Mỗi khi Tết đến – xuân về, bên cạnh mâm ngũ quả đặc trưng, trên khu vực bàn thờ gia tiên của gia đình tôi cũng như nhiều gia đình ở các miền quê khác còn thường dựng hai cây mía thật to và thẳng.
Theo tín ngưỡng của người Việt, cây mía tượng trưng cho cái thang vì có từng đốt giống như từng bậc thang. Cây thang mía giúp vong linh ông bà, tổ tiên về trần gian ăn Tết cùng con cháu. Nguồn gốc của tín ngưỡng này ít nhiều gắn liền với văn hoá nông nghiệp của người Việt từ xa xưa.
Hai cây mía 2 bên bàn thờ ngày Tết
Theo phong thủy, cây mía tượng trưng cho sự giao hòa trời-đất, kết nối hai thế giới âm – dương. Tán lá tượng trưng cho mây, trời. Gốc, rễ tượng trưng cho đất, nguồn cội. Những dóng mía lúc này như những nấc thang nối liền đất-trời, âm-dương, dẫn đón linh hồn tổ tiên từ trên trời trở về hạ giới để xum vầy cùng con cháu trong những ngày đầu tiên đầy ý nghĩa của năm mới.
Hay cây mía còn tượng trưng cho sự rắn chắc, mạnh mẽ vươn cao của cây mía tượng trưng cho sức khoẻ và sự thành công… Chính vì vậy, cây mía không chỉ đơn thuần là sản vật dâng cúng gia tiên mà đã trở thành một biểu tượng văn hoá tâm linh của người Việt. Biểu tượng đó nếu được giữ gìn sẽ giúp cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc thêm đậm đà.
Mỗi dịp Tết cổ truyền, bên cạnh mâm ngũ quả tượng trưng cho âm dương – ngũ hành, nhiều gia đình thường chọn hai cây mía thật to, thật thẳng để dựng hai bên bàn thờ tổ tiên.
Và mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có những quan niệm và ý nghĩa khác nhau về cây mía:
Cây mía trong quan niệm của người Tày-Thái còn được xem là nấc thang kết nối giữa con người với Mường Trời (Mường Then/phạ); nó còn thể hiện cho các bước phát triển của một kiếp người từ khi sinh ra, lớn lên, lập gia đình và kết thúc sự tồn tại của mình bằng cách nở hoa.
Hay về nguồn gốc của dòng họ Mía của Phật, có nhiều thuyết được ghi sớm ở các kinh sách khác nhau, đại đồng tiểu dị. Cây mía ở đây sẽ biểu tượng cho cội nguồn dòng họ của Phật tổ Như lai, thờ mía cũng là thờ cội nguồn Phật giáo.