Nghẹn ngào trước lời tâm sự của người mẹ: “Lấy vợ xong, con không còn là con trai của mẹ nữa rồi”

 

3 điều người mẹ chia sẻ với con trai sau khi kết hôn khiến nhiều người xót xa

Nghẹn ngào trước lời tâm sự của người mẹ: “Lấy vợ xong, con không còn là con trai của mẹ nữa rồi”

Con trai của mẹ!

Chắc hẳn con sẽ ngạc nhiên lắm khi nhìn thấy lá thư mẹ viết cho con đúng không? Nói thật là chính mẹ cũng chưa từng nghĩ sẽ có ngày mình tận tay viết thư cho con. Nhưng đúng là có một số điều mẹ chỉ có thể nói với con qua thư mà thôi.

Vài ngày trước, mẹ đứng ở ngoài cửa và nghe thấy vợ chồng con đang cãi nhau. Con đừng trách vợ con nhé! Con và vợ con cùng gọi mẹ là mẹ, nhưng dù gì mẹ cũng không phải là mẹ đẻ của vợ con. Con có thể tùy tiện thoải mái trước mặt mẹ được nhưng vợ con thì không.

Hôm qua trong lúc giặt quần áo, mẹ đã tiện tay cho đồ của hai đứa vào máy giặt luôn. Mẹ đứng ở ngoài cửa đã nghe thấy vợ con nói:

“Mẹ anh lại giặt quần áo của em rồi. Ôi nhìn đống đồ lót phơi ở ban ᴄông mà em xấu hổ ᴄhếт mất. Mẹ em đã làm mất hết sự riêng tư của em rồi. ”

“Sau khi mẹ đến, sao anh lười thế? Em không dám bảo anh làm việc gì vì sợ mẹ lại nghĩ này nghĩ nọ. Anh giờ như một đứa trẻ to xáç, cả ngày chỉ nằm ườn ra đấy, một việc cũng không động đến!”

Con trai à, đừng trách vợ con! Dù khi nghe những lời này, mẹ cũng chẳng vui vẻ gì. Nhưng mẹ vẫn phải nói với con rằng, vợ con nói đúng. Nếu như con là cô ấy, con cũng sẽ phàn nàn chồng mình y như thế thôi.

Hôm nay là tròn một tuần kể từ khi hai đứa chính thức thành vợ thành chồng. Mẹ đến để xem các con thế nào, nhà cửa mới ra sao. Mẹ ở với các con cũng được một tuần rồi, đến mai mẹ quyết định sẽ về. Bố con đã đặt vé du lịch cho mẹ và ông ấy rồi. Chuyến du lịch ấy sẽ bắт đầu vào hai ngày nữa. Mẹ và bố con sẽ dùng tiền hưu trí để tranh thủ đi đó đi đây nhân lúc vẫn còn khỏe. Trước khi đi, mẹ có ba điều muốn nói với con.

“Sau khi kết hôn, con và mẹ đã không còn là một gia đình nữa.”

Nghẹn ngào trước lời tâm sự của người mẹ: “Lấy vợ xong, con không còn là con trai của mẹ nữa rồi” ảnh 1

Con trai, đừng cảm thấy ngạc nhiên khi đọc đến đây. Mẹ nói với con câu này không phải là muốn ruồng bỏ con. Trong trái ϯim mẹ, con vẫn mãi là cậu bé đáng yêu luôn thích được nằm nghe mẹ kể chuyện mỗi tối trước khi đi ngủ. Gia đình mà mẹ nói đến ở đây là một gia đình nhỏ, gia đình ᴆộc lập, như con với vợ con cũng như mẹ với bố con.

Nói như vậy thật là tàn nhẫn. Mỗi lúc nghĩ đến việc sau này không được gặp con mỗi ngày, lòng mẹ cũng có chút ϯrống rỗng.

Mẹ vẫn nhớ khi con 12 tuổi, gia đình ba người chúng ta đã đi du lịch đến Mông Cổ. Khi nhìn thấy cảnh cừu mẹ cho cừu con bú, con đã thích thú đến mức gần chạm tay vào cừu con. Lúc đó, cừu mẹ đã nổi giận húc con ra để bảo vệ cừu con.

