Theo quan niệm phong thủy, những hiện tượng này xảy ra ở bát hương sẽ mang lại điều không may cho gia đình.
Theo quan niệm của người Việt, bát hương là thứ linh thiêng, được đặt ở chính giữa bàn thờ. Vào ngày Rằm, mùng 1, lễ Tết hay các dịp giỗ chạp, gia đình sẽ thắp nén hương để tưởng nhớ tổ tiên, mong được bề trên phù hộ.
Bát hương bị xê dịch
Trên bàn thờ, bát hương luôn được đặt ở chính giữa và không được xê dịch. Nguyên nhân là do bát hương được coi là hiện thân hóa của thần linh, tổ tiên là nơi thần, Phật, tổ tiên cư ngụ. Bát hương bị xê dịch tức là động đến thần Phật, tổ tiên, không tốt cho gia đình.
Tuy nhiên, trong quá trình thờ cúng, cũng có lúc khó thể tránh khỏi việc làm xê dịch bát hương vì những nguyên nhân bất khả kháng. Nếu bị xê dịch do việc lau dọn, gia chủ có thể khấn để xin phép thần linh, gia tiên được thực hiện việc dọn bàn thờ, rút chân nhang.
Nếu xê dịch do gió lớn, động vật chạy nhảy… thì gia chủ có thể lau dọn lại bàn thờ, bổ sung thêm tro mới vào bát hương rồi chủ động thắp hương lễ tạ cúng thần linh và gia tiên.
Để hạn chế tình trạng bát hương bị xê dịch, gia chủ nên đặt bát hương ở vị trí cố định, chắc chắn, không bị kênh. Trong gia đình, gia chủ nên lựa chọn bát hương bằng sứ, đổ một lượng tro vừa đủ vào trong bát. Đến ngày cuối năm thì lau dọn và tỉa bớt chân hương cho gọn gàng.
Bát hương bị nứt vỡ
Bát hương bị nứt vỡ được coi là điềm gở, dự báo gia chủ gặp nhiều điều không may về sức khỏe, công danh sự nghiệp. Lúc này, gia chủ nên thay bát hương mới.
Để tránh tình trạng bát hương nứt vỡ trong quá trình sử dụng, gia chủ nên chọn bát hương sứ có chất lượng tốt hoặc chọn bát hương đồng. Lưu ý, trong thờ cúng ở gia đình, gia chủ không được chọn bát hương đá vì đây là loại sử dụng cho những nơi thờ tự chung như đền chùa, miếu mạo.
Trong bát hương có cát
Gia chủ không nên sử dụng cát để bỏ vào bát hương. Theo phong thủy, cát được coi là thứ bụi bặm, ô uế, không phù hợp với nơi thờ cúng linh thiêng.
Tốt nhất nên sử dụng tro rơm đã được lọc sạch để bỏ vào bát hương. Như vậy sẽ giúp gia đình bình an, tụ lộc.
Bát hương làm bằng đá
Như đã nói ở trên, bát hương làm bằng đá chỉ phù hợp với những nơi thờ tự như đền chùa, miếu mạo chứ không phù hợp với việc thờ cúng trong gia đình. Để bát hương bằng đá trên bàn thờ gia tiên được coi là hành động làm mất lộc, mất của cải trong nhà. Gia chủ cố tình sử dụng loại bát hương này trong nhà sẽ làm ảnh hưởng đến tài vận, tài lộc.
Với bàn thờ ở gia đình, gia chủ nên chọn bát hương bằng sứ hoặc bằng đồng.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Ban thờ có thể không cầu kỳ nhưng tuyệt đối không được thiếu 1 thứ này, tưởng đơn giản nhưng có nhà vẫn mắc phải
Đèn dầu trên bàn thờ là vật dụng quen thuộc từ xưa, khi chưa có đèn điện. Vậy ngày nay nên đặt loại dền nào trên bàn thờ là tốt nhất?
Ý nghĩa của đèn dầu trên bàn thờ
Lửa là một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người từ xưa đến nay. Ngay từ những ngày đầu, tổ tiên chúng ta đã phát minh ra cách tạo lửa và duy trì nó. Đến nay, việc thắp lửa vẫn được coi là hành động tôn kính tổ tiên, và nhằm duy trì truyền thống này, nhiều người vẫn duy trì việc sử dụng đèn dầu trong sinh hoạt, đặc biệt là trên ban thờ.
