Cây thiết mộc lan có ý nghĩa gì? Tuổi nào trồng thiết mộc lan là tốt nhất?

Cây thiết mộc lan có ý nghĩa gì? Tuổi nào trồng thiết mộc lan là tốt nhất?

Cây thiết mộc lan là loại cây quen thuộc đối với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ý nghĩa của loại cây này.

Ý nghĩa của cây thiết mộc lan

Cây thiết mộc lan còn được một số nơi gọi là cây phất dụ thơm, cây phát tài. Loại cây này có hoa họ tóc tiên. Tên khoa học của nó là Dracaena fragrans, có nguồn gốc tại Tây Phi. Hiện nay, nó được trồng ở nhiều nơi trên thế giới.

Cây thiết mộc lan có lá xanh, dài, bề mặt bóng mượt. Phần giữa lá có sọc rộng màu vàng. Lá cây có thể đạt tới chiều dài 100cm và rộng 10cm. Cây thiết mộc lan có hoa. Hoa của cây này thường nở vào giai đoạn chuyển mùa từ đông sang xuân. Hoa của cây thiết mộc lan mọc thành chùm, màu trắng. Đặc biệt, hoa có hương thơm dịu nhẹ, khá dễ chịu. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc thì cây thiết mộc lan sẽ không ra hoa.

Cây thiết mộc lan không chỉ có tác dụng trang trí nhà cửa, thanh lọc không khí, hấp thu các bức xạ điện tử phát ra từ các thiết bị điện tử mà còn có ý nghĩa tốt trong phong thủy.

Theo phong thủy, cây thiết mộc lan là loại cây tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng. Cây này ra hoa nghĩa là điềm lành đang đến với gia chủ, dự báo tiền tài sắp đến.
cay-thiet-moc-lan-01
Vị trí nên trồng cây thiết mộc lan

Theo ngũ hành, cây thiết mộc lan thuộc hành Mộc. Trồng cây thiết mộc lan ở hướng Đông hoặc hướng Đông Nam của ngôi nhà có thể mang đến may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Gia chủ có thể đặt cây thiết mộc lan ở lối đi, sảnh, cầu thang hoặc gần bàn làm việc.

Đặt cây thiết mộc lan ở tiền sảnh giúp mang đến may mắn, mang lại sự tươi sáng, giúp mọi điều thuận lợi.

Để cây thiết mộc lan ở phòng làm việc giúp thu hút vượng khí, vậy may, giúp việc làm ăn của gia chủ diễn ra thuận lợi.

Để cây thiết mộc lan ở phòng khách giúp hút tài lộc, rước may mắn vào nhà.

Trồng cây thiết mộc lan ở hành lang giúp trang trí, tạo sự thoáng mát, tươi xanh, thanh lọc không khí, mang lại sức khỏe tốt cho cả gia đình.

Ngoài ra, có thể để cây thiết mộc lan ở chân cầu thang hoặc các khu vực khác trong nhà để trang trí, tạo điểm nhấn, mang may mắn, tài lộc đến với gia chủ.
cay-thiet-moc-lan-02
Mênh nào, tuổi nào trông cây thiết mộc lan?

Theo ngũ hành, gia chủ mệnh Hỏa và mệnh Mộc trồng loại cây này rất tốt.

Một số tuổi mang mệnh Mộc: 1958 – tuổi Mậu Tuất, 1959 – tuổi Kỷ Hợi, 1973 – tuổi Quý Sửu, 1980 – tuổi Canh Thân, 1981 – tuổi Tân Dậu, 1988 – tuổi Mậu Thìn, 1989 – tuổi Kỷ Tỵ, 2002 – tuổi Nhâm Ngọ, 2003 – tuổi Quý Mùi.

Một số tuổi mang mệnh Hỏa: 1956 – tuổi Bính Thân, 1957 – tuổi Đinh Dậu, 1964 – tuổi Giáp Thìn, 1965 – tuổi Ất Tỵ, 1978 – tuổi Mậu Ngọ, 1979 – tuổi Kỷ Mùi, 1986 – tuổi Bính Dần, 1987 – tuổi Đinh Mão, 1994 – tuổi Giáp Tuất, 1995 – tuổi Ất Hợi.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

xem thêm;

Tại sao b:á:t hư:ơn:g đ:ình chù:a có châ:n h:ương vòng nhưng tại nhà thì lại là đi:ều cấ:m k:ỵ? Phải chọn hươn:g nào mới đúng?

