Sáпg mùпg 1 Ьị mẹ cҺồпg mỉɑ mɑι: “Dȃu làm kҺȏпg rɑ tιḕп пҺưпg tιȇu tҺì gιỏι”, tức tҺì cȏ ƌưɑ Ьà ƌọc tιп пҺắп mà mẹ cҺồпg rụпg rờι
“Em bán hàng chạy, kiḗm ᵭược khá nên Tḗt nhất cũng biḗu hai bên bṓ mẹ mỗi nhà 10 triệu mua sắm. Ngoài ra bánh kẹo trái cȃy em cũng lo liệu”, nàng dȃu chia sẻ.
Cứ ngỡ rằng năm mới thì chào đón chúng ta sẽ chỉ toàn là niềm vui. Tuy nhiên, đôi lúc cũng có những xích mích không thể lường trước được, phá vỡ đi cái gọi là hòa thuận trong nhà.
Như câu chuyện của cô con dâu dưới đây cũng là một ví dụ như thế:
“Sáng nay em và mẹ chồng vừa có ‘xích mích nhỏ’ với nhau. Nói là nhỏ bởi đã được giải quyết xong rồi, mẹ chồng sau bao nhiêu năm cũng xuống nước, nói chuyện nhẹ nhàng với em. Em cũng sau ngần ấy năm cứ vô tư cho qua thì nói thẳng một lần cho bà biết, nhờ vậy mà giải quyết được tất cả.
Số là em sau khi sinh con thì quyết định nghỉ luôn việc tại công ty, ở nhà bán hàng online. Em ở riêng, không sống chung với bố mẹ chồng. Thi thoảng mẹ chồng có qua nhà chơi nhưng kho hàng em ở chỗ khác, bà cũng biết em buôn bán nhưng thấy hàng hóa chẳng có, nghĩ em không làm ra tiền, mặc kệ con bà cáng đáng kinh tế.
Nói về chồng em thì cũng có chí làm ăn, luôn nuôi mộng làm giàu nhưng vì chẳng có mấy lực, ý tưởng cũng kém nên toàn thất bại. Nói không ngoa chứ phải đến 2 năm nay, kinh tế chính trong nhà một tay em lo liệu.
Tính em lạc quan vô cùng, nghĩ rằng mình làm cũng như chồng làm. Phụ nữ thế kỷ 21 rồi, so đo với chồng làm gì nên em không bao giờ oán than. Em vẫn một tay chu toàn nội ngoại, quà cáp hai bên vào những ngày lễ đầy đủ.
Ảnh minh họa.
Em bán hàng chạy, kiếm được khá nên Tết nhất cũng biếu hai bên bố mẹ mỗi nhà 10 triệu mua sắm. Ngoài ra bánh kẹo trái cây em cũng lo liệu. Nói chung tính em nó vậy, lúc nào cũng thích chu toàn mọi việc”.
Đọc qua, ai cũng cảm thấy có cô con dâu như thế này là quá tuyệt vời rồi. Cô vừa biết suy nghĩ lo toan lại kiếm ra tiền thì còn gì bằng nữa.
“Nhưng cái chính các chị biết gì không, em bán hàng online, kiếm ra tiền nhưng vì không đi làm công sở nên lúc nào mẹ chồng cũng cho là em ăn bám chồng. Vả lại, mẹ chồng em cũng tự hào về chồng lắm, đi đâu cũng khoe anh làm cái nọ cái kia, kiếm tiền được, vợ con sướng lắm.
Em phần vì vô tư, phần cũng thương chồng vất vả. Anh liên tục thất bại trong công việc nữa. Nếu chồng em chơi bời nợ nần thì em ly hôn lâu rồi. Đây anh thất bại trong làm ăn thì sao mà em nỡ nặng lời được.
Sáng mùng 1 em về nhà chồng để làm cỗ cúng cùng mẹ chồng. Hai mẹ con lúi húi dưới bếp. Bình thường tính em và tính mẹ đã không hợp nhau rồi nên chẳng nói bao nhiêu. Tuy vậy nói đi nói lại vài câu thế nào mà lại nhảy sang chuyện thưởng Tết.
