1. Dậy sớm
Những người dậy sớm vào buổi sáng thường có chỉ số hạnh phúc cao. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra nhóm người thức khuya thường ít hài lòng với cuộc sống và dễ mắc các bệnh tâm thần hơn người dậy sớm.
Bên cạnh đó, trong cơ thể của người dậy sớm dễ sản sinh các chất ngăn chặn chứng trầm cảm và các bệnh mãn tính.
2. Có người đồng hành, được ủng hộ và yêu thương
Một nghiên cứu của Đại học Harvard kéo dài 75 năm theo dõi 724 người cho thấy không phải trình độ học vấn, tiền lương hay địa vị có thể mang lại cuộc sống hạnh phúc và quyết định sự hài lòng trong cuộc sống của con người mà là mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân.
Những người gần gũi với gia đình và giao tiếp nhiều với bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm dường như hạnh phúc và khỏe mạnh hơn trên mọi khía cạnh của cuộc sống.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là những người có bạn đời và nhiều bạn bè chắc chắn hạnh phúc hơn, bởi vì điều thực sự khiến chúng ta cảm thấy “đáng sống” phải là chất lượng của mối quan hệ. Một mối quan hệ mang lại sự hỗ trợ và ủng hộ sẽ khiến chúng ta cảm thấy thoải mái, luôn nhắc nhở bạn rằng “bạn xứng đáng được yêu thương”.
3. Họ chọn đúng người để ở bên
Cuộc đời là những cuộc gặp gỡ. Sẽ có những người khiến bạn cảm thấy được lan tỏa năng lượng tích cực, có động lực hơn để tiến về phía trước. Bạn cũng sẽ gặp những người khiến mình thấy u ám và mắc kẹt hơn.
Những người hạnh phúc biết từ bỏ các mối quan hệ tiêu cực để có thể tập trung nhiều thời gian và năng lượng hơn vào những người tích cực. Bạn là trung bình của 5 người bạn dành thời gian nhiều nhất, vì vậy đừng cố ở lại một mối quan hệ đã không còn tốt đẹp.
4. Không so sánh bản thân với người khác
Chúng ta luôn so sánh bản thân, luôn cố gắng tìm ra “chúng ta là ai”, “giỏi ở điểm nào” và “có thể làm tốt hơn ở điểm nào khác”.
Tuy nhiên, so sánh giữa con người với nhau quá mức về cơ bản là một kiểu tự vật hóa bản thân – quá trình tâm lý mà một người coi chính bản thân mình là một thứ vật chất, hơn là một con người.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng so sánh không lành mạnh sẽ làm tăng thêm cảm xúc tiêu cực, khiến chúng ta rơi vào trạng thái lo lắng không thể thoát khỏi. Những người có xu hướng dùng sự so sánh để tìm thấy giá trị của bản thân cũng dễ cảm thấy hối tiếc hơn.
Trên thực tế, so sánh không phải là thước đo để đo lường sự xuất sắc của một người. Nếu có thể “bàng quan” dòng thông tin bất tận trên mạng xã hội và quay trở lại với cuộc sống thực, không còn bị ám ảnh bởi những thứ mình không có mà trân trọng những thứ mình đang có thì bạn đã sở hữu cuộc sống tự do và tự chủ chân chính.
5. Khoan dung với bản thân và hạ thấp tiêu chuẩn, vui vẻ vì những điều nhỏ nhặt
Nhiều khi, chúng ta bị ám ảnh bởi việc đạt được một mục tiêu lớn lao và giá trị cuộc sống nào đó. Nhưng sau khi đạt được nó, chúng ta dường như không hạnh phúc như mình tưởng tượng, lòng vẫn chán nản và trống rỗng.
Ăn mừng những thành công nhỏ, ngắm hoàng hôn trên đường tan sở, cây bên đường đâm chồi nảy lộc, hay lần đầu tiên nấu thành công một món ăn… Chỉ cần chú tâm ngắm nhìn, xung quanh bạn đều chứa đầy những “chuyện vui vẻ”.
Một số người có thể cho rằng những điều này là vô nghĩa, nhưng chấp nhận cuộc sống “vô nghĩa” mới là cách tốt nhất để thoát khỏi cảm giác trống rỗng. Như nhà văn Milan Kundera đã nói: “Vô nghĩa, bạn ơi, đây là bản chất của sự sinh tồn. Nó luôn bên cạnh chúng ta ở mọi nơi. Điều này thường đòi hỏi lòng can đảm để nhận ra nó và gọi nó thành tên…”.
Thật vậy! Trải qua một ngày không có phiền muộn đã là điều may mắn lắm rồi.
6. Họ chấp nhận quá khứ, học hỏi từ sai lầm
Một trong những sai lầm lớn nhất của tâm trí con người là niềm tin rằng bản thân có thể thay đổi quá khứ. Điều này rõ rằng là không thể.
Những người hạnh phúc hiểu rằng những gì đã xảy ra là quá khứ, nên học cách chấp nhận và buông bỏ. Bạn không thể sống trong quá khứ nên cách tiếp cận thực tế là nhớ rằng nó đã xảy ra. Chẳng ích gì khi bạn tiêu hao năng lượng vào đó bằng tâm trạng hối tiếc, tức giận hoặc buồn bã.
Cùng với đó, họ sẽ học hỏi từ những sai lầm của bản thân. Khi một người hạnh phúc xác định rằng họ đã mắc sai lầm với điều gì đó, họ sẽ cố gắng hết sức để hiểu bản chất của sai lầm và tránh mắc lại điều tương tự trong tương lai. Khi bạn đối mặt với sai lầm bằng thái độ học hỏi, bạn sẽ tránh được vòng luẩn quẩn dẫn đến sự khổ sở.