Hai mẹ con chúng ta đã từng không thể tách rời giống như cừu mẹ và cừu con. Nhưng con biết không, sau khi cừu con lớn, cừu mẹ cũng sẽ không còn ở bên cừu con như trước nữa. Chỉ có như thế, cừu con mới học được cách tự kiếm ăn và tự sinh tồn trong những chuyến đi khắc nghiệt của người du mục.

Năm nay, con đã 28 tuổi, đã là một chàng trai cao lớn hơn mẹ nhiều. Mẹ buộc phải rời xa con giống như cái cách cừu mẹ đã rời xa cừu con. Bởi vì nếu như chúng ta vẫn cứ mãi là “người một nhà” , mẹ sẽ chen chân vào gia đình nhỏ của con. Điều này không tốt cho con, vợ con và cả mẹ nữa.

Con vẫn còn nhớ cô Hân bạn thân mẹ chứ? Cô ấy là một người phụ nữ giỏi giang và kiên cường. Cô ấy ly hôn rồi một mình vất vả nuôi con khôn lớn. Sau khi con trai cưới vợ, cô ấy lại không ngồi yên hưởng phúc mà chuyện gì cũng muốn quản. Con trai và con dâu làm việc gì cũng phải hỏi cô ấy trước tiên. Con trai cô ấy đã quá quen với việc này nên thấy rất bình thường. Nhưng con dâu cô ấy thì lại luôn cảm thấy khó chịu và ngột ngạt. Hai vợ chồng họ sau khi cãi nhau 3 ngày thì đã đi đến kết cục ly hôn.

Những người mẹ không nỡ buông tay không phải vì họ yêu con mà là vì họ muốn tiếp tục duy trì sự kiểm soát đối với chính đứa con của mình. Mẹ vì muốn tốt cho con mà mẹ phải học cách rút lui khỏi cuộc sống của con.Nghẹn ngào trước lời tâm sự của người mẹ: “Lấy vợ xong, con không còn là con trai của mẹ nữa rồi” ảnh 2

Con trai à, con không biết việc buông tay ấy khó đến mức nào đâu. Nhưng mẹ đã quyết định rồi. Mẹ sẽ dành những năm tháng còn lại của tuổi già để sống cho mình. Nếu như con nhớ mẹ, mẹ sẽ đến thăm con vài hôm. Mỗi ngày, mẹ sẽ nấu cho con món con thích ăn nhất. Nhưng con trai à, con phải nhớ, chúng ta đã không còn là người một nhà nữa. Cho nên mẹ cũng chỉ đến ở với con vài hôm thôi. Con với vợ con mới là người một nhà.

“Sau khi kết hôn, con hãy yêu vợ trước khi yêu con của mình nhé!”

Năm ấy, khi sinh ra con, bố con đã vui đến mức mấy đêm liền không ngủ được. Lúc mới sinh, con trông rất xấu xí với khuôn mặt nhăn nhăn và đôi mắt nhắm nghiền. Nhưng mỗi lần nhìn con, bố và mẹ luôn cảm giác như được nhìn một báu vật đẹp đẽ nhất trên đời.

Lần đầu làm mẹ, mẹ mới biết nuôi con mọn cực khổ ra sao. Khi đó, bố con ban ngày phải đi làm. Mẹ đã phải tự tay giặt quần áo, giặt tã lót, nấu cháo, rửa bình sữa cho con. Mỗi ngày của mẹ đều vật lộn vất vả như đi đánh trận. Nhưng chỉ cần nhìn thấy con, nỗi mệt nhọc của mẹ tự động tan biến.

Khi hai vợ chồng có con, vợ con sẽ dồn hết tâm trí và sức lực vào việc chăm con. Thực ra, chăm con mọn rất vất vả. Khi cần, mẹ cũng sẽ qua giúp đỡ.

Nhưng con nhất định phải nhớ rằng, đừng vì nghĩ mình đi làm kiếm tiền rồi thì buông hết cho vợ chăm con một mình. Bởi vì người bố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trưởng thành của con trẻ.