Đèn dầu thờ cúng được xem như một cầu nối giữa hai thái cực âm và dương, mang đến sự bình an, may mắn, đồng thời có ý nghĩa cân bằng phong thuỷ cho bàn thờ. Đặc biệt, đèn thờ còn đại diện cho hành Hỏa, là yếu tố không thể thiếu để không gian thờ cúng hội tụ đủ ngũ hành Kim – Thủy – Mộc – Hỏa – Thổ.
Nên dùng đèn dầu hay đèn điện trên bàn thờ?
Hiện nay, ngày càng có nhiều mẫu mã đèn điện thay thế cho đèn dầu. Tuy nhiên, mỗi loại lại có ưu – nhược điểm riêng. Dưới đây là phần phân tích để bạn có thể tham khảo và cân nhắc.
Đèn dầu thờ giúp không gian thờ thêm phần ấm cúng và mang những ý nghĩa phong thủy cũng như văn hóa dân gian. Đèn dầu truyền thống khi phát ra ánh sáng từ lửa sẽ giúp tỏa nhiệt ra không gian khiến cho bàn thờ trở nên ấm cúng hơn. Ngọn lửa từ đèn dầu giúp không gian thờ tự trở nên ấm áp hơn.
Mặt khác, việc đốt đèn dầu trên bàn thờ có thể gây ra một số khuyết điểm nhất định. Đầu tiên, đèn dầu có thể dễ dàng bị đổ hoặc vỡ, gây ra nguy cơ hỏa hoạn và nếu phòng kín khiến gia chủ phải ngửi nhiều khói đèn sẽ không tốt cho sức khỏe. Thứ hai, việc sử dụng đèn dầu trên bàn thờ tất nhiên có phát thải ra một lượng khói nhất định, không thân thiện với môi trường. Cuối cùng, việc sử dụng đèn dầu trên bàn thờ cần sự am hiểu để đặt đúng vị trí cũng như số lượng.
Nếu bạn vẫn muốn sử dụng đèn dầu trên bàn thờ, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng đèn dầu chất lượng tốt, đặt đèn dầu ở vị trí an toàn, và bảo quản đèn đúng cách để đảm bảo an toàn.
Trong khi đó, đèn điện trên bàn thờ chỉ mang lại ánh sáng trên bàn thờ, không thể thay thế được yếu tố Hoả. Tuy nhiên, hiện nay đa phần mọi người ít sử dụng đèn dầu đi nhiều và thay thế vào đó là đèn điện kết hợp với ngày rằm, mùng một, lễ, tết…
Sử dụng đèn điện có thể hạn chế nguy cơ hỏa hoạn và ảnh hưởng đến sức khỏe do đốt đèn dầu.
Vì vậy có thể nói, việc sử dụng đèn dầu hay đèn điện trên bàn thờ phụ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi gia đình. Nếu bạn đề cao các giá trị truyền thống thì đèn dầu sẽ là lựa chọn phù hợp. Và nếu bạn là một người hiện đại, muốn hạn chế những rủi ro về hỏa hoạn, là người bận rộn không thể chăm lo nhiều đến việc thờ cúng thì đèn điện là phương án tối ưu nhất.
Bàn thờ chuẩn cần có những gì?
Thực chất, một bàn thờ để cúng bái không cần phải quá cầu kỳ mà nó phụ thuộc vào điều kiện, quan niệm và phong tục riêng của mỗi gia đình. Cho du ít hay nhiều thì bàn thờ tối thiểu cũng cần phải có: Bát hương, ba chén nước và các đồ cúng ăn được. Còn đối với một bàn thờ gia tiên đầy đủ chuẩn nhất thì sẽ có những vật như sau:
Bàn thờ
Khám thờ – Ngai thờ
Ảnh thờ
Bát hương
Đèn thái cực – Đền lưỡng nghi
Lọ hoa – Mâm quả
Bộ đỉnh hương
Ba chén nước
Hoành phi
Câu đối
Những vật dụng trên dùng để trang trí bài thờ gia tiên đầy đủ nhất. Bạn có thể loại bỏ Hoành phi và Câu đối nếu không có phòng thờ riêng.
