Tại sao đường lên núi không làm thẳng tắp một lèo mà cứ phải làm ngoằn ngoèo thế này?
Đường quanh co còn có nhiều đoạn gấp khúc khuất tầm nhìn, gây nguy hiểm cho chủ phương tiện nhưng sao vẫn xây dựng như vậy?
Nếu có dịp đi lên các vùng núi, bạn sẽ thấy những con đường leo dốc đều được xây dựng theo hình uốn lượn với những đoạn gấp khúc quanh co. Nhìn tổng thể từ trên cao sẽ như thế này:
Thậm chí có những con đường lên núi trên thế giới nổi tiếng vì độ quanh co sát sườn, liên tiếp nhiều khúc cua. Thế tại sao họ không xây đường leo dốc theo một đường thẳng tắp mà cứ phải làm quanh co như vậy?
Đáp án đơn giản: Để bảo vệ tính mạng của người đi, giúp dễ dàng di chuyển lên dốc. Còn phần giải thích cụ thể hơn thì thuộc về khía cạnh khoa học và vật lý.
Hiểu nôm na, trong khoa học, nếu người lái xe phải chạy một đường thẳng lên dốc trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới thị giác, gây phân tán, dễ gây nguy hiểm. Cung đường cong sẽ kích thích sự tập trung của tài xế.
Dưới góc độ địa lý, các ngọn núi thường có địa hình gồ ghề, nên để “cán phẳng” thành một đường nghiêng từ chân núi lên đỉnh thì khó khăn hơn trong việc thiết kế, một số trường hợp còn tốn kém hơn làm đường ngoằn ngoèo.
Còn dưới góc độ vật lý, theo nguyên lý của mặt phẳng nghiêng: một con dốc thẳng sẽ gây nguy hiểm cho cả chiều lên và chiều xuống. Làm đường quanh co là để giảm độ dốc, nếu không trong chiều đi xuống dốc, giảm tốc độ cho chiều xuống dốc, và giảm độ “ì” cho chiều lên dốc Trong trường hợp phương tiện chở nhiều hành khách, khối lượng hàng hoá lớn thì càng nguy hiểm hơn. Khi có vật cản cũng không thể phản ứng nhanh.
Nguồn: Tổng hợp