Người chồng không làm tròn trách nhiệm của người cha là người chồng có cũng như không, là nguyên nhân dẫn đến một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Với người chồng như thế này, người vợ sẽ đặt đứa con lên trên vị trí của người chồng. Tất nhiên mọi chuyện luôn có nguyên nhân xuất phát từ hai phía. Nhưng đa phần lại đến từ người chồng nhiều hơn. Nếu người chồng lúc đầu không dửng dưng phó thác việc chăm con cho vợ, mọi thứ cũng không đến nông nỗi này.

Nghẹn ngào trước lời tâm sự của người mẹ: “Lấy vợ xong, con không còn là con trai của mẹ nữa rồi” ảnh 3

Mẹ hi vọng hai vợ chồng con sẽ cùng nhau nuôi con. Dù ᴄông việc có mệt mỏi đến đâu, hãy luôn nhớ dành chút thời gian ôm con và trò chuyện với con khi về nhà.

Sau khi có con, hai con sẽ dồn hết mọi sự chú ý vào đứa trẻ. Nhưng con cũng đừng quên việc phải quan tâm đến vợ, con nhé. Người phụ nữ được yêu thương là người phụ nữ vui vẻ và hạnh phúc. Cô ấy sẽ biết yêu thương hơn ngôi nhà nhỏ của mình và những thành viên trong ngôi nhà ấy.

Một gia đình hạnh phúc là gia đình có bố biết thương mẹ, và bố mẹ biết yêu thương con. Tình cảm vợ chồng là thứ tình cảm nên được trân trọng hơn hết thảy các mối quąn hệ khác. Nếu như người vợ yêu con hơn cả yêu chồng, hoặc người bố lại yêu con hơn yêu vợ thì đây chính là mầm mống làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Một đứa trẻ được lớn lên trong một gia đình hạnh phúc yêu thương sẽ học được cách yêu và thể hiện tình yêu của mình. Người hạnh phúc là người dùng tuổi thơ để chữa lành mọi vết thương trong đời. Người bất hạnh là người phải dùng cả đời để chữa lành vết thương của thời thơ ấu. Mẹ mong con nhớ, con chính là gia đình đẻ của con con sau này.

“Sau khi kết hôn, vợ mới là người thân quan trọng nhất của con.”

Con còn nhớ vợ con từng hỏi, nếu như mẹ và vợ con cùng rơi xuống nước thì con sẽ cứu ai trước không? Lúc ấy, mẹ muốn nói với con rằng, hãy cứu vợ con trước. Còn mẹ thì đã có bố con lo rồi.

Một vị giáo sư đã yêu cầu học viên liệt kê ra mười người quan trọng nhất với mình. Rồi ông lại yêu cầu anh ấy gạch đi từng người anh ấy cho là không quan trọng bằng những người còn lại. Anh học viên gạch dần cho đến khi trên bảng chỉ còn tên của bốn người là cha mẹ, vợ và con của mình. Giáo sư lại vẫn yêu cầu anh gạch bỏ tiếp. Anh đắn đo hồi lâu rồi gạt nước mắt gạch tên của cha mình, rồi đến mẹ mình và con mình. Cuối cùng, anh chỉ giữ lại tên của vợ mình mà thôi.

Nghẹn ngào trước lời tâm sự của người mẹ: “Lấy vợ xong, con không còn là con trai của mẹ nữa rồi” ảnh 4

Giáo sư hỏi: “Cha mẹ là người sinh ra và nuôi cậu khôn lớn. Con cái là cốt nhục của cậu. Còn vợ thì cậu có thể lấy người khác, hà cớ sao cậu lại giữ lại tên của vợ mình?”

Người học viên đáp: “Bởi vì cha mẹ rồi sẽ rời bỏ em mà đi. Con cái lớn rồi cũng sẽ không ở bên em mãi. Chỉ có vợ mới là người cùng em đi hết cuộc đời này.”

Câu trả lời này cũng chính là lời mẹ muốn nói với con.

