Vì sao nhà ở của người Nhật phần tường rất thấp hoặc không có cổng nhưng ở Việt Nam thì cứ phải “kín cổng cao tường“ ?

 

Nhiều nơi trên đất nước Nhật vẫn còn tồn tại những ngôi nhà kiểu Nhật, tường thấp, cổng nhỏ đẹp mắt.

Hầu hết những ai đã từng đi du lịch Nhật Bản đều có ấn tượng với những ngôi nhà Nhật Bản, bởi ở đây hiếm khi thấy “kín cổng cao tường” như Việt Nam. Đặc biệt là trong hầu hết các ngôi nhà Nhật Bản ở vùng ngoại ô hoặc nông thôn, họ thậm chí không cần tường hoặc thậm chí là cổng.

Đối với một ngôi nhà không có tường, không có cửa, chỉ có một cửa nhỏ. Người Nhật không sợ kẻ trộm sao? Tất nhiên, điều này không phải vì ở Nhật không có trộm, mà vì toàn bộ môi trường xã hội đã khiến người Nhật cân nhắc việc xây nhà, không tính đến chuyện xây tường cao.

Những ngôi nhà của nhiều gia đình Nhật Bản thực sự giống như trong phim. Cổng nhà kiểu Nhật rất dễ mở, có nhiều cổng kiểu hàng rào, không khóa và có thể mở dễ dàng. Bức tường rào ở các ngôi nhà Nhật Bản cũng rất thấp, có thể trèo qua một cách đơn giản. Lý do vì:

1. Tránh tác động của môi trường, nhất là động đất

Chúng ta đều biết Nhật Bản thuộc vùng động đất, hầu như ngày nào cũng xảy ra động đất với mọi kích cỡ, nếu tường quá cao sẽ rất dễ bị sập. Trên thực tế, những trường hợp tương tự đã xảy ra ở Nhật Bản vì bức tường cao khi bị sụp đổ, sẽ dễ gây thương tích… Vì vậy, từ môi trường chung, Nhật Bản không thích hợp với việc tường rào cao.

Trong các quy định xây dựng của Nhật Bản, có một yêu cầu rằng chiều cao sự kết hợp của gạch đá,… phải nhỏ hơn 1,2m. Nếu là hàng rào có kết cấu gia cố phụ như xi măng thì phải nhỏ hơn 2,2m. Tuy nhiên, bạn phải biết rằng giá xây một bức tường có gia cố phụ trợ và khả năng chống động đất ở Nhật Bản rất đắt, người bình thường khó có thể làm được

Và từ góc độ an toàn, nếu có thảm họa xảy ra, lực lượng cứu hộ có thể nhìn thấy tình hình trong sân qua hàng rào chiều cao thấp, điều này cũng có lợi cho người bên trong để nhờ người ngoài giúp đỡ. Vì vậy, khi người Nhật xây tường, họ cân nhắc đến sự an toàn của người khác và bản thân, chọn tường thấp hơn hoặc không xây tường.

2. Bị bắt vì xâm hại nơi ở sẽ phạt rất nặng

Người Nhật rất coi trọng sự riêng tư. Ở Nhật Bản có một loại tội phạm được gọi là “Tội phạm xâm phạm”. Ví dụ, vào nhà của chủ sở hữu, công trình công cộng, trường học,… mà không được phép.

Nhà ở Nhật Bản mọi thứ đều thuộc về “khu vực riêng”, và những người ngoài sẽ không dám bước vào nếu không được phép của chủ sở hữu ngay cả khi cửa mở. Đối với những người vào khu vực riêng mà không có lý do, các hình phạt theo luật pháp Nhật Bản cũng rất nghiêm khắc, tùy trường hợp có thể bị phạt tù có thời hạn đến 3 năm hoặc phạt 100.000 yên. Tất nhiên, nếu là trộm cắp thì còn nghiêm trọng hơn.

3. Rất nhiều cảnh sát tuần tra

Cuối cùng phải nói đến trật tự ở Nhật, tương đối ổn. Ở Nhật Bản có rất nhiều cơ quan cảnh sát, tuy không có nhiều người trong mỗi cơ quan nhưng được thiết lập dày đặc, và việc ra ngoài để tuần tra là việc cần làm mỗi ngày.

Ngoài ra, một số công ty an ninh ở Nhật Bản cũng sẽ cung cấp một số dịch vụ cho các khu dân cư cá nhân. Mỗi tháng chỉ tốn vài nghìn yên, mấy công ty bảo vệ này sẽ bố trí người đi tuần quanh nhà, sắp xếp những vật dụng không cần thiết,…

Có rất nhiều công ty như vậy ở Nhật Bản, và nội dung dịch vụ được cung cấp cũng khác nhau. Do đó, nguy cơ xâm nhập nhà và trộm cắp ở Nhật Bản là rất thấp.

 

 

Vì sao CĐM kêu gọi “đừng uống trà chanh giã tay Trung Quốc, hãy uống nước cam cứu nông dân”?

