Lễ chùa đầu năm là tục lệ, là nét văn hóa đẹp của người Việt. Khi lễ chùa đầu năm, mọi người nên chú ý đến một số điều dưới đây.
– Khi đi chùa nên chọn trang phục giản dị, gọn gàng, sạch sẽ. Tránh mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở hang… Khi vào Tam bảo bái Phật không nên mang theo mũ, khăn, gậy gộc…
– Khi vào chùa, người đi lễ nên tránh đi cửa chính mà nên đi từ các cửa bên. Ngoài ra, không nên dẫm lên bậu cửa khi bước vào mà nên bước qua bậu cửa. Đi cửa chính hãy dẫm lên bậu cửa được coi là hành động bất kính. Cửa chính là cửa chỉ có đức Phật, Ngọc đế hay vua của một nước mới được đi.
– Khi lễ chùa, nên thắp hưởng ở đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa. Việc thắp hương bên trong có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí. Ngoài ra, người đi lễ khi đứng khấn vái nên tránh đứng thẳng bàn thờ mà nên đứng chếch sang một bên; không đứng ở giữa Phật đường để lễ mà nên đứng chếch sang bên trái hoặc bên phải một chút.
– Với khu vực lễ Phật (chính điện – nơi thờ tự chính trong chuyện) thì không được đặt lễ mặn. Chỉ dâng lễ chay lên hương án của chính điện. Nếu chùa có khu vực thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu thì có thể đặt lễ mặn ở những khu vực này.
– Khi lễ Phật tại chùa, không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng Phật. Nếu có sắm các lễ này thì chỉ đặt ở ban thờ thần linh, Thánh, Mẫu, Đức Ông. Ngoài ra, người làm lễ không nên đặt tiền thật lên hương án của chính điện. Tiền thật nên được bỏ vào hòm công đức được đặt trong chùa.
– Khi vào Phật đường, Tam bảo, người đi lễ không nên mang giày dép, hút thuốc hay nhai trầu. Tam bảo được coi là nơi vô cùng tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh. Do đó, người đi lễ không được gây ồn ào, hỗn tạp.
– Khi đứng trước tượng Phật nên cung kính, trang nghiêm, hạn chế ngó ngang, ngó dọc. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật như một tác phẩm nghệ thuật, tốt nhất nên đứng ở ngoài để quan sát.
– Ở trong Phật đường, không nên nói chuyện, bình phẩm, chạy qua lại hay ngồi, nằm. Không xì mũi, khạc nhổ… quanh khu vực Phật điện, Tam bảo.
– Người đi lễ không được tự ý sử dụng hoặc mang đồ đạc trong chùa về làm của riêng.
– Khi sử dụng đồ của chùa, ăn uống, thụ lộc thì nên lưu công đức, dù ít hay nhiều.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Cùng chủ đề
Mẹo Vặt
Hướng xây nhà tốt nhất “Tam hợp” năm 2024 cho từng gia chủ” Đại cát, đại lợi, vạn sự hanh thông
Nếu bạn có ý định xây nhà trong năm 2024, hãy tham khảo những hướng xây nhà tốt nhất tương ứng với từng gia chủ để vạn sự hanh thông.
Mẹo Vặt
Ngày vía Thần Tài không mua vàng thì làm gì để rước lộc, cả năm làm ăn khấm khá
Để bày tỏ lòng thành kính với Thần Tài, bạn có thể chưng lên bàn thờ một số vật phẩm sau.
Mẹo Vặt
Công dụng của chiếc lỗ nhỏ trên thớt không phải ai cũng biết
Chắc chắn ai cũng bất ngờ khi biết công dụng thực của chiếc lỗ nhỏ này!
Mẹo Vặt
Khoanh giò đang ăn dở đừng vội bỏ vào tủ lạnh, làm theo cách này để thoải mái vẫn tươi ngon không lo có mùi
Giò chả là món ăn truyền thống của người Việt mỗi khi Tết đến và để bảo quản được giò chả trong những ngày Tết này đừng quên những cách dưới đây để giúp giò chả được giữ lâu.
Mẹo Vặt
Những điều kiêng kỵ ngày mùng 2 Tết Nguyên đán để cả năm may mắn
Người xưa có câu “có kiêng có lành”. Để năm mới may mắn, sung túc, bạn có thể tham khảo một số điều kiêng kỵ ngày mùng 2 Tết Nguyên đán.
Mẹo Vặt
Bánh chưng đừng vội cho tủ lạnh, cách này để được nửa tháng vẫn thơm ngon
Bánh chưng là món truyền thống dịp Tết cổ truyền nhưng rất dễ bị mốc, thiu, hư hỏng. Cách nào bảo quản bánh chưng khi ngăn tủ lạnh chật kín đồ ăn ngày Tết là băn khoăn của nhiều bà nội trợ.
Tổ Tiên nói rằng: ‘Gia đình làm được 4 điều này sẽ giàu có, thịnh vượng đời đời’, đó là gì?