Đι Һọρ lớρ пҺưпg xιп vḕ sớm, ƌếп пҺà tҺì пҺậп 1 tιп пҺắп từ lớρ trưởпg: Tȏι sṓc пặпg, lậρ tức rờι kҺỏι пҺóm cҺɑt
Và ᵭó là ngày cuṓi cùng tȏi ᵭḗn tham dự một buổi họp lớp.
*Dưới đây là lời chia sẻ của anh Uông, được đăng tải trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc):
Hai năm trước, vào một ngày, lớp trưởng lớp Đại học của tôi thông báo tổ chức họp lớp kỷ niệm 10 năm ra trường. Trước đó, tôi đã không tham dự bất kỳ bất kỳ buổi họp lớp nào, vì tôi nghĩ đó là điều không cần thiết. Sau khi ra trường, tôi chỉ giữ liên lạc với một số người bạn thân thiết. Về phần những người bạn khác thì từ khi đi học, tôi đã ít nói chuyện với họ. Thế nên sau khi tốt nghiệp, tôi cũng không giữ liên lạc và đến các buổi họp mắt, vì cho rằng điều này thật vô nghĩa và tốn tiền.
Sau khi lớp trưởng thông báo về buổi họp lớp, các thành viên trong nhóm chat đều bàn tán sôi nổi. Khi tôi còn đang do dự, bạn cùng bàn là anh Trương Quân đột nhiên nhắn tin và hỏi tôi có tham gia không. Trương Quân nói, đây là kỷ niệm 10 năm ngày ra trường, chúng tôi nên tham gia họp lớp, để biết thêm về cuộc sống các bạn và không bị lớp trưởng “nhắc nhở”.
Ngày tổ chức họp lớp diễn ra, hầu như các thành viên trong lớp đều đến tham dự. Lớp trưởng đã trực tiếp đặt một nhà hàng tốt trong thành phố.
Tôi và Trương Quân cùng lái xe đến buổi họp lớp. Sau khi tiến vào trong, hai chúng tôi nhanh chóng tham gia cuộc trò chuyện với bạn học cũ. Sau vài câu hỏi xã giao, không ngạc nhiên khi chủ đề cuộc trò chuyện đã chuyển sang thăm dò về đối phương như: “Bạn đã mua nhà chưa”, “Bạn đã mua được xe chưa”, “Công việc của bạn kiếm được nhiều không?”,… Tôi có chút thất vọng vì các bạn không cùng nhau ôn lại kỷ niệm cũ. Nhiều người còn dường như không giấu nổi mong muốn khoe khoang về cuộc sống thành đạt hiện tại.
12 giờ trưa, các bạn đã đến đông đủ. Tôi và Trương Quân cùng ngồi vào bàn ăn. Trong bàn ăn chúng tôi ngồi cùng Trương Hạo Đông, người trước đây từng có điểm số không cao ở lớp. Ngay khi chúng tôi ngồi vào bàn, anh ấy đã lấy chìa khóa xe BMW và chiếc iPhone đời mới đặt lên bàn. Lúc đó, tôi và Trương Quân đều hiểu ngầm rằng Trương Hạo Đông đang muốn khoe khoang về bản thân.
Một người bạn ngồi cùng bàn tôi, đã chủ động tiếp cận Trương Hạo Đông và hỏi anh ta kiếm tiền từ đâu. Trương Hạo Đông nói: “Tôi mới mở một nhà máy nhỏ, nhưng mấy năm nay hiệu quả hoạt động không được tốt. Mỗi năm tôi chỉ có thể kiếm được hơn một triệu tệ (~3,5 tỷ đồng), chỉ vừa đủ để sống”.
Ảnh minh họa
Một vài người bạn cùng lớp sau khi nghe được lời này từ Trương Hạo Đông thì đã chủ động tiến đến nói chuyện, xây dựng mối quan hệ với anh ta. Trương Hạo Đông nghe xong thì liền đồng ý, cũng như nói họ cứ đến nhà máy tìm, anh ta sẽ sắp xếp cho họ chỗ tốt.
