Bạn trai cầu hôn nhưng điều kiện kèm theo rất oái oăm

Nghe câu tuyên bố của bạn trai, tôi bần thần, đắn đo suy nghĩ suốt mấy ngày.

Năm nay tôi 40 tuổi, cái tuổi đã quá lứa lỡ thì. Vì không muốn làm khổ bố mẹ, vả lại em trai cũng đã lấy vợ nên tôi tự mình xây căn nhà ra ở riêng. Căn nhà không quá lớn nhưng cũng ấm cúng, đầy đủ tiện nghi.

Tôi cứ nghĩ mình sẽ sống đơn độc cả đời. Nào ngờ tháng 5 vừa rồi, tôi lại gặp được người đàn ông của đời mình trong một lần đi dự tiệc với bạn bè. Anh tên là Phương, lớn hơn tôi 5 tuổi, hiền, trầm tính, cũng có nhà cửa ổn định nhưng lại từng ly hôn. Chúng tôi tìm hiểu nhau mấy tháng nay và cảm thấy rất hợp ý nhau.

Mấy hôm trước, tôi hỏi bạn trai về chuyện tổ chức đám cưới. Tôi đã lớn tuổi nên cũng muốn nhanh chóng cưới hỏi, sinh con cho ổn định. Bất ngờ, bạn trai đưa cho tôi một chiếc nhẫn kim cương và cầu hôn tôi. Anh nói đã mua nhẫn lâu rồi mà ngại ngùng chưa dám cầu hôn.

Tôi hạnh phúc đồng ý. Nhưng câu tuyên bố tiếp theo của anh làm tôi tái mặt: “Em nhận nhẫn rồi thì xem ngày đẹp chuyển về ở cùng anh và con gái. Anh từng ly hôn rồi nên không muốn tổ chức đám cưới nữa”.

Tôi lắp bắp hỏi lại, anh vẫn khẳng định sẽ không làm đám cưới mà chỉ tổ chức một bữa tiệc nhỏ để thông báo với hai bên gia đình. Tôi không đồng ý vì dù có lớn tuổi thì tôi vẫn chưa từng mặc váy cưới. Gia đình tôi cũng sẽ không chấp nhận vì bố mẹ luôn muốn tôi được cưới hỏi đàng hoàng.

Cả hai chúng tôi không tìm được tiếng nói chung nên mâu thuẫn với nhau. Giờ bạn trai lại bảo nếu tôi không đồng ý theo phương án của anh thì chia tay, tôi trả lại nhẫn cho anh. Tôi thất vọng về cách ứng xử của anh ấy nhưng cũng cảm thấy tiếc nếu chia tay. Bởi tôi lớn tuổi rồi, giờ muốn tìm được một người đàn ông phù hợp cũng khó khăn. Tôi phải làm sao đây? Có nên nhượng bộ theo ý anh?

XEM THÊM :

6 hành vi có thể biến hôn nhân trở thành bi kịch

Đối với nhiều người, phát hiện đối tác ngoại tình là điều không thể tha thứ. Nhưng thực tế còn nhiều lý do khác có sức mạnh phá vỡ mối quan hệ hôn nhân hơn cả việc ngoại tình.

1. Quyết định kết hôn vội vàng

Các nhà khoa học tại Đại học Utah (Mỹ) cho rằng phụ nữ có ít hơn 3 người yêu trước khi kết hôn thì sẽ ly hôn nhiều hơn so với phụ nữ có nhiều trải nghiệm tình cảm hơn cùng độ tuổi. Điều này có thể vì các cô gái vừa mới bắt đầu mối quan hệ đã cảm thấy tình yêu quá mãnh liệt và cam kết hôn nhân luôn. Nhưng thực tế như một quy luật, các cảm giác mãnh liệt thì sẽ kết thúc nhanh chóng.

Hôn nhân là một quá trình khó khăn, lâu dài, trải qua nhiều để hiểu nhau nhiều. Nếu bạn kết hôn, bạn chắc chắn phải nhận thức được: “Tôi chịu trách nhiệm về mối quan hệ của chúng tôi và tôi chắc chắn sẽ có trách nhiệm với nó”.

2. Liên tục xem điện thoại

Khi chồng hay vợ lúc nào cũng chăm chú trước màn hình máy tính, điện thoại, TV thì nó cho thấy họ không muốn gắn kết với bạn đời hoặc đang lẩn trốn nhau hay muốn giấu giếm điều gì đó. Cũng có một số người không có các ý trên nhưng lại có thói quen xấu này để giải trí sau ngày dài làm việc.

Ảnh minh họa

3. Vô tâm

Vợ chồng vô tâm với nhau sẽ cũng có thể trở thành một lý do phá vỡ mối quan hệ của bạn. Đặc biệt đối với phụ nữ nhạy cảm, họ luôn cần được người chồng quan tâm, đôi khi chỉ là một lời hỏi han “Nay em có mệt không?”, “Em có cần anh giúp gì không?”, chứ không phải là những thứ hào nhoáng như quà cáp, ăn uống ở nơi sang trọng. Nếu bạn nhận ra điều này, bạn cần phải thay đổi trước khi mối quan hệ của bạn sụp đổ.

4. Xúc phạm bạn đời

Vợ chồng mà xỉa xói, xúc phạm nhau thì không thể tồn tại lâu dài. Điều này còn tồi tệ hơn cả ngoại tình, vì không chỉ làm hỏng mối quan hệ, còn hủy hoại lòng tự trọng của đối phương. Một khi đã đối xử với nhau đến mức này thì tình yêu với nhau cũng không còn nữa.

5. Chỉ tập trung vào sự thân mật thể xác

Sự gần gũi về thể xác rất quan trọng đối với một mối quan hệ, nhưng sự thân mật về cảm xúc, trí tuệ và tinh thần cũng quan trọng không kém. Bạn có thể là đối tác trung thành nhất, nhưng nếu không kết nối với nhau và chia sẻ những suy nghĩ trong lòng thì cũng làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn dẫn đến không thể hạnh phúc.

Ảnh minh họa

6. Từ chối thỏa hiệp

Thỏa hiệp không có nghĩa là từ bỏ lập trường của bạn, mà là sẵn sàng thay đổi một số điều trong cuộc sống của cá nhân, để cùng sánh bước bên người kia. Khi bạn yêu một ai đó, sự sẵn sàng thỏa hiệp sẽ tự nhiên đến với bạn.

Còn nếu bạn không thể bỏ đi những tật xấu, tính cách ảnh hưởng lên mối quan hệ thì trước sau hôn nhân của bạn cũng có vấn đề.