Kể từ khi trà chanh giã tay du nhập vào Việt Nam đã tạo nên “hot trend” trong giới trẻ. Đối lập điều đó, nhiều nông dân trồng cam khóc ròng vì thất thu.

Hậu “cơn sốt” bánh đồng xu phô mai, gỏi gà măng cụt, trà mãng cầu… thì mới đây, giới trẻ Việt tiếp tục đón nhận “hot trend” mới nhất là món trà chanh giã tay. Được biết, món thức uống đặc biệt này đã “làm mưa làm gió” khắp các trang mạng xã hội của Trung Quốc bởi cách chế biến lạ mắt cùng hương vị được review thơm ngon, mát lạnh.

Vì sao CĐM kêu gọi đừng uống trà chanh giã tay Trung Quốc, hãy uống nước cam cứu nông dân? - Hình 1
Món trà chanh giã tay được mọi người hưởng ứng khắp nơi

Theo thông tin tìm hiểu, trà chanh giã tay xuất xứ từ món ăn đường phố ở Quảng Đông. Nguyên liệu chế biến không phải những quả chanh thông thường mà được làm từ một giống chanh đặc biệt ở Quảng Đông. Đặc điểm của những quả chanh này chính là ít nước, vỏ dày nhưng hương vị rất thơm.

Sau khi mua về, người bán phải dùng dụng cụ giã thật mạnh những lát chanh hòa tan trong đá lạnh, sau đó rót trà vào để tạo nên món trà chanh thơm lừng. Những ngày này, món trà chanh giã tay được bày bán khắp các khu phố ẩm thực ở Tây Hồ (Hà Nội), xung quanh đường Xã Đàn, Kim Mã hay trên những con đường Lê Văn Sỹ, Nguyễn Văn Cừ tại TP.HCM.

Vì sao CĐM kêu gọi đừng uống trà chanh giã tay Trung Quốc, hãy uống nước cam cứu nông dân? - Hình 2
Cách chế biến của món này cũng vô cùng đặc biệt, phải dùng một cái chày giã mạnh

Không khó nhận ra trước những xe trà chanh giã tay tập trung rất đông khách hàng chờ mua, tương tự như tình trạng đắt hàng của món bánh đồng xu phô mai hay trà mãng cầu cách đây vài tháng trước. Mỗi ly trà chanh giã tay được bán với giá dao động từ 25.000-40.000 đồng tùy theo địa điểm. Trong những quán nước cao cấp hơn thì giá thành có thể được “độn” lên cao hơn.

Vì sao CĐM kêu gọi đừng uống trà chanh giã tay Trung Quốc, hãy uống nước cam cứu nông dân? - Hình 3

Vì sao CĐM kêu gọi đừng uống trà chanh giã tay Trung Quốc, hãy uống nước cam cứu nông dân? - Hình 4
Món trà chanh giã tay bắt nguồn từ Trung Quốc. Nguyên liệu cũng là một giống chanh đặc biệt của Quảng Đông

Kể từ khi món trà chanh giã tay tại thành “hot trend” tại Việt Nam đã kéo theo sản lượng chanh Quảng Đông được nhập vào trong nước hàng loạt. Trên mạng xã hội, các thương lái rao giá chanh Quảng Đông từ 75.000 đồng/kg đến 99.000 đồng/kg tùy theo số lượng đặt mua.

Trong khi đó, mới đây, tình trạng giá cam sành ở miền Tây rớt thảm khiến các hộ nông dân trồng cam lo lắng vì thất thu khi đã cận kề cái Tết. Ông Lê Phú Cường – đại diện Hợp tác xã Khánh Nhân (huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) chia sẻ trên PLO, từ qua tết đến tháng 4, giá cam sành ở các vườn chỉ giảm còn 6.000-7.000 đồng/kg. Trong vòng 1 tháng nay – tức tháng 11/2023, giá tiếp tục rớt mạnh chỉ còn khoảng 3.000 đồng/kg.

Vì sao CĐM kêu gọi đừng uống trà chanh giã tay Trung Quốc, hãy uống nước cam cứu nông dân? - Hình 5
Trong khi đó, giá cam sành ở Việt Nam rớt thảm vì sức mua giảm mạnh

Theo ghi nhận tại các sạp bán hàng trong chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP.HCM), chợ Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình, TP.HCM), nhiều sạp trái cây treo bảng giá bán cam sành xổ với giá 7.000-9.000 đồng/kg hay 15.000 đồng/2kg và 20.000 đồng/3kg. Riêng những quả cam loại nhỏ hơn thì chỉ bán sổ 5.000 đồng/kg. Nguyên nhân khiến giá cam sành năm nay rớt nhiều hơn so với mọi năm là vì sức mua thấp.

Chính vì vậy trên mạng xã hội, nhiều người kêu gọi ưu tiên mua cam Việt Nam hoặc uống nước cam để ủng hộ cho các nhà vườn trồng cam hơn là “chạy” theo xu hướng của các loại thức uống đến từ nước ngoài.