biệt như xe không thường xuyên di chuyển, hoặc xe di chuyển nhiều trên các địa hình đồi dốc, căn cứ vào số km đã đi để thay nhớt không còn hợp lý.
Đối với những trường hợp này, nếu xe chưa di chuyển đến mốc km kể trên, chủ xe vẫn nên thay nhớt sau khoảng 12 tháng. Hoặc nếu xe không di chuyển, tốt nhất sau khoảng 3 tháng nên thay lại dầu nhớt mới. Lý do là bởi, dầu nhớt sau khi đổ vào xe sẽ nhanh chóng giảm phẩm cấp, dù xe không vận hành.
Không xả hết nhớt cũ
Trong quá trình tiến hành thay nhớt, một sai lầm khác mà cũng rất nhiều người dùng xe máy mắc phải là cẩu thả, chủ quan không xả hết nhớt cũ còn trong bình. Điều này tưởng chừng không ảnh hưởng nhiều, tuy nhiên thực tế lại để lại nhiều hậu quả cho xe nếu liên tục tái diễn.
Nguyên nhân là bởi, dầu nhớt cũ sau quá trình sử dụng không chỉ bị mất tác dụng mà còn chứa nhiều tạp chất, mạt kim loại do quá trình ma sát. Những thứ này dễ gây hư hại cho động cơ nên nếu không xả hết nhớt cũ, về lâu về dài sẽ khiến động cơ bị hỏng hóc, giảm tuổi thọ.
Vì vậy, nếu tự thay nhớt, chủ xe cần phải kiên nhẫn đợi nhớt cũ xả hết, đồng thời nghiêng xe cho nhớt còn đọng ở những chi tiết máy chảy ra hoàn toàn, sau đó dùng vòi hơi xịt vào trong lốc máy cho nhớt văng ra sạch.
“Phó thác” hoàn toàn việc thay nhớt cho thợ sửa xe
Một sai lầm khác mà phần đông người dùng xe máy tại Việt Nam (đặc biệt là phụ nữ) mắc phải khi thay nhớt là việc giao toàn quyền cho thợ sửa xe và không quan tâm, kiểm tra cẩn thận. Đây rõ ràng là thói quen không tốt.
Đầu tiên, việc “phó thác” hoàn toàn cho thợ sửa xe rất dễ dẫn đến trường hợp “tiền mất tật mang”. Theo đó, thay vì thay nhớt chất lượng và phù hợp với dòng xe; nhiều thợ sửa xe cố tình gian lận, lựa chọn loại nhớt dởm, không thương hiệu.
Bên cạnh đó, nhiều thợ sửa xe máy có tâm lý cẩu thả, làm cho xong việc giao. Vì vậy, nếu không có chủ xe giám sát thường thao tác thay nhớt không đúng quy trình và kỹ thuật (thay không đúng loại nhớt phù hợp cho xe, không xả sạch nhớt cũ,…). Điều này cũng khiến động cơ xe bị hao mòn, hỏng hóc và giảm tuổi thọ.
“Ngọc Hoàng” Quốc Khánh 61 tuổi vẫn độc thân: Bất ngờ chỉ số về kết hôn nam thay đổi rất nhiều so với nữ
Câu chuyện của nghệ sĩ Quốc Khánh là vấn đề chung mà nhiều người đang đối mặt.
Nghệ sĩ Quốc Khánh sinh năm 1962 tại Hà Nội, là đàn anh lớn tuổi trong top danh hài phía Bắc. Sau hơn 40 năm làm nghề, NSƯT Quốc Khánh được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân (NSND) lần thứ 10, theo quyết định 724/QĐ-CTN do Chủ tịch nước ký ngày 22/6/2023.
“Tôi chọn cuộc sống tự do nên không lấy vợ”
Năm nay, NSND Quốc Khánh đã 61 tuổi. Tuy nhiên, anh vẫn chọn cuộc sống độc thân. Hiện anh vẫn sống trong căn nhà nhỏ mà gia đình anh từng quây quần, dù căn phòng riêng của anh chỉ rộng 10m2, mọi vật dụng trong phòng đều phải thiết kế mỏng dẹt nhất có thể cho phù hợp.
