3 cách tiết kiệm tiền cho người lười, đảm bảo về sau có của ăn của để

Ví bạn ngày càng dày nếu thử tiết kiệm tiền bằng phong bì, phương pháp 365 ngày hoặc 52 tuần.

Ở tuổi 30, Quan Thiếu Văn, một người nổi bật trong lĩnh vực truyền thông, với vai trò là MC, người sáng tạo nội dung, KOL, YouTuber và podcaster tại Đài Loan, đã đạt được nhiều thành tựu đáng nể. Anh không chỉ sở hữu hai căn nhà mà còn xuất bản cuốn sách mang tên Đừng ghen tị vì hoa của họ nở sớm, hãy chăm chỉ để hoa của chính mình nở đẹp! – một tác phẩm thể hiện quan điểm và triết lý sống của anh về sự nỗ lực và phát triển cá nhân.

1. Sử dụng phong bì để quản lý tài chính

Quan Thiếu Văn đã chia sẻ về phương pháp quản lý tài chính của mình, trong đó anh sử dụng phong bì để phân bổ tiền một cách hiệu quả. Ví dụ, nếu mức lương hàng tháng của anh là 30.000 tân Đài tệ, anh sẽ rút toàn bộ số tiền mặt và phân loại chúng vào các phong bì dựa trên các mục đích chi tiêu khác nhau như chi phí sinh hoạt, tiền thuê nhà, đi lại, phí bảo hiểm và tiền tiết kiệm.

Mỗi phong bì được gán cho một mục đích cụ thể giúp anh dễ dàng kiểm soát và theo dõi các khoản chi tiêu. Đối với chi phí sinh hoạt hàng tháng, anh sẽ chỉ sử dụng tiền trong phong bì tương ứng và nếu không tiêu hết số tiền trong phong bì đó, anh sẽ chuyển phần còn lại vào quỹ tiết kiệm.

3 cách tiết kiệm tiền cho người lười, đảm bảo về sau có của ăn của để

Quan cho biết: “Tôi luôn đặt ra các mục tiêu để tự thưởng cho bản thân. Ví dụ, khi quỹ du lịch của tôi đạt hơn 50.000 tân Đài tệ, tôi sẽ lên kế hoạch cùng bạn bè đi du lịch nước ngoài trong 4 ngày 3 đêm để ăn mừng thành quả đạt được.” Đây là cách mà anh tạo động lực cho bản thân để duy trì thói quen quản lý tài chính và thực hiện những kế hoạch lâu dài.”

2. Phương pháp tiết kiệm tiền 365

Một trong những phương pháp tiết kiệm tiền phổ biến hiện nay là phương pháp tiết kiệm tiền 365 mà Quan Thiếu Văn cũng áp dụng. Phương pháp này yêu cầu người thực hiện bắt đầu từ việc tiết kiệm một số tiền nhỏ vào ngày đầu tiên của năm và tăng dần số tiền tiết kiệm mỗi ngày.

Cụ thể, vào ngày đầu tiên của năm, bạn sẽ để dành 1 xu, vào ngày thứ hai là 2 xu, vào ngày thứ ba là 3 xu, và cứ tiếp tục như vậy cho đến ngày thứ 365, khi số tiền tiết kiệm là 365 xu. Tổng cộng, sau một năm, bạn sẽ tiết kiệm được khoảng 66.795 xu.

3 cách tiết kiệm tiền cho người lười, đảm bảo về sau có của ăn của để

Công thức để tính tổng số tiền tiết kiệm theo phương pháp này là:

Số tiền tiết kiệm trong 365 ngày = Số tiền tiết kiệm trong ngày đầu tiên x 66.795

 

Tuy nhiên, thay vì sử dụng “1 xu”, bạn có thể điều chỉnh đơn vị tiết kiệm sao cho phù hợp với khả năng tài chính của mình, chẳng hạn như 10 nghìn đồng hoặc 100 nghìn đồng. Nếu cảm thấy việc tiết kiệm trở nên quá căng thẳng vào cuối năm, bạn có thể áp dụng phương pháp “nhảy chọn”, nghĩa là chọn một ngày để gửi số tiền tùy thuộc vào tâm trạng của bạn trong ngày đó.

3. Phương pháp tiết kiệm tiền trong 52 tuần

Nếu bạn cho rằng phương pháp tiết kiệm tiền 365 quá rắc rối thì có thể thử tiết kiệm tiền 52 tuần. Hãy thay đổi số tiền cần tiết kiệm hàng ngày thành một lần một tuần. Bạn có thể bắt đầu với 10 xu trong tuần đầu, 20 xu trong tuần thứ hai… và tiết kiệm 520 xu tuần thứ 52. Tương tự, nếu sợ việc tiết kiệm quá căng thẳng cuối năm, bạn có thể để dành tiền tùy tâm trạng vài tuần nào đó trong năm.

3 cách tiết kiệm tiền cho người lười, đảm bảo về sau có của ăn của để

Nếu bạn cho rằng cách tiết kiệm tiền này lỗi thời thì cũng có thể thử hiện đại hóa – tiết kiệm gửi góp, một phương thức gửi linh hoạt ở nhiều app ngân hàng, có thể gửi tiền vào sổ bất kỳ lúc nào bạn muốn.

Khánh Chi (Tổng hợp)