Người xưa quan niệm: Món không bày 3, đũa không chia 5, chỗ không xếp 6
Phong thủy có một số kiêng kỵ nhất định trong ăn uống. Một trong số đó được người xưa đúc kết lại rằng “Món không bày 3, đũa không chia 5, chỗ không xếp 6”.
Món không bày 3
Khi mời mọi người ăn tối bạn không nên phục vụ 3 món. Trước tiên, 3 món trùng với văn hóa tế lễ. Trong các lễ cúng tế xưa thường dọn 3 món ăn được làm từ những gia súc nuôi trong nhà như cừu, lợn, gà.
Dọn ra 3 món có thể khiến người ta cảm thấy mình đang bị cúng tế. Nó tương tự như việc người khác đặt 3 nén hương trước mặt mình, không thể chấp nhận được.
Tiếp nữa, số 3 còn có cách đọc là tam, đọc lái đi là tán đồng âm với tản trong từ tản ra. Thay vì hiểu là 3 món ăn, nó lại ngụ ý rằng tiệc tùng sẽ bị phân tán một cách vội vàng, trái ngược với ý nghĩa sum họp gia đình, bạn bè ấm cúng.
Ngoài ra, theo văn học dân gian truyền thống, người xưa có câu “Vua 3 đĩa, rùa 8 đĩa”. Nếu trên bàn ăn chỉ có 3 đĩa sẽ khiến người ta cảm thấy bữa ăn quá đơn giản, đạm bạc, thậm chí nếu có khách đến dùng bữa họ sẽ cảm thấy gia chủ quá xuề xòa và thiếu tôn trọng.
Đũa không chia 5
Đũa khi sử dụng phải được ghép đôi, nếu chia 5 thì 1 chiếc không có cặp sẽ không thể sử dụng. Ngoài ra, chiều dài của đũa phải giống nhau.
Nếu như bày ra 5 chiếc đũa thì tức là thừa hoặc thiếu một chiếc, dường như không tính đến đũa của khách. Nó cho thấy chủ nhà không chú tâm đến việc tiếp đãi khách và tất nhiên dễ khiến khách phật ý.
Nếu đôi đũa dài ngắn khác nhau thì khách sẽ cảm thấy mình không được tôn trọng. Số lượng đũa quá ít thể hiện sự chuẩn bị không chu đáo, quá nhiều thì là lãng phí. Nó cho thấy sự chuẩn bị cho bữa ăn không được cẩn thận.
Ngoài ra, khi dùng đũa phải chú ý không được gõ vào chén, bát. Đặc biệt kiêng kỵ cắm đũa vào cơm. Làm như vậy nhìn giống như nén nhang cắm vào bát cơm, ngụ ý điều không may mắn.
Chỗ không xếp 6
Khi ăn không nên xếp 6 người 1 mâm. Nếu chỉ có 6 người ăn mà ngồi bàn hình vuông thì xét từ góc độ tổng thể bố cục trông giống như một con rùa có bốn chân kèm thêm 1 đầu và 1 đuôi. Dân gian có câu “6 người chớ ngồi trên ghế rùa” nên kiêng kỵ cách ngồi này.
Trong những bữa yến tiệc thời xưa, bàn thường được trang bị tiêu chuẩn cho 8 người, khách tự động lấy đầy chỗ trống. Nếu chỉ có 6 người ngồi như vậy có nghĩa là tỷ lệ trống ghế rất cao, 6 người không thể ăn hết 8 suất, là lãng phí đồ ăn.
Khi chọn bàn ăn bạn có thể chọn bàn ăn bình tròn. Như vậy dù 6 người ngồi cũng không giống ba ba hay con rùa. Bàn tròn cũng có thể giải quyết được vấn đề hơn kém về chỗ ngồi, mỗi chỗ đều có vị thế ngang nhau.
Trên đây là 3 điều kiêng kỵ trong ăn uống của người xưa. Tất nhiên mỗi thời mỗi khác. Ngày nay, một số điều cấm kỵ trong ăn uống mà người xưa coi trọng đã bị mai một, không còn hợp lý.
*Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm