Hoa thường chỉ tươi và đẹp được trong khoảng 3-4 ngày. Làm thế nào giữ hoa tươi lâu sau khi mua về, nhất là trong dịp đặc biệt?
Cắm hoa trang trí cho ngôi nhà là sở thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, nếu cắm hoa mà không có mẹo thì hoa nhanh tàn, nhanh héo, rất tốn tiền mua hoa và công sức cắm mỗi ngày.
Trước tiên, bạn cũng cần biết cách chọn hoa:
Lựa chọn hoa
Nên chọn loại hoa vừa cắt, cành còn dài, nếu còn nguyên gốc hoặc bầu đất thì càng tốt. Lựa mua hoa còn nguyên những cánh sương, cánh đài bên ngoài, chạm vào cánh hoa cảm thấy cứng và tươi.
Không nên mua những hoa mà bên ngoài đã bị bóc mất cánh sương, cánh hoa hơi mềm vì đó là hoa đã để lâu hoặc đã được người bán hàng “sửa sang”, không còn tươi nguyên, dễ bị dập nát, nhanh héo.
Rửa sạch bình
Nhiều bạn nghĩ lọ chỉ dùng để cắm hoa chứ không phải chứa thức ăn nên không nhất thiết phải cọ rửa thường xuyên. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng lượng vi khuẩn bám trên thành lọ là nguyên nhân khiến hoa nhanh héo hơn. Do đó, chỉ cần rửa lọ thật sạch trước khi cắm sẽ giúp hoa tươi lâu hơn rất nhiều.
Cắt tỉa cành lá
Trước khi cắm hoa vào lọ, nên cắt vát cành. Cách làm này giúp tăng diện tích tiếp xúc của vết cắt với nước, khiến cành hoa hút nước tốt hơn. Lý tưởng nhất là bạn cắt lại cành mỗi lần thay nước hàng ngày. Khi cắt hoa, nên dùng dao, kéo sắc, chỉ cắt 1 nhát cắt sao cho vết cắt không làm ảnh hưởng nhiều đến cành hoa, tránh để cành hoa bị tổn thương, dễ dập, héo.
Bạn cũng nên bỏ một số lá phía dưới cành hoa, chỉ nên giữ lại một vài lá phía trên để giữ cho cành hoa được tự nhiên. Nếu để quá nhiều lá sẽ khiến cành hoa nhanh thoát hơi nước khiến hoa chóng tàn.
Một số mẹo hay giúp hoa cắm tươi lâu
Sử dụng vodka hoặc bia
Có thể bạn chưa biết, chất cồn có trong rượu sẽ diệt sạch được vi khuẩn có trong bình cũng như ở cuống hoa, nhờ thế mà cành hoa khỏe hơn, lâu héo hơn. Cách làm rất đơn giản, bạn đem hòa 1 thìa rượu vodka với 1 lít nước rồi đem đổ vào bình và cắm hoa. Trường hợp dùng bia thay vodka thì nên đổ 1/4 bình là được sau đó thêm nước sạch. Chú ý, không nên lạm dụng cho quá nhiều rượu hoặc bia bởi nó dễ ảnh hưởng đến mùi thơm của hoa.
Thuốc tẩy
Hãy tận dụng lọ thuốc tẩy có sẵn trong nhà để giúp hoa tươi lâu hơn nhé. Bạn chỉ cần hòa 1/4 muỗng cà phê thuốc tẩy với 1 lít nước cắm hoa. Các chất có trong thuốc tẩy sẽ giúp tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn gây hại có thể làm thối cành hoa.
Ngoài ra, thuốc tẩy pha vào nước cắm hoa còn giúp ngăn tình trạng đóng cắn khiến nước bình bị đục.
Giấm và đường
Để giữ hoa tươi lâu, bạn cũng có thể dùng 2 nguyên liệu quen thuộc trong nhà bếp là giấm và đường. Bằng cách cho vào 1 lít nước cắm hoa khoảng 3 muỗng đường, 2 muỗng giấm rồi khuấy đều lên. Axit trong giấm sẽ giúp khử sạch mùi đồng thời tiêu diệt vi khuẩn có trong bình cắm hoa.
Ngoài ra, đường còn là thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng rất tốt giúp hoa đẹp và tươi lâu hơn đấy.
Nước súc miệng
Bạn cũng có thể dùng nước súc miệng để pha với 1 lít nước cắm hoa. Nước súc miệng này sẽ giúp diệt khuẩn, giữ hoa lâu héo và bổ sung dưỡng chất nuôi hoa.
Giấm táo
Bạn có thể sử dụng hỗn hợp 2 thìa giấm táo kết hợp với 2 thìa đường rồi cho hoa “ăn” bằng cách đổ vào bình cắm hoa, đường giúp hoa phát triển, nuôi dưỡng hoa và làm hoa tươi lâu hơn.
Vitamin B1
Nghiền nát 1 viên hòa vào nước cắm sẽ giúp hoa tươi lâu.
Lưu ý
Đối với mỗi loại hoa sẽ có cách làm hoa tươi lâu khác nhau nên nếu bạn muốn chơi hoa lâu thì tham khảo cách sau:
Hoa cúc: Bạn chỉ cần cho ít phân đạm vào trong bình cùng với nước thì bình hoa cúc của bạn sẽ được tươi lâu, chơi được vài tuần.
Hoa hồng: Không nên cắt gai hoa hồng vì cắt gai sẽ làm ảnh hưởng đến hoa, khiến hoa nhanh hỏng. Thuốc B1 có tác dụng rất tốt trong việc giữ cánh hoa hồng lâu tàn, tránh rụng cánh.
Hoa huệ: Muốn hoa huệ tươi lâu bạn nên cắt vát đoạn gốc cành hoa, bỏ một ít đường vào bình nước cắm hoa
Hoa đào, hoa tường vi: Bạn nên hơ vết cắt qua lửa trước khi cắm vào bình để giữ lại nhựa của hoa, giúp hoa lâu tàn.
Hoa ly: Trước khi cắm, bạn nên ngâm cả cành ly trong thùng nước lớn khoảng 5 phút, sau đó, mang cắm. Chú ý, bỏ lá phía dưới gốc hoa và cắm thật nhiều nước để giúp hoa hút nước tốt nhất. Ngoài ra, khi hoa nở nếu tuốt bỏ nhụy hoa, ly có thể bền thêm được 2 ngày.
Lan Hồ Điệp: Nên bày lan Hồ Điệp nơi râm mát, tránh ánh sáng trực tiếp, bày hoa nơi có nhiệt độ ấm trong phòng vì Hồ Điệp là loại hoa ưa bóng râm, ấm áp.
xem thêm;
Con lợn có phần thịt này đắt nhất, sớm mới mua được nhưng ai cũng thích, làm món này cả nhà khen nức nở
Thịt lợn rất phổ biến nhưng đây là phần ít còn ít người biết ăn mà chúng có giá không hề rẻ nhưng mọi người vẫn thích
Thịt lợn là thực phẩm phổ biến trong văn hóa ẩm thực người Việt. Người dân thường biết đến thịt thăn, thịt ba chỉ, sườn, xương ống, thủ lợn, thịt mông, móng giò, nạc vai… Nhưng có phần thịt cực ít ở con lợn thì nhiều người không mấy khi ăn như thịt nọng má, thịt má đào, đuôi lợn…
Thịt nọng là phần thịt lọc ra từ phần cằm và má lợn. Phần này thịt rất ngon vì có những vân thớ mỡ nạc xen kẽ như thịt bắp. Đặc biệt phần thịt này không khô như nạc thăn nhưng lại không ngấy như mỡ và má bình thường. Gọi thịt nọng là do nọng ra từ phần má vừa mất công nọng ra vừa không có nhiều. Mỗi con lợn chịu khó nọng thì được khoảng 2kg. Ăn thịt má nọng ngon, mềm, giòn không dai nên nhiều người thích. Đặc biệt trong công nghiệp thịt đông lạnh nhập khẩu, thì trong lò mổ họ còn đóng gói riêng thịt nọng này bán giá cao dành cho nhà hàng.
Thịt nọng heo ăn ngon không ngấy, mềm nhưng lại giòn là đặc điểm khó có ở phần thịt khác. Thịt nọng heo sau khi chế biến cũng mọng nước giữ ngọt và độ mềm ẩm hơn thịt khác. Thịt nhanh chín hương vị thơm ngon.
Chính vì số lượng ít nên nhiều khi người dân thường chỉ quan tâm nhiều tới thịt ba chỉ, thịt mông, thăn, nạc vai, chân giò mà không biết có nọng má. Thịt nọng heo không phải ở đâu cũng bán phổ biến, nhiều người bán cũng ngại không lọ phần nọng này bán riêng. TRên thị trường, giá nọng heo có lúc gấp đôi hoặc hơn gấp đôi những thịt chỗ khác.
Thịt má đào cũng là bộ phận thịt ít ỏi trên con lợn. Má đào là cục thịt bám vào hai bên má lợn, tính ra mỗi con lợn có 2 má đào, tổng cân nặng chỉ được tầm 2-3 lạng. Phần thịt má đào này chính là cơ má có khối riêng, lọc rời ra rất dễ. Thịt má đào thái ra có những thớ vân gân xen nạc ăn cũng mềm ngọt và thái ra trông vân thịt như thịt bắp hoa bò rất đẹp và ăn mềm ngọt ngon như vậy. Người muốn ăn má đào cũng thường phải đi chợ sớm hoặc dặn người bán vì cả con lợn chỉ có 2 chiếc má đào.