Chân hương vòng là vật bằng sắt có phần đầu chĩa ra để đỡ hương vòng. Nhưng chuyên gia tâm linh nói tại gia đình tuyệt đối không được cắm chân hương vòng vào bát hương

chan-huong-vong
Chân hương vòng là một dụng cụ thường làm băng sắt, cắm vào giữa bát hương để đỡ hương vòng. Hương vòng sản xuất theo dạng hình nón vòng nhiều tầng để đốt được lâu hơn so với hương thẻ, hương nén. Khi cần đốt dài thì thường thắp hương vòng.

Tại các đền chùa, miếu hương vòng được đặt lên chân đỡ hương vòng trên bát hương, hoặc treo trên đỉnh nóc thờ, tùy theo kích thước hương vòng.chan-huong-vong

Tại sao tại ban thờ gia đình không được cắm chân hương vòng?

Theo phong thủy và tâm linh thì tại ban thờ gia tiên, gia chủ không được tự ý cắm chân hương vòng vào bát hương để đốt hương vòng. Chúng ta vẫn thấy tại ban thờ ở đình chùa, miếu đền phủ bát hương vẫn có chân hương vòng bằng sắt.

Thế nhưng điều này tại gia tiên lại là đại kỵ. Đó là bởi vì ban thờ gia tiên có ý nghĩa khác với ban thờ tại đền chùa miếu phủ. Xét về phong thủy và tâm linh thì sự linh nghiệm của gia tiên cũng khác nơi đền thờ miếu phủ. Nên không thể so sánh bát hương gia tiên và bát hương nơi đền chùa miếu phủ. Tại gia tiền là nơi án ngự của linh hồn tổ tiên, là phần âm trong nhà. Nên nếu đặt chân hương vòng bằng sắt lên ban thờ là đại kỵ. Theo nhiều nhà tâm linh trên ban thờ gia tiên không nên dùng nhiều đồ bằng kim loại bởi chúng mang tính dương, không hợp với nơi thờ gia  tiên là âm phần.Hơn nữa theo tâm linh, bát hương đại diện cho phần đầu của gia chủ. Nên cắm chân hương vòng vào bát hương là phạm đại kỵ tâm linh gây động, không yên ổn phần âm. Hơn nữa cắm thanh sắt nhọn vào đầu là gây bệnh tật, ốm đau, đau đầu triền miên.

Bát hương lâu ngày tro bị nén chặt lại. Nếu cắm chân hương vòng vào là khơi tro lên, sẽ làm cho gia đạo bất an, tổ tiên không an ngự, phần âm bị động, gia chủ sẽ hay đau đầu, làm ăn khó khăn, tài lộc tiêu tán. Bát hương gia tiên cần yên tĩnh, nghiêm cẩn. Thế nên tuyệt đối không cắm chân hương vòng vào sẽ gây xui xẻo, ốm đau bệnh họa.
chan-huong-vong-hao-tai-ton-cua
Đốt hương vòng tại gia đình thì làm thế nào?

Hương vòng là một dạng hương cháy được lâu giúp duy trì hương thơm sự thanh tịnh. Nên nhiều gia chủ muốn thắp hương vòng. Tại gia đình bạn vẫn có thể dùng hương vòng nhưng nên đặt hương vòng lên đĩa thắp ở ngoài bát hương,  không cắm lên bát hương thờ.

Hiện nay có nhiều nhà sản xuất làm đĩa chân hương riêng để đốt hương vòng mà không đặt vào vào bát hương.

Theo phong thủy, ban thờ gia tiên cũng nên cân bằng ngũ hành (Kim là đồ kim loại, Mộc là hương, Thủy là nước, Hỏa là đèn nến, Thổ là bát hương, tro). Tuy nhiên nên chú ý đồ kim loại không nên quá nhiều từ đỉnh đồng, lư đồng, bát hương đồng, hạc đồng, chân nến… Như vậy không tốt cho gia chủ. Bởi thế bạn cũng nên chú ý giảm những đồ bằng kim loại trên ban thờ của gia đình.

*thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm