Vì sao có ‘hiện tượng’ đàn ông ở nhà gắt gỏng với vợ nhưng ra ngoài lại ngọt ngào với những phụ nữ khác: Đã tìm ra lí do

 

Chắc có lẽ không phải ít mà rất nhiều bà vợ từng tự đặt ra câu hỏi này: Tại sao chồng mình khi về nhà thì gắt gỏng còn khi ra ngoài đường, nói chuyện với phụ nữ lạ thì rất nhẹ nhàng, ga lăng.

Và chắc chắn không chỉ dừng lại  ở một câu hỏi lớn, các chị em còn muốn tìm ra câu trả lời để biết được lí do sâu xa bên trong. Vậy thì mời bà con theo dõi bài chia sẻ dưới đây để có được đáp án cho mình nhé1


Hiện tượng thực tế: Nhiều người đàn ông khi ra ngoài đều được khen là khéo ăn khéo nói, yêu thương vợ nhưng lúc ở nhà thì gắt gỏng như ‘mắm tôm’, chỉ có vợ mới hiểu rõ nhưng nói chẳng ai tin

Nhiều lúc tôi cũng không biết đâu mới là con người thật của chồng, ảnh: DSD

Bản thân tôi cũng từng nhiều lần đặt ra câu hỏi này. Lấy chồng 6 năm có được một bé trai kháu khỉnh. Người ngoài nhìn vào, ai cũng bảo tôi sướng lắm. Có được ‘đức lang quân’ xứng đáng điểm 10, nhưng tôi không biết mọi người chấm điểm kiểu gì, chứ tôi chấm thì chồng tôi chỉ được 4 điểm, tức là dưới mức trung bình.

Tôi biết, anh lại là người khéo ăn khéo nói. Với các cô đồng nghiệp hay những cô gái mới quen, anh luôn tỏ ra ga lăng, nhẹ nhàng, niềm nở.

Ra ngoài là vậy, chứ về nhà là anh là chúa gắt gỏng, càu nhàu “mắng vợ như hát hay”. Hễ tôi làm gì không vừa ý, dù chỉ là chuyện cỏn con như nấu bát canh hơi nhạt cũng bị chồng càm ràm từ tối đến sáng, rồi lại từ sáng đến tôi.

Anh thường có câu: “Đàn bà con gái mà có chút việc nội trợ cũng không nên thân…”. Nhiều lần tôi cãi lại thì anh quát ầm lên: “Đã dốt mà còn hay nói”. Cứ thế vợ chồng lại khẩu chiến. Đôi khi tôi tự hỏi không hiểu sao ở anh lại có hai con người đối lập vậy, thật sự đâu mới là con người thật của anh.

Chồng tôi được mọi người xung quanh khen là khéo ăn nói, yêu thương vợ con hết mực, ảnh: dSD

Từng có nhiều chị hàng xóm khen chồng tôi là tốt tính. Khi tôi nói lại là ‘anh cũng còn nhiều điểm chưa ổn’ thì ai cũng bảo là do tôi kén cá chọn canh, sướng mà không biết hưởng. Từ những lần sau, tôi chỉ cười xuề xòa khi có người khen chồng mình, chẳng giải thích cũng chẳng phản ứng gì nữa. Vì tôi biết, có nói cũng chẳng ai tin. Mọi người đều cho rằng tôi được voi đòi tiên.

Gần đây có một lần, một người bạn thân của tôi nhắn tin tâm sự về cuộc sống vợ chồng. Khi nghe nó nói, tôi mới thấy nó cũng giống với hoàn cảnh của mình. Chồng nó cũng như có 2 phiên bản hoàn toàn khác vậy. Nên nó cũng ngậm đắng cho qua chứ nhìn ngoài ai cũng tưởng là sung sướng lắm.

Đến lúc này, tôi mới nhận ra ý nghĩa của câu nói: Trong chán ngoài thèm, ở trong chăn mới biết chăn có rận. Tôi lên mạng tìm hiểu rất nhiều và cuối cùng tôi cũng có câu trả lời vì sao một số đàn ông có thể ‘sống 2 mặt’ như vậy.

