Khi nhìn thấy mẹ chồng tằn tiện, chẳng dám mua cho bản thân 1 cái túi lành lặn mà tôi bỗng trào lên cảm giác xót xa. Thời gian vừa qua, tôi đã quá vô tâm với bà rồi.
Mẹ chồng tôi ngoài 60, nhưng bà thuộc tuýp người cực kì lạc hậu. Bà không biết dùng điện thoại, dù là con “cục gạch” cũng không biết tìm danh bạ, xem người gọi tới, cuộc gọi lỡ… Đi đâu bà cũng kè kè cuốn danh bạ viết tay, rồi bấm số và gọi rất thủ công.
Tivi dù dạy không biết bao nhiêu lần rồi, bà cũng chẳng biết dùng. Dù tôi trả tiền để sử dụng nhiều tiện ích nhưng bà chỉ xem truyền hình, biết tăng giảm âm lượng và chuyển kênh đơn giản.
Các thiết bị gia dụng hiện đại trong gia đình bà cũng không dám thử, cứ hì hụi lấy quần áo cũ, bỏ ra kì cọ, lau lau dọn dọn. Tôi bảo thì bà lại bảo hiện đại hại điện, với bà động vào lỡ hỏng thì tốn tiền sửa.
Mẹ chồng tôi ngoài 60, nhưng bà thuộc tuýp người cực kì lạc hậu. (Ảnh minh họa)
Bà lên nhà tôi ở cùng đôi tháng dù chăm chỉ đấy nhưng nói thật, nhiều lúc phát bực vì mẹ chồng. Khoảng cách giữa hai thế hệ, khoảng cách giữa thành thị – nhà quê quá lớn, tôi chẳng thể thân thiết hay yêu thương mẹ chồng.
Nhưng đó không phải là lý do duy nhất tôi chỉ muốn mẹ chồng rời khỏi nhà mình. Chuyện khiến tôi phát ngại nhất chính là bà tằn tiện và… nhà quê quá.
Khi mẹ chồng lên sống cùng, dĩ nhiên có những đám cỗ, đám gặp mặt của họ hàng thân thiết, mọi người đều bảo vợ chồng tôi dẫn bà theo. Chồng tôi cũng thương mẹ, nên rất ủng hộ, bảo đưa bà theo để bà được mở mang tầm mắt, được thưởng thức món ngon vật lạ. Duy có tôi thấy cực kì khó chịu.
Tôi vốn dĩ là con gái thành phố, dù gia đình chỉ sống ở căn tập thể nhỏ hẹp nhưng cũng quen nếp sống sạch sẽ và đủ đầy từ nhỏ. Tư tưởng của tôi hiện đại, sống phóng khoáng, luôn nỗ lực cập nhật công nghệ để theo kịp thời đại. Tiền tôi kiếm ra chẳng quá nhiều nhưng cũng đủ để mang lại cho bản thân cuộc sống thoải mái.
Chồng tôi thì khác, anh là con út trong gia đình 3 anh chị em, một mình mẹ anh nuôi 3 con khôn lớn vì bố anh bỏ theo người phụ nữ khác. Bà làm ruộng, vô cùng vất vả để có thể lo được cho cả 3 con học đại học. Tuổi thì mới hơn 60 nhưng gương mặt khắc khổ, nếp nhăn hằn sâu ở khoé mắt khiến bà trông như ngoài 70 tuổi vậy. Chân thì bị khớp nên đi tập tễnh, lưng đã còng xuống vì những gánh nặng cuộc đời.
Vì sống trong cơ cực gần như cả cuộc đời, nên mẹ chồng tôi tằn tiện quá mức. Gói bột canh tôi mua về đổ ra lọ bà còn phải dốc ngược lại xem còn hạt nào dính. Nhặt rau thì nhặt kĩ sát tận gốc không để bỏ phí. Lá rau bị vàng bà quyết chỉ nhặt bỏ đúng 1 xíu phần vàng úa ấy chứ không bỏ cả cành… Và bà còn có thói quen lấy phần khi đi ăn cỗ, gom đồ thừa khi đi ăn nhà hàng. Đây cũng là điều khiến tôi nhiều phen muối mặt.
Nhất là có lần tôi còn đụng độ hội bạn cấp 3, chúng nó nhìn tôi cùng mẹ chồng sánh bước, bà thì cầm cái túi nylon đựng tôm đựng thịt gà. Tôi ái ngại không dám đứng cạnh, chúng nó cố gặng hỏi. Tôi chỉ cười rồi cố tình bước đi thật nhanh.
Tôi cũng nói với chồng, bảo sau để bà ở nhà cho thoải mái, hoặc bảo bà đừng lấy phần nữa. Nhưng chồng tôi lại bênh vực rằng đi cỗ thân thiết lắm mọi người chia cho ít đồ là bình thường.
Tôi khó chịu với mẹ chồng từ bận ấy. Bắt đầu cố gắng lảng tránh để không phải đưa bà ra ngoài. Và ơn giời, thời gian 2 tháng bà ở nhà tôi đã chấm dứt. Mẹ chồng nói phải về quê để chăm con cho chị gái.
Ngày tôi tiễn bà về, mẹ chồng cầm theo chiếc túi vải đã sờn hết, cũ mèm. Tôi nhìn thấy bỗng dưng thấy thương bà quá. Nhưng ngay giây phút sau, bà rút trong chiếc túi ấy một bọc tiền cũng cũ, được buộc dây nịt và gói nhiều lớp ở tờ giấy báo.
Tôi cũng nói với chồng, bảo sau để bà ở nhà cho thoải mái, hoặc bảo bà đừng lấy phần nữa. (Ảnh minh họa)
Bà dúi vào tay tôi rồi bảo: “Nhà này thì hai vợ chồng mua mẹ đã không cho được đồng nào, bản thân làm mẹ, mẹ rất áy náy. Giờ 2 đứa cưới nhau hơn năm cũng chưa có gì, mẹ rất sốt ruột. Mẹ không biết có phải do con trai mẹ không, năm xưa cái thuở mười tám đôi mươi nó từng bị quai bị. Mẹ chỉ lo nó ảnh hưởng tới chuyện này.
Mẹ không có nhiều, tích cóp được chục triệu, 2 đứa cầm lấy đi khám mà thuốc thang. Rồi có gì chạy chữa sớm đi còn kịp”.
Nghe những lời này, tôi bật khóc vì xúc động. Rồi tôi ôm lấy bà, bất ngờ những cảm giác tiêu cực khi xưa cũng bay biến.