Muốn nhìn thấy tương lai con xán lạn, cha mẹ cần phải can đảm nhìn con vượt qua 4 cái khổ của cuộc sống
Đối với mỗi bậc cha mẹ thì con cái được ví như báu vật của gia đình, họ luôn muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất để con không bị tổn thương và vất vả. Tuy nhiên quá nhiều sự can thiệp và bảo bọc, trẻ sẽ giống như những bông hoa trong phòng kính không dám đối mặt với thử thách của cuộc đời. Vì vậy để con có tương lai sáng lạn, ba mẹ phải cố gắng can đảm nhìn con vượt qua 4 cái khổ dưới đây:
1. Khổ cực khi tự lập
Các nhà tâm lý học từng nói: “Tình yêu thành công thực sự của cha mẹ là để đứa trẻ tách khỏi cuộc sống của bạn như một cá thể độc lập càng sớm càng tốt, và sự tách biệt này càng sớm, bạn càng thành công”.
Điều này khiến tôi liên tưởng đến đoạn video về một chú gấu đen con leo núi tuyết được vô số cư dân mạng điên cuồng truyền tay nhau gần đây: Trong một ngọn núi phủ đầy tuyết ở Nga, một con gấu mẹ và một con gấu con đang leo núi. Gấu mẹ có kinh nghiệm dày dặn và đã leo lên đỉnh núi thành công, trong khi gấu con không đủ vững vàng nên đã đứng yên trên một vách đá. Gấu mẹ sau khi leo lên đến đỉnh núi cũng không bỏ đi, không xuống giúp đàn con mà cứ đi đi lại lại ở trên cao theo dõi mọi chuyện xảy ra với gấu con… Cuối cùng, sau muôn vàn gian khó, gấu con đã dần tìm ra cách để chinh phục núi tuyết và leo đến đỉnh núi thành công cùng mẹ.
Thật vậy, trong cuộc sống, hãy cho trẻ cơ hội đối mặt với khó khăn một cách độc lập, để trẻ nhận ra khả năng ứng phó với những tình huống mình gặp phải, để vượt qua tâm lý ỷ lại vào cha mẹ, rèn luyện tính cách độc lập và dũng cảm, tương lai của trẻ có thành công hay không phụ thuộc vào tư duy này rất lớn.
2. Khổ cực khi đương đầu với chỉ trích
Con cái cần được tôn trọng, nhưng không có nghĩa là vì thể diện của con, cha mẹ sẵn sàng đứng ra bao bọc cho trẻ ngay cả khi chúng làm sai. Việc xây dựng tính kỷ luật cho trẻ và giúp con sẵn sàng đương đầu với những lời chỉ trích là nhân tố không thể thiếu để trẻ được uốn nắn nên người. Khi lớn lên, trẻ mới như cây đại thụ cao lớn, xum xuê, đủ bản lĩnh đối mặt mưa gió.
Ngược lại, nếu để mặc con trẻ gây rối mà không giải quyết vấn đề, thậm chí “mắt điếc tai ngơ”, dung túng cho hành vi đó thì sẽ có thể dẫn đến những hậu quả cay đắng trong tương lai.
3. Khổ cực trong môi trường giáo dục gia đình
Khi giáo dục con cái, cha mẹ không nên chiều chuộng chúng thái quá. Nếu cha mẹ quan tâm quá mức và không để con cái phải chịu thiệt thòi gì thì trẻ sẽ rất tế nhị và đa cảm, sau này khó vượt qua được thất bại trong cuộc sống. Ở cái tuổi mà con cái cần phải chịu đựng gian khổ thì cha mẹ hãy để chúng vượt qua thêm nhiều gian khổ, tự mình vượt qua những khó khăn trở ngại bằng chính khả năng của mình, chỉ sau những khó khăn gian khổ ấy, trẻ mới có thể trưởng thành được những cá thể mạnh mẽ.Cha mẹ không nên vội vã ôm trẻ vào lòng ngay sau khi thấy con rơi nước mắt, hậu quả của việc làm như vậy chỉ có thể khiến trẻ khóc to hơn để đạt được điều mình muốn.
Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ nên từ chối những đòi hỏi vô lý của con cái để tránh hình thành thói quen xấu thích kiểm soát người khác. Đừng quên rằng để trẻ chịu thiệt thòi một chút trong cuộc sống không chỉ là thuận theo quy luật tự nhiên mà còn phải thuận theo bản chất của trẻ, có lợi hơn cho sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần của con cái.
4. Khổ cực vì lao động
Nhiều cha mẹ hiện đại luôn có tư tưởng làm thay con mọi việc để con có thể tập trung vào việc học. Tuy nhiên chính hành động này là “liều thu.ốc độ.c thay đổi tương lai của một đứa trẻ. Đừng quên rằng bất kể ai trưởng thành cũng đều phải vượt qua giai đoạn rèn luyện khổ cực, chịu đựng và học cách chiến thắng nó.