Mong rằng các ông chồng sẽ hiểu rằng vợ cũng cần được yêu thương mỗi ngày, ảnh: dSD

Theo như tôi tìm hiểu được, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho hay, thực trạng đàn ông ra ngoài nhẹ nhàng, lịch sự nhưng cứ về đến nhà là gắt gỏng với vợ con không phải là hiếm và dường như ngày càng nhiều hơn.

Không chỉ ăn nói nhẹ nhàng mà họ cũng thường hào phóng hơn với “đối tác” bên ngoài. Có anh ở nhà không bao giờ làm giúp vợ việc gì, nhưng đi với những cô gái khác sẵn sàng làm mọi việc.

Theo ông Hòa, có thể lý giải tình trạng này xuất phát do một số nguyên nhân:

Thứ nhất, do bản tính của con người. Đàn ông hay đàn bà dù thế nào cũng chẳng thể thoát nổi câu “1 cái lạ bằng 1 tạ cái quen”. Do đó những cô gái bên ngoài thường hơn hẳn người vợ chính là ở cái sự “lạ” này. Còn vợ vốn được coi là “đồ cổ” bởi sự quá quen thuộc dễ dẫn đến nhàm chán.

Hơn nữa, chung sống với nhau nên bao nhiêu những thói hư tật xấu của nhau đã tỏ. Điều này sẽ làm cho các ông chồng cảm thấy vợ không còn nhiều sức hút như ngày mới yêu nữa.

Cuộc sống hôn nhân còn rất dài, không nên gây áp lực cho nhau, ảnh: dSD

Thứ hai, đàn ông thường nghĩ vợ đã sở hữu được rồi nên đàn ông khoái đi chinh phục cái “lạ” hơn. Khi muốn chinh phục người ngoài, thái độc gắt gỏng, quát nạt thì làm sao chinh phục được. Và ngay cả không phải là “đối tác” để chinh phục, với những cô gái khác họ cũng sẽ cư xử theo phép lịch sự.

Thứ ba, cũng phải thừa nhận một điều rằng nguyên nhân đến từ chính những người vợ. Vợ cũng có nhiều ưu điểm, chồng cũng từng yêu say đắm nhưng lâu quá nên quên. Cuộc sống với hàng ngàn thứ vặt vãnh thường khiến người phụ nữ khó giữ được lời nói nhẹ nhàng và cách ứng xử tế nhị.

Không ít bà vợ khi gia đình gặp mâu thuẫn hay chồng làm sai thì luôn to tiếng, cằn nhằn, nói đi nói lại. Thậm chí chê bai, bôi bác chồng. Bản tính đàn ông lại rất ghét phụ nữ nói dai và càu nhàu vì tính sĩ diện, tự ái rất cao.

Ngược lại, gái ngoài trẻ trung xinh đẹp lại không làm họ phải phiền lòng hay mệt mỏi. Chưa kể, họ còn luôn biết cách khen ngợi, dành cho các quý ông những lời mật ngọt như rót vào tai. Vì thế mà đàn ông sẽ nhẹ nhàng với một cô nàng nào đó là rất có thể.

Nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ các bà vợ, ảnh: dSD

Thứ tư, có thể trong công việc người đàn ông gặp những ức chế mà không thể bộc lộ được. Sức chịu đựng con người lại có giới hạn. Thường chúng ta một cách vô tình hay hữu ý dễ trút các stress, ức chế đè nén lên người thân vì trong tâm ý luôn cho rằng đó là những người hiểu mình, thương mình nên sẽ thông cảm.

Chuyên gia tâm lý cũng cho rằng, một phần do người đàn ông nhận thức sai về giá trị của mình và thiếu tự tin về bản thân. Đàn ông xem trọng danh dự lại có tính háo thắng, sĩ diện, nên khi lệch về nhận thức sẽ hành động sai. Khi đó, họ nghĩ mình phải biết cách giao tiếp, lấy lòng người khác mới nhận được sự tôn trọng, quý mến.

Với ý nghĩ đó, khi ra ngoài họ luôn khoác lên chiếc “mặt nạ” hào phóng, ga lăng, sẵn sàng giúp đỡ người khác để nhận được những lời khen, sự ngưỡng mộ. Họ vui sướng với những giá trị ảo đó, nên càng cố gắng diễn xuất sắc vai của mình. Về nhà, họ muốn cởi bỏ lớp “mặt nạ” ra để sống với con người thật của họ. Bởi trong con người luôn có hai mặt tốt và xấu.