5 bài tập đốt cháy mỡ cứng đầu cho chị em, bụng lèo phèo cũng về dáng cực nhanh

Những lợi ích từ các bài tập hẳn mọi người cũng biết rồi. Kiên trì tập đều đặn và áp dụng đúng các bài tập cho mình, không cần phải đến phòng tập, chị em cũng giảm eo, giảm mỡ ngay tại nhà.

Nhắc đến các bài tập tại nhà, nhiều người ngạc nhiên vì những thành quả của nó, nửa tháng cho đến 1 tháng đã thấy rõ hiệu quả, lại không quá cầu kì. Những nghiên cứu từ Brightside chỉ rõ các bài tập này giúp đốt cháy mỡ thừa quanh bụng, giúp chị em có được vòng eo săn chắc, 3 vòng thon gọn chỉ sau 1 tháng. Nếu số đo vòng eo từ 88cm, chị em hãy áp dụng ngay và liền, bởi theo bác sĩ, đây là lúc tình trạng béo phì bụng đã xảy ra rồi.

1/ Động tác xoắn bụng

Xoắn bụng là một động tác đơn giản tại nhà, nhưng nó tác động tới vòng eo hiệu quả. Chị em có thể tập trên giường nhưng tốt hơn hết là một mặt phẳng, làm theo các chi tiết sau:

Người nằm thẳng, duỗi 2 tay thoải mái bên hai hông. Chân trái đặt thẳng, nằm yên. Bắt đầu đưa đầu gối phải cong về phía ngực theo hướng xéo qua bên trái. Dùng tay nhấn nhẹ nhàng chân đang co, kéo căng cơ chân và hông. Giữ vị trí này trong 5 – 10 giây thì quay về tư thế ban đầu. Sau đó lặp lại bài tập với chân còn lại. Bài tập thực hiện liên tục trong 5p mỗi ngày.

2/ Nâng hông

Nâng hông giúp người tập nó có được cơ ngực săn chắc, đồng thời cả eo đùi lẫn hông đều được tác động. Dĩ nhiên, chị em có thể tận dụng tại nhà ngay lập tức, hiệu quả lắm nhé.

Vị trí ban đầu là nằm ngửa trên thảm tập sau đó từ từ nâng thân trên và hai chân lên khỏi mặt đất. Giữ tư thế này, tiếp tục nâng đầu gối phải và khuỷu tay trái hướng bụng đến khi chúng chạm nhau. Quay trở lại vị trí ban đầu, lặp lại với chân và tay còn lại. Thực hiện luân phiên khoảng 15 – 20 lần động tác.

3/ Co duỗi chân

Sau khi đã tập động tác nâng hông và nhấc chân lên cao tác động tới bụng, chị em tiếp tục thả mình xuống phía dưới. Tập tiếp động tác này để tăng độ triệt giảm mỡ thừa.

Cách áp dụng như sau: Nâng thân trên và hai chân lên khỏi mặt đất. Tay giữ lấy đầu. Tiếp tục nâng đầu nhẹ nhàng và đưa đầu gối phải về phía cánh tay trái, chân trái duỗi thẳng. Đổi ngược bên và thực hiện liên tục, nhịp nhàng. Khi cảm thấy cơ gối và cơ bụng đều mỏi, chính là lúc thấy được những phát huy của động tác.

4/ Nâng hạ chân

Động tác này không cần phải tập chung hay liên kết với các động tác nào nhưng vẫn mang lại hiệu quả. Một lần nữa, chị em có thể tập ngay trên giường và chịu khó vận động sáng hoặc tối đều được, mỡ thừa sẽ dần giảm ngay. Cách áp dụng như sau:

Nâng phần trên cơ thể lên bằng khuỷu tay đặt song song với sàn sao cho vai vuông góc với tay. Nâng hai chân lên cao khỏi mặt đất khoảng 25cm, cơ bụng siết chặt. Bắt đầu đếm từ 1 đến 10 rồi hạ xuống sàn. Lặp lại khoảng 15 lần, cơ bụng sẽ thon gọn trông thấy nhờ kiên trì.