Đời người là quá trình chúng ta không ngừng mất đi những người thân thương nhất. Vì vậy, con cần phải chuẩn bị tâm lý đón nhận những cuộc chia ly này. Mẹ cũng đã sắp bước sang tuổi 60 rồi. Sẽ có một ngày, mẹ trở nên già yếu và lìa xa cõi đời này. Con của con sau này cũng sẽ tìm được nửa kia của nó, sống cuộc đời của nó và sẽ giống như cách con rời khỏi mẹ bây giờ. Chỉ có vợ con là người có thể đi cùng con đến hết cuộc đời này. Cô ấy mới là người quan trọng nhất của con. Vì vậy, con nhất định phải yêu cô ấy nhiều hơn yêu mẹ. Hãy cứ đặt cô ấy vào vị trí quan trọng nhất. Để hai người nương tựa và yêu thương lẫn nhau.

Con trai à, sau này hãy tự chăm sóc tốt cho bản thân. Đừng hút thuṓc nhiều và nhớ ngủ đúng giờ nhé. Mẹ hiểu tình mẫu tử của hai ta sâu sắc ra sao. Mẹ không cần con phải đứng ra giữ thể diện cho mẹ, cũng không cần con phải nuôi mẹ lúc già. Mẹ chỉ cần thấy con hạnh phúc và vui vẻ là được.

Từ nay về sau, chúng ta sẽ không còn gặp nhau nhiều như trước nữa. Nhưng mẹ sẽ không đi quá xa con đâu. Mẹ sẽ đứng ở một nơi đủ gần để luôn được nhìn thấy và chúc phúc cho con.

Bố mẹ chồng đòi ‘trả con dâu’ vì đã nhờ chồng bế con lúc nửa đêm

Tôi ngồi nghe cuộc điện thoại của bố mẹ chồng chị Yến mà vừa tức, vừa thấy thật nực cười.

Nhà tôi có hai chị em gái và một anh trai. Mặc dù tôi là út ít nhưng lại là đứa theo chồng bỏ cuộc chơi sớm nhất, nên khi anh chị bắt đầu lập gia đình thì tôi đã hoàn thành nhiệm vụ sinh xong một cô con gái và một cậu con trai.

Vì lấy chồng sớm nên tôi phải làm mẹ sớm, khi bạn bè cùng trang lứa mải miết theo đuổi đam mê thì tôi chỉ biết cắm đầu loanh quanh bỉm sữa. Lúc ấy tôi ghen tị với cả chị gái vì chị vẫn trẻ trung xinh đẹp dù hơn tôi đến 6 tuổi, trong khi tôi sinh hai đứa liền nhau nên lúc nào cũng đầu bù tóc rối suốt nhiều năm trời.

Phụ nữ mà ai chẳng phải trải qua giai đoạn này. Thế nhưng nó trôi qua nhanh lắm, hai đứa nhóc nhà tôi lớn nhanh như thổi, chưa gì đã đi học rồi. Lúc này tôi bắt đầu có nhiều thời gian cho bản thân và chỉn chu lại ngoại hình nhiều hơn.

Đến thời gian này thì chị Yến của tôi cũng lấy chồng và sinh con. Tôi đương nhiên quá hiểu cuộc sống của các mẹ bỉm sữa sẽ như thế nào. Chị tôi lại là người phụ nữ hướng ngoại nên có lẽ quãng thời gian chăm sóc con nhỏ sẽ khá khó khăn với chị.

Hiểu được điều này nên tôi thường xuyên sang chơi với chị, giúp được việc gì thì giúp vì dù sao tôi cũng đã có kinh nghiệm chăm sóc hai đứa trẻ con rồi.

Đúng như những gì tôi nghĩ, chị Yến gặp không ít vấn đề về tâm lý trong thời gian ở cữ. Nếu như tôi phải đối diện với việc cả ngày chỉ loanh quanh với mấy bức tường với con nên sinh ra tù túng thì chị tôi lại gặp cảnh cô đơn dù sống với cả gia đình nhà chồng.

Tôi may mắn lấy chồng hơn nhiều tuổi nên rất yêu chiều vợ con. Bố mẹ chồng tôi đã già nên không thể giúp con cái chăm sóc cháu được, nhưng bù lại ông bà đều rất tâm lý, không tạo áp lực gì cho con dâu. Chúng tôi ở riêng nên cũng không có va chạm gì trong cuộc sống hằng ngày. Tất nhiên như vậy thì tôi phải tự tay chăm sóc con cái và làm mọi việc trong nhà mà không có sự giúp đỡ của ai hết.