Đuôi lợn: Đây cũng là phần thịt lợn ngon, ăn giòn không dai và lại không ngấy ngán lại là phần nhiều collagen và thường được dùng hầm lên làm món ăn bài thuốc.
Chế biến món ngon từ nọng heo, má đào, đuôi lợn
Nọng heo, má đào và đuôi lợn là những “đặc sản” thịt lợn nên nếu bạn đã ăn những loại thịt này thì lần sau chỉ muốn mua lại. Đặc biệt nếu trong nhà có người lớn trẻ nhỏ thì nọng heo, má đào mềm rất dễ ăn.
Nọng heo và má đào có kết cấu và vị mềm ngọt, cấu trúc thịt với gân tương tự nhau nên bạn có thể chế biến giống nhau. Cách đơn giản nhất là thái chúng ra và xào hoặc má đào cho vào luộc rồi thái ra chấm nước mắm nguyên chất đều rất ngon.
Còn muốn chế biến cầu kỳ hơn bạn có thể làm xá xíu hoặc nướng như sau:
Thịt nọng heo hoặc má đào chiên: Đây là cách chế biến ngon và phổ biến khi ăn nọng heo. Bởi vì cách này giúp thịt thơm mềm giữ được độ ngọt. Vì nọng heo mỏng nên tắm qua dầu là dậy mùi thơm và chín, ăn giòn giòn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
– Nạc nọng heo: 300g hoặc thịt má đào lợn
– Sốt ướp thịt, tỏi, hành tím, sốt tiêu, nước tương, bột chiên giòn, nước lạnh, dầu ăn, dầu hào
Cách làm thịt heo chiên:
Nạc nọng, má đào khi mua về nhớ rửa với nước muối loãng cho sạch. Phần thịt này nên được chuẩn bị thành các bản mỏng to để chiên nhanh chín. Tỏi, hành tím được băm nhỏ.
Cho thịt vào bát, sau đó bạn cho thêm sốt ướp thịt hoặc sốt tiêu, trộn đều cho ngấm. Bạn cho thêm hai muỗng bột chiên giòn vào thịt, chế thêm nước lạnh và đảo đều. Bạn chỉ cần ướp tầm 5 phút là chiên được.
Cho dầu vào chảo đun nóng dầu thì lướt thịt nọng heo qua hảo dầu. Để thịt vàng đều một mặt thì lật lại cho vàng 2 mặt. Sau đó cho hành tỏi đã băm vào để dậy mùi thơm. Cho thịt nọng heo ra và thấm dầu. Sau đó thái chúng thành những miếng vừa ăn.
Thịt nọng/má đào làm món xá xíu
Chuẩn bị nguyên liệu:
400 gr thịt nọng lợn hoặc má đào
1 gói gia vị xá xíu Thái Lan
1 thìa mật ong
1 tép tỏi
1 củ hành khô
Cách làm xá xíu:
Thịt sau khi ngâm rửa sạch thì thái thành từng tảng dài và dày 1-2 cm, để cả tảng ướp với 1 gói xá xíu và 1 thìa mật ong trong khoảng 2-3 tiếng. Tỏi và hành mang ra đập dập.
Bạn cho thịt vào nồi sau đó cho hành tỏi vào và thêm nước đun gần cạn thì tắt bếp. Cho chút dầu vào chảo đun nóng rồi cho thịt vào để chiên cho xém. Thịt xém đều 2 mặt thì bỏ ra thái thành miếng. Có thể thêm nước sốt.
Đuôi lợn hầm táo đỏ, đậu đen: Đuôi lợn ngâm rửa sạch với nước rượu gừng cho hết mùi. Chặt đuôi thành từng khúc vừa ăn. Cho đuôi lợn vào hầm cùng táo đỏ, đậu đen. Hầm cho chín mềm thì nêm nếm gia vị. Đây là món canh đuôi lợn rất bổ dưỡng đặc biệt cho ngày đông.
Đuôi lợn luộc: Nếu nhà bạn thích ăn món luộc hấp đơn giản thì đuôi lợn luộc là một gợi ý cực kỳ ngon. Đuôi làm sạch, cho vào nước luộc tầm 20 phút cùng với gừng, hành, thêm chút gia vị là đuôi mềm, cho vào bát nước đá chuẩn bị sẵn để đuôi trắng, lớp da ngoài giòn. Sau đó chặt đuôi lợn theo khớp của chúng. Chấm đuôi lợn luộc với muối ớt hoặc nước mắm nguyên chất kèm vài cọng rau thơm là cách ăn thanh mát, ngon. Thịt ở phần đuôi ăn giòn giòn, thơm và ngọt hơn hẳn phần thịt luộc ở phần khác.