Như mọi người đều biết, phúc báo của mỗi một người đều có định số. Cuộc đời của mỗi con người được hưởng bao nhiêu hạnh phúc, có bao nhiêu tiền tài, điều đó không thể không có giới hạn. Vậy làm thế nào để sử dụng phúc đức có hạn của mình một cách hợp lý và điều gì sẽ xảy ra khi phúc đức sử dụng hết?
Nếu như con cái không đủ phúc báo thì dù bạn có để lại cho chúng bao nhiêu của cải đi chăng nữa, chúng không thể tiêu được, cũng không thể giữ được. Một đứa trẻ sẽ nhận được bao nhiêu phước lành trong tương lai tùy thuộc rất lớn vào việc cha mẹ nuôi dưỡng họ như thế nào. Nếu cha mẹ trau dồi đức hạnh cho con cái, dạy con tu tâm, hành thiện như thế mới tích lũy được nhiều phúc đức cho con cái, điều này còn quý hơn là cho chúng cả núi vàng núi bạc.
1. Cha mẹ cẩn thận tiêu hết phúc báo của con mình
Bất kể là người lớn hay trẻ nhỏ, khi đến thế gian này, họ đều sẽ mang theo những phúc lành của riêng mình. Phúc báo của một người giống như tiền gửi ngân hàng, nếu chỉ rút tiền mà không gửi thì sẽ có thấu chi. Nếu như phúc báo mà dùng hết, thì những phiền phức, khổ đau cũng dần dần xuất hiện.
Ngày xửa ngày xưa, có một người phàn nàn với người bạn của mình: “Tôi ăn chay, niệm Phật lâu như thế nhưng tôi vẫn nghèo và bệnh tật. Anh nói ăn chay, niệm Phật có ích gì chứ?”. Người bạn vừa cười vừa nói: “Không có ích sao? Vậy anh bán công đức từ việc ăn chay niệm Phật của mình cho tôi nhé!”.
Vào ban đêm, anh nằm mơ thấy một con quỷ đến gặp anh và nói: “Phúc báo của người đã hết, người sẽ sớm chết vào một ngày không xa”. Sau giấc mơ anh lập tức tỉnh dậy, vào ngày hôm sau anh vội vàng đi tìm người bạn và nói: “Tôi sẽ không bán nó nữa! Tôi sẽ không bán nó nữa! Tôi sẽ trả tiền cho anh”.
Phúc báo của một người quả thực đã được xác định, nếu phúc báo ở kiếp trước đã hết thì cuộc đời cũng sẽ chấm dứt. Cho nên, chúng ta phải tích lũy phước lành và trân trọng chúng. Trong xã hội hiện đại, nhiều gia đình giàu có ngay từ khi con họ còn nhỏ họ luôn dành cho con những điều tốt nhất, sử dụng những gì tốt nhất, theo học những trường tốt nhất và đáp ứng mọi yêu cầu của con. Nhưng đứa trẻ thường cảm thấy cha mẹ không được như ý muốn, thậm chí có nhiều đứa còn nhiễm nhiều thói hư tật xấu, phạm tội, cuối cùng làm cho gia đình tan nát.
Bạn có biết số tiền bạn chi cho con bây giờ đó chính là phúc báo của con không? Mỗi một đồng bạn bỏ ra sẽ làm giảm đi một phần phước lành của con bạn. Khi một đứa trẻ đến thế gian này, vẫn chưa có khả năng tích phúc, nhưng phúc lành của nó đã dần dần bị tiêu mất. Nhưng điều này không phải là lỗi cho con cái. Trước hết, cha mẹ đang nuông chiều và phung phí phước lành của con.
Hiện tại điều kiện sống ngày càng tốt hơn, cha mẹ cũng không cần quá ép con chịu khổ, nhưng chúng ta nên dậy con trở thành những đứa trẻ hiểu chuyện, dạy cho các con biết rằng dù là thức ăn hay tiền bạc thì chúng ta phải vất vả lắm mới kiếm được. Chúng ta phải dạy con học cách tiết kiệm và biết ơn mọi thứ ngay từ khi còn nhỏ.
Cho nên, bạn thực sự yêu thương con mình thì ngay bây giờ hay cất giữ phúc báo cho con mình.
Thiện ác báo ứng vào lúc nào, Thần Phật đã an bài chu đáo. (Pixabay)
2. Ruộng tốt vạn khoảnh nhưng cũng chỉ có thể mỗi ngày ăn ba bữa
Trong “Tăng Quảng Hiền Văn” có nói: “Lương điền vạn công khoảnh, nhật thực nhất công thăng. Đại hạ thiên gian, dạ miên bát xích”, câu này ý nói rằng người giàu tuy rằng có được ruộng tốt vạn khoảnh nhưng cũng chỉ có thể mỗi ngày ăn ba bữa, nhà mặc dù có ngàn gian nhưng buổi tối cũng chỉ ngủ trên một chiếc giường. Có được thứ mình cần chính là phúc; tham vọng quá nhiều tất sẽ mệt mỏi.