Bố mẹ chồng đòi trả con dâu vì đã nhờ chồng bế con lúc nửa đêm - Ảnh 1.

Chị Yến lấy chồng gần nhà nên ở chung với bố mẹ chồng. Hôm chị đi sinh đông vui vô cùng vì nhà chồng chị từ bố mẹ đến các bác các dì đều vào viện để chăm cháu. Tôi thấy vậy cũng mừng thầm trong bụng vì nghĩ rằng như vậy tức là người ta quý con quý cháu lắm.

Nhưng tôi không ngờ mọi rắc rối cũng từ đó mà ra. Những ngày ở cữ của chị Yến không lúc nào không có người thêm tiếng bớt lời. Nào là tại sao không mặc cái áo vào? Sao không bịt tai vào? Rồi đến phải chăm con thế này, phải nuôi con thế khác. Chị tôi vốn là người không thích bị chỉ đạo nên việc có người bắt chị phải làm thế này thế kia quả thật là đòn tâm lý giáng mạnh lên chị.

Cũng bởi vì ban ngày có quá nhiều người bế thành ra em bé quen, tối đến liên tục đòi bế không ngừng. Chị tôi thương chồng ban ngày vẫn phải đi làm nên không mấy khi gọi anh rể buổi đêm. Mãi cho đến hôm em bé đi tiêm về quấy khóc mà chị thì bị tắc tia sữa phát sốt nên mới phải gọi chồng dậy.

Anh rể tôi thì thương vợ thương con nhưng đàn ông mà cứ đặt lưng xuống là ngủ không biết gì hết. Thấy vợ không gọi thì anh rể cũng cứ ngủ thôi vì nghĩ rằng không có vấn đề gì cần đến mình hết. Thế nhưng khi chị Yến gọi thì anh sẵn sàng tỉnh giấc bế con cho vợ nghỉ ngơi ngay.

Đêm hôm ấy em bé quấy khóc nhiều, bố bế lại không thể an tâm như mẹ nên càng quấy khóc nhiều hơn. Tiếng khóc của em bé thu hút sự chú ý của người lớn, bố mẹ chồng chị Yến lúc ấy mới tỉnh giấc và phát hiện ra con trai mình đang bế em bé đi rong trong phòng khách.

Tưởng chuyện sẽ chẳng có gì nhưng ngay ngày hôm sau, bố mẹ tôi nhận được cuộc gọi từ thông gia để nói về vấn đề “cực kỳ nghiêm trọng” của con gái ông bà.

Bố mẹ chồng chị Yến đều cho rằng chị Yến được cả gia đình chăm sóc từng chân tơ kẽ tóc. Ban ngày luôn có người chăm bé hộ, chỉ việc dỗ con buổi đêm mà thôi. Điều kiện duy nhất của nhà thông gia là chị phải “biết điều”, ở nhà không kiếm ra tiền thì phải thương chồng. Chuyện chăm con buổi đêm đừng bao giờ làm phiền đến chồng. Đấy là điều cấm kỵ ở nhà bên đó, nếu chị tôi không thay đổi thì bố mẹ tôi sẽ phải đón chị về.

Tôi nghe được thì vừa tức, vừa thấy nực cười. Tôi thấy gia đình họ toàn người học thức cao ấy vậy mà lại có tư tưởng cổ hủ xem thường phụ nữ đến thế. Ông bà thông gia nói chuyện bằng giọng điệu lịch sự, phân tích lý lẽ nghe có vẻ hợp lý lắm, nhưng kỳ thực họ đang đổ hết lỗi cho chị gái tôi.

Tôi không muốn can thiệp nên chỉ nói bố mẹ là đừng có nhịn, người ta được nước làm tới thì khổ người nhà mình. Chẳng biết bố mẹ tôi sẽ xử lý vụ này thế nào nữa, tôi chỉ lo chị gái tôi sau này khó mà sống yên ổn với gia đình chồng được!