Nói về cuộc sống độc thân, Quốc Khánh từng thổ lộ: “Tôi lựa chọn cuộc sống tự do nên không lấy vợ. Vì lấy vợ thì ngoài tình yêu thương, còn có cả những điều ràng buộc trách nhiệm nữa.
Cũng may trông tôi thế này thôi chứ chưa bao giờ đau ốm phải nằm viện. Cũng chưa bao giờ phải uống một viên kháng sinh vào người. Nhưng chẳng ai nói hay được, đến lúc mình ốm thì chẳng biết thế nào.
Tôi cũng nghĩ rồi, xác định rồi. Có thể bây giờ mình thấy thỏa mái sung sướng với cuộc sống tự do, nhưng về sau mình khổ. Cái gì cũng có 2 mặt của nó. Ở giữa ngã 3 đường, tôi muốn chọn con đường nào? Chọn cuộc sống vợ con hạnh phúc ràng buộc, hay chọn cuộc sống tự do cô đơn?
Bây giờ mình chọn cuộc sống tự do, thì sau này phải chịu cảnh về già đau đớn không ai chăm sóc”.
Ngày càng có nhiều người “ngại” kết hôn
Từ chuyện của NSND Quốc Khánh, nhìn rộng ra về một thực trạng: hiện nay, thanh niên tại nhiều quốc gia Châu Á có xu hướng lựa chọn cuộc sống độc thân, không màng đến chuyện hôn nhân, sinh con cái.
Tại Việt Nam, vào tháng 4 năm 2020, Tổng cục Thống kê đã cho ra mắt cuốn “Kết quả chủ yếu Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình”. Tại đây, những số liệu về độ tuổi kết hôn trung bình đã được thống kê đầy đủ và chi tiết.
Sau 21 năm kể từ 1999, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam đã tăng thêm 2,5 năm trong khi của nữ chỉ tăng 0,6 năm. Điều này chứng tỏ nam giới ngày càng có xu hướng kết hôn muộn hơn so với nữ giới.
Đa số những người trẻ hiện nay sợ kết hôn vì sợ mất tự do và lo thêm nhiều trách nhiệm, lo lắng về việc nuôi dạy con cái… Bên cạnh đó, một số bộ phận có quan niệm muốn dành thời gian để phát triển sự nghiệp. Một số người cho biết họ không hứng thú với chuyện yêu đương, hẹn hò hay phải dành thời gian cho một người xa lạ. Thay vào đó, những người trẻ này muốn được thoải mái tận hưởng cuộc sống theo cách mình muốn, có nhiều thời gian hơn để chăm sóc cho bản thân. Hầu hết tất cả đều cảm thấy rất ổn khi chỉ sống một mình.
Kết hôn chưa chắc hạnh phúc – Độc thân cũng vậy
>Kết hôn ràng buộc hai người bởi tình cảm và trách nhiệm. Độc thân thì tự do nhưng đổi lại phải tự sắp xếp cuộc sống khi về già.
Kết hôn hay không là quyền lựa chọn và là cuộc sống của mỗi người. Sẽ không thể có câu trả lời chính xác cho câu hỏi liệu sống độc thân có phải là quyết định sai lầm hay không. Bởi, người đã kết hôn có khi cũng nhanh chóng phải hối hận, người sống độc thân chưa chắc là phải có kết cục cô đơn cả đời.
Con người rất dễ thay đổi. Những người khăng khăng muốn độc thân hôm nay có thể bất ngờ bước vào cuộc hôn nhân hạnh phúc khi gặp đúng người, còn những người đã kết hôn lại có thể bắt đầu theo đuổi một cuộc sống khác vào một ngày nào đó.
Điều quan trọng nhất mà một người nên làm, dù đã kết hôn hay chưa đó là sống tốt cho hiện tại thay vì lo lắng vào chuyện tương lai không chắc chắn.
Tổng hợp