Cư sĩ Viên Liễu Phàm có một người vợ rất lương thiện. Vào mùa đông của một năm nọ, bà may quần áo bông cho con trai, ở trong nhà bà vốn có rất nhiều sợi tơ tằm để may quần áo, nhưng bà đã bán hết đi, thay vào đó bà lấy bông bình thường may quần áo cho con. Ông Liễu Phàm liền hỏi: “Trong nhà rõ ràng có bông lụa, sao bà phải thay bằng bông thường?” Vợ ông trả lời: “Bông lụa rất đắt, bán đi thì có thể lấy tiền đó đem cho người cần nó”. Hơn nữa dùng bông thường cũng có thể giữ ấm”. Đây chính là trí tuệ: phúc báo có hạn, mỗi người hãy trân quý nó, đừng tham lam vô hạn.
Mặt khác, nhiều trẻ em ngày nay từ khi còn nằm trong vòng tay của cha mẹ. Chúng đã biết hưởng thụ, chúng không chỉ lãng phí đồ ăn mà còn tiêu xài hoang phí những đồng tiền mà cha mẹ chúng đã vất vả kiếm được. Nhiều bậc cha mẹ cũng cho rằng thà họ chịu khổ, vất vả một chút còn hơn để con cái họ phải chịu khổ theo. Mỗi người chúng ta cần biết rằng, nếu hoang phí quá sẽ sinh ra nhiều dục vọng, mà dục vọng nhiều ắt sẽ tổn đức. Đây không phải là yêu thương các con mà là hủy hoại chúng một cách từ từ.
Của cải của một đời người đều có một số lượng nhất định, nếu bạn biết tiết kiệm, không xa xỉ, tham lam, bạn có thể kéo dài cuộc sống của mình; nếu bạn phung phí và đòi hỏi nhiều hơn, cuối cùng khi phúc báo đã dùng hết thì điều chờ đợi chính là cái chết. Cho nên, làm bậc cha mẹ hãy giáo dục con của mình siêng năng tiết kiệm, làm nhiều việc thiện hơn nữa ngay từ khi chúng còn nhỏ. Chỉ khi nào biết quý trọng phúc báo thì phúc báo mới có lâu dài.
3. Nhà tích chứa điều thiện ắt sẽ có niềm vui, nhà tích chứa điều ác ắt sẽ có tai ương
Trong Kinh Dịch có nói: “Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương”, nghĩa là “Nhà tích chứa điều thiện ắt sẽ có niềm vui, nhà tích chứa điều ác ắt sẽ có tai ương”.
Tương truyền rằng: Lễ bộ thị lang Hàn Thế Năng, tổ phụ của ông là Hàn Vĩnh Xuân là một người tốt bụng, ông thường phóng sinh các con vật. Hàng ngày vào mỗi buổi sáng sớm, ông thường mang theo chổi đi đến bờ sông để quét các con ốc bám ở bờ sông xuống nước để tránh cho chúng bị bắt. Nhiều khi ông phải chịu đựng cơn đói để đi hàng chục km vào mỗi buổi sáng sớm trong hơn 40 năm. Vào một ngày, Hàn Thế Năng nằm mơ thấy một vị Thần xuất hiện và nói với ông rằng: “Ông nội của con đã phóng sinh rất nhiều con vật nên đã tích được rất nhiều công đức. Từ nay về sau, con cháu của con sẽ được hưởng vinh hoa phú quý, con sẽ được nhận chức quan Nhất Phẩm”. Sau này, Hàn Thế Năng được Hoàng đế ban cho chức Nhất Phẩm Triều Phục, con cháu của ông cũng giàu có qua nhiều đời. Đây cũng là một tấm gương về việc cha mẹ làm việc tốt, con cháu nhận được phúc báo.
Tích đức mới là tài sản tinh thần quý giá nhất lưu lại cho đời sau. Nguồn ảnh: tindachieu.org
Tài sản lớn nhất mà cha mẹ để lại cho con cái không phải là vàng bạc hay những cuốn sách kinh điển mà là phúc đức, phúc báo. Tổ tiên trồng cây sẽ mang lại bóng mát cho con cháu, tổ tiên có phúc sẽ mang lại phúc âm cho con cháu. Âm đức tích lũy càng nhiều thì phúc đức sẽ ngày càng lớn, nhất định sẽ phù hộ cho con cháu. Cho nên cái gọi là làm nhiều việc thiện chính là tích lũy đức hạnh. Một người càng tích lũy nhiều đức thì phước lành của người đó càng lớn. Trải qua một thời gian dài, đức âm này sẽ được tích lũy được nhiều, không những bảo vệ bản thân khỏi tai họa, kéo dài tuổi thọ, gia tăng phú quý mà còn mang lại lợi ích cho thế hệ con cháu, phúc báo vô tận.
Cho nên, thân làm cha mẹ, chúng ta nên bồi dưỡng đức hạnh cho con cái, cha mẹ cần làm nhiều việc thiện có ích cho xã hội. Bằng cách này, con cái sẽ dần dần nhận được điều tốt từ cha mẹ, tự bản thân chúng cũng sẽ hiểu rõ được đạo lý này và các con sẽ có thể dùng những đạo lý này để sống trong suốt cuộc đời còn lại của chúng. Cha mẹ cho con trẻ hiểu được những đạo lý này, còn quý hơn nhiều là cho con tiền tài. Tích đức mới là tài sản tinh thần quý giá nhất lưu lại cho đời sau. Nó giống như mặt trời mãi tỏa ánh quang huy chói lọi, liên tục không ngừng, thọ cùng trời đất.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: secretchina