5/ Chống đẩy nâng cao đùi

Và động tác cuối cùng mọi người có thể áp dụng để săn chắc toàn bộ cơ hông, đùi và eo như sau:

Đặt hai tay xuống sàn như tư thế hít đất, từ từ kéo đầu gối trái về trước, đếm trong vài giây thì trở về như ban đầu. Tiếp tục đổi bên và làm động tác thêm 20 nhịp, sau 1 tháng sẽ có thay đổi rõ rệt.

Ăn bao nhiêu, giảm bấy nhiêu biết đâu chừng sẽ thành hiện thực nhờ các cách giảm của chị em mình. Bỏ túi ngay những động tác này cho mình mỗi ngày nhé.

xem thêm :

Cổ nhân dạy: Vợ kính chồng như núi, chồng quý vợ như ngọc

Mọi người thường hay nghĩ rằng: Các cặp vợ chồng thời xưa luôn là mối quan hệ giữa người bề trên và người bề dưới, người chồng “cao cao tại thượng”, vợ thì “nâng khăn sửa túi”, thật ra cách nói này không đúng chút nào, đạo vợ chồng mà người xưa chú trọng không phải là như vậy…

Kính trọng nhau như khách

Tấn Văn Công là một trong số những nhân vật thuộc “Xuân Thu Ngũ bá” nổi tiếng vào thời kỳ Xuân Thu. Em trai của Tấn Văn Công là Tấn Huệ Công có một người thầy tên Khước Nhuế. Sau khi Tấn Huệ Công qua đời, Tấn Văn Công quay về nước nắm giữ triều chính, không cho con trai của Tấn Huệ Công ngồi vào ngôi vua, Khước Nhuế từng phụng sự Tấn Huệ Công lo sợ sẽ bị Tấn Văn Công bức hại, nên đã cùng với một lão thần khác bí mật bày mưu giết Tấn Văn Công, nhưng không thành công. Khước Nhuế và lão thần đó đều bị xử tử, gia tộc của họ cũng vì vậy mà bị giáng làm dân thường.


Một hôm, đại thần của Tấn Văn Công là Cữu Quý phụng lệnh ra ngoài làm việc, khi đi ngang qua một địa phương tên là Ký, nhìn thấy một thanh niên trẻ tuổi đang cắt cỏ ở trong ruộng, Cữu Quý quen biết người thanh niên này, đó chính là Khước Khuyết, con trai của Khước Nhuế.

Lúc này vợ của Khước Khuyết mang cơm ra ngoài ruộng cho chồng, Cửu Quý nhìn thấy người vợ hai tay bưng cơm đưa cho chồng mình theo cách rất cung kính. Người chồng thì nhận lấy cơm một cách trịnh trọng, rồi quỳ xuống cầu nguyện hết sức thành kính, cảm ơn sự ban ơn của ông trời, sau đó mới bắt đầu ăn cơm.

Khi Khước Khuyết ăn cơm, người vợ ngồi ở một bên, vô cùng lễ phép đợi chờ chồng mình ăn xong, sau đó thu dọn chén đũa. Trong toàn bộ quá trình đó, hai vợ chồng luôn giữ thái độ đoan trang khách sáo với nhau như đối với khách quý.

Cữu Quý quay về trong cung bẩm báo tình hình, sau đó tiến cử Khước Khuyết với Tấn Văn Công, nói rằng: “Tôn trọng người khác là biểu hiện điển hình của đức hạnh. Người có thể tôn trọng người khác, thì chắc chắn là người có đức hạnh. Xin quân vương hãy trọng dụng hắn”.

Tấn Văn Công thấy không yên tâm cho lắm, vì dù sao cha của Khước Khuyết chính là Khước Nhuế, nhưng cuối cùng ông vẫn trọng dụng Khước Khuyết, phong cho Khước Khuyết làm Hạ tướng Đại phu.

Đến thời của Tấn Tương Công, Khước Khuyết lập được chiến công to lớn trong trận chiến tại đất Cơ, khải hoàn trở về, Tấn Tương Công đem vùng đất Cơ tặng cho Khước Khuyết. Cữu Quý cũng nhờ có công tiến cử Khước Khuyết mà được ban thưởng hai bậc.