Mẹ chồng em vừa nhặt rau vừa chép miệng bảo: ‘Con dâu nhà bà Nhung hàng xóm thưởng Tết 50 triệu, biếu bố mẹ chồng 20 triệu. Cũng có con dâu làm thì không ra tiền mà tiêu thì giỏi, đến nấu bữa cỗ cũng mãi không xong’.
Lúc đó em không muốn nói lại phần vì đầu năm đầu tháng, phần vì mấy câu kiểu đó bà nói nhiều rồi, em không chấp. Tuy nhiên, mẹ chồng em không dừng lại mà còn nói thêm:
‘Không kiếm ra tiền thì có lẽ nên biết ý biết tứ. Đây quà cáp bên ngoại cũng ngang bên nội. Đúng là lấy được dâu khôn thì biết lo biết nghĩ, dâu dại chỉ có mua bực vào người’.
Đến lúc này em mới bực mình. Bình thường em chưa bao giờ sơ sẩy trong chuyện lo bên nội bên ngoại. Quan điểm của em là hai nhà bình đẳng, mẹ chồng lại nói như kiểu em vơ vét về bên kia. Em rửa vội tay, bấm điện thoại rồi đưa cho mẹ xem tin nhắn của chồng từ hôm 28-29 Tết.
Chồng em vay nợ làm ăn, cuối năm người ta ‘siết’ chặt. Anh ấy giấu giếm em vay nghĩ vụ này sẽ lãi, ai ngờ lại gặp phải dịch bệnh nên thua lỗ. Bây giờ không có tiền, phải hỏi đến vợ. Trong tin nhắn anh gửi toàn là nói đến nợ nần, bảo em trích tiền tiết kiệm để trả giúp anh.
‘Anh xin lỗi làm hai mẹ con phải khổ vì anh nhưng bây giờ anh nợ nần nhiều quá. Em xem như thế nào lo liệu cho anh 300 triệu được không? Anh buồn quá, tuyệt vọng, làm khổ hai mẹ con nhiều như thế này’.
Đây chỉ là một trong số khá nhiều tin nhắn chồng gửi. Lúc đó em chưa đọc được tin nhắn, anh ấy hoảng hốt rồi gửi rất nhiều tin qua. Mẹ chồng đọc xong, lúc ấy em mới nói luôn:
‘Hai năm nay anh L. không làm ra tiền mẹ ạ, anh ấy dựng cái gì lên, làm cái gì cũng đổ bể hết cả. Kinh tế gia đình do con cáng đáng. Từ que tăm xỉa răng cho đến chuyện lớn trong nhà đều là tiền bán hàng của con.
Ảnh minh họa
Anh L. không muốn bố mẹ buồn nên hai vợ chồng con giấu chuyện anh làm ăn đổ bể. Thế nhưng mẹ nói đến vậy thì con cũng phải cho mẹ biết sự thật này. Mẹ đừng có nghĩ con vơ vét cái gì về bên ngoại. Con có biếu bố mẹ con cái gì thì cũng là công sức con làm ra, con không hề ăn bám’.
Mẹ chồng em thì từ lúc cầm điện thoại đọc tin nhắn của chồng đã hơi run rẩy, sau khi nghe em nói xong, bà thở dài. Sau đó bà mới xin lỗi em và nói rằng mình cũng hơi nhiều chuyện, sau này sẽ không ăn nói như thế nữa. Đầu năm làm nặng nề trong nhà em cũng không muốn nhưng có những chuyện cần một lần giải quyết cho xong như vậy đó các chị”.
Đúng là mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu rất khó để hòa hợp với nhau. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, một lần nói hết sẽ giải quyết được rất nhiều thứ. Cũng may trong câu chuyện này, người mẹ chồng có phần hiểu chuyện và dễ dàng chấp nhận. Hi vọng rằng trong năm mới này, gia đình cô sẽ hòa hợp với nhau hơn, tránh gây ra những câu chuyện xích mích khó xử lý như trên nữa.