Tiếp sau, Trương Hạo Đông đột nhiên nói: “Những người trước đây bị điểm kém trong lớp về cơ bản bây giờ đều làm ăn tốt. Còn bạn học có điểm cao thường là thì chỉ làm công ăn lương, giống như những công nhân trong nhà máy của tôi, nhiều người trong số họ là sinh viên đại học trường tốt đấy”.
Một số bạn học nghe lời này của Trương Hạo Đông thì đột nhiên cười lớn và gật đầu đồng tình với anh ta. Còn tôi và Trương Quân không nói một lời, chỉ tập trung ăn uống. Bởi lẽ chúng tôi đều không muốn giao tiếp với loại người coi thường người khác như anh ta.
Chỉ 2 tiếng sau khi đến buổi họp lớp, tôi và Trương Quân đã muốn rời đi. Vì trong buổi họp lớp có nhiều bạn học giống như Trương Hạo Đông, họ coi bữa tiệc là nơi khoe khoang giàu có thay vì kết nối và trò chuyện với bạn học cũ.
Sau khi ăn tối xong, lớp trưởng ra quầy lễ tân thanh toán, chi phí ăn uống là 5.000 tệ (~17,5 triệu đồng). Sau đó, lớp trưởng rủ mọi người cùng đi hát. Tuy nhiên, tôi và Trương Quân đã chán không khí của buổi họp lớp, nên mỗi người chỉ chuyển khoản 200 tệ (~700 ngàn đồng) rồi nhanh chóng đi về.
Sau khi trở về nhà, tôi bất ngờ nhận được tin nhắn từ lớp trưởng, yêu cầu tôi trả thêm 200 tệ để trả tiền đi hát. Tôi nói với anh ta, tôi không đi hát với lớp thì tại sao cần thanh toán khoản tiền này. Tuy nhiên lớp trưởng lại nói rằng, đây là chi phí của buổi họp lớp, nên cần được chia đều hóa đơn cho tất cả mọi người, kể cả những người không đi hát với lớp. Không muốn tiếp tục tranh cãi với lớp trưởng, tôi trực tiếp chuyển khoản cho anh ta thêm 200 tệ, rồi rời khỏi nhóm.
Tôi đã bỏ ra 400 tệ (~1,4 triệu đồng) chỉ để tham dự họp lớp và ăn một bữa. Tôi nghĩ thầm, số tiền này mà tôi dùng để mua thức ăn cho vợ và các con thì xứng đáng hơn. Tin nhắn của lớp trưởng giống như “giọt nước tràn ly”, khiến tôi quyết định sẽ không bao giờ tham dự họp lớp nữa.
Ảnh minh họa
Sau đó, tôi còn nghe từ các bạn khác rằng trong buổi đi hát ngày hôm đó, ban đầu người nhận trả tiền là Trương Hạo Đông. Tuy nhiên đến lúc thanh toán thấy hóa đơn quá đắt nên Trương Hạo Đông đã trốn về trước.
Cuối cùng, lớp trưởng đã đứng ra thanh toán tiền, và đòi lại số tiền từ các bạn. Tôi cũng nghe các bạn học khác nói rằng, Trương Hạo Đông vốn dĩ không phải ông chủ lớn, mà chỉ hợp tác với người thân để mở 1 nhà máy nhỏ. Nhà máy sắp đóng cửa và anh ấy vẫn còn nợ tiền khắp nơi. Tuy nhiên, thực tế này cũng không thể ngăn anh ta liên tục đi khoe khoang với mọi người về độ giàu có của mình.
Sau trải nghiệm đi dự họp lớp này, tôi nghĩ những bữa tiệc này chủ yếu để các bạn khoe khoang về bản thân. Cũng có những buổi họp lớp rất đáng để tham dự, nơi mọi người có thể ngồi lại với nhau và hồi tưởng lại những ngày đi học của mình, nhưng có rất ít.
Con người luôn thay đổi, điều này là bình thường. Sau khi tốt nghiệp, mỗi người đều đi theo con đường riêng, từ đó có những trải nghiệm và nhận thức khác nhau. Thế nên, không khó hiểu tình cảm tốt đẹp của thanh thiếu niên ban đầu sẽ nhanh chóng bị phai nhòa, nhường chỗ cho toan tính về vật chất.