Về sau Khước Khuyết trở thành trọng thần của nước Tần, thay thế Triệu Thuẫn cai quản triều chính, khi chết được ban thụy hiệu là Thành Tử. Khước Khuyết cũng là tổ tiên của họ Ký trong thiên hạ.

Thành ngữ dân gian có câu: “Vợ chồng kính nhau như khách”; hay: “Phu phụ cung kính như tân”, chính là nói về câu chuyện kính trọng lẫn nhau của Khước Khuyết và vợ.

Nhiều lúc chúng ta sẽ lầm tưởng rằng hai người có mối quan hệ tốt chính là kính trọng nhau như khách, có thể là vì không biết câu chuyện trong đó, mấy ngàn năm nay, “kính nhau như khách” chính là đại từ của cảnh giới cao nhất giữa vợ chồng với nhau.

Kính nhau như khách có phải là đôi bên kính trọng lẫn nhau giống như đối với khách quý, phải giữ khoảng cách, phân chia rõ ràng không? Đương nhiên không phải vậy, kính nhau như khách nghĩa là vợ kính trọng và ngưỡng mộ chồng, chồng yêu thương và trân trọng vợ. Đạo lý là như vậy.

Trương Xưởng vẽ chân mày

Vào thời nhà Hán xảy ra một vụ luận tội, sự tích này có ảnh hưởng sâu sắc đến người đời sau. Truyện kể rằng:

Kinh Triệu Doãn – Trương Xưởng, tài cán xuất chúng, lập được nhiều thành tích trong chính trị. Vì Trương Xưởng vẽ chân mày cho vợ mình mỗi ngày, nên bị mọi người hiểu lầm cho rằng ông chìm đắm trong niềm vui khuê phòng, bị các đồng liêu khinh thường, có người vì chuyện này mà kể xấu Trương Xưởng trước mặt hoàng đế.

Thật ra, Trương Xưởng và vợ mình vốn dĩ là hàng xóm của nhau, thuở nhỏ Trương Xưởng vô cùng tinh nghịch, có một lần vì vô ý đã lấy đá ném vào chỗ chân mày của cô bé hàng xóm, để lại sẹo trên khuôn mặt của cô bé. Sau khi Trương Xưởng lớn lên, trong lòng luôn cảm thấy rất áy náy, nghe nói cô gái hàng xóm vì khuôn mặt bị phá tướng nên khó tìm được mối nhân duyên tốt, Trương Xưởng liền đến nhà hỏi cưới, Vậy là hai người họ trở thành phu thê.

Cũng kể từ đó, mỗi khi vợ trang điểm, Trương Xưởng đều đích thân vẽ chân mày để che vết sẹo cho vợ. Có câu: “Trăm hay không bằng tay quen”, trải qua một thời gian sau, Trương Xưởng luyện được kỹ năng rất khéo léo, nghe nói ông vẽ chân mày giả tuyệt đẹp, giống như chân mày thật vậy!

Sau khi câu chuyện gièm pha Trương Xưởng được bẩm tấu lên triều, Hán Tuyên Đế đích thân tra hỏi sự tình, nhưng khi hoàng đế biết được nội tình trên thì lập tức không truy cứu nữa. Câu chuyện Trương Xưởng vẽ chân mày cho vợ cũng được lan truyền rộng rãi, lưu truyền đến ngày nay.

Thay cho lời kết…

Chuyện kể rằng: Có một hôm, vua Lỗ Ai Công của nước Lỗ trò chuyện với Khổng Tử, khi nói đến chủ đề này, Khổng Tử nói: “Xưa ba vị minh vương chấp chính, tất kính thê tử và hữu đạo. Người thê tử là chủ của tình thân, dám không tôn kính sao?”. Đoạn này nghĩa là: Ba đời minh quân Nghiêu Đế Thuấn trong quá khứ, khi nắm giữ chính quyền trong tay, chắc chắn họ đều tôn trọng vợ mình và tuân thủ đạo nghĩa vợ chồng. Bởi vì người vợ là quan trọng nhất trong các mối quan hệ tình thân, sao có thể không tôn trọng được chứ? (Trích “Ai Công vấn” của Lễ Ký).

Theo